Thủ tục thay đổi số chứng minh nhân dân trong sổ BHXH, thẻ BHYT?

Thưa luật sư. Quê tôi ở đồng tháp,nay tôi lấy chồng ở bình dương nên đã nhập khẩu và thay đổi chứng minh nhân dân về Bình Dương. Giờ để thay đổi số chứng minh nhân dân trong sổ bảo hiểm xã hội cho trùng khớp với nhau thì thủ tục và các bước tiến hành như thế nào ạ? Có phải thay lại sổ mới không ạ? Việc thay đổi chứng minh thư có làm ảnh hưởng đến trợ cấp BHXH của tôi không? Người hỏi : T.K.Tùng

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1. Cơ sở pháp lý thay đổi số chứng minh thư nhân dân 

Thông tư 07/2016/TT- BCA quy định một số Điều luật căn cước công dân nghị định 137/2015/NĐ-CP

Quyết định 595/QĐ- BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bào hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

 

2. Cách điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y tế 

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn đã làm lại giấy chứng minh nhân dân và số chứng minh nhân dân mới đó không trùng khớp với sổ bảo hiểm xã hội, bạn đang băn khoăn không biết giải quyết như thế nào, thủ tục ra làm sao và có phải làm lại sổ mới hay không. Với những câu hỏi đó, chúng tôi xin trả lời như sau:

Việc bạn thay đổi số chứng minh thư không ảnh hưởng đến việc nhận trợ cấp và các chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, để tránh các phiền phức không lường trước được khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn cần xin trước giấy xác nhận đổi số chứng minh nhân dân của cơ quan công an và sao y gửi cho công ty cũng như để sử dụng vào các việc khác khi cần.

Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

2.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT z(Mẫu TK1-TS)

– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

3.1. Thành phần hồ sơ

a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

b) Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).

3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng, thay đổi sổ, gộp sổ hoặc do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp số chứng minh nhân dân của bạn không khớp với số chứng minh nhân dân được ghi trên sổ bảo hiểm xã hội do bạn đi làm lại chứng minh nhân dân thì không ảnh hưởng đến việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu bạn muốn điều chỉnh lại số chứng minh nhân dân trong sổ bảo hiểm xã hội cho khớp đúng với giấy chứng minh nhân dân hiện tại thì bạn lập hồ sơ nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đang đóng bảo hiểm xã hội để được giải quyết.

Trong trường hợp cơ quan bảo hiểm không giải quyết vì lý do số chứng minh khác thì bạn có thể liên hệ với cơ quan công an (nơi thực hiện cấp chứng minh thư nhân dân) để xin giấy xác nhận hai số chứng minh thư nhân dân là của cùng một người được. Nếu cơ quan công an không xác định thì có quyền làm đơn yêu cầu họ trả lời bằng văn bản để có cơ sở khiếu nại giải quyết, vì theo quy định thì công dân vẫn có quyền được cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân. Cụ thể, Thông tư 07/2016/TT- BCA quy định một số Điều luật căn cước công dânnghị định 137/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 15. Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân

Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:

1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân.

 

3. Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh từ ngày 01/01/2021 ?

3.1 Trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến

Người tham gia BHYT khi đi KCB theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

– 100% chi phí KCB đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014).

Chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT của đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Luật BHYT 2008 được chi trả từ nguồn kinh phí BHYT dành cho KCB của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

– 100% chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn mức do Chính phủ quy định và KCB tại tuyến xã;

– 100% chi phí KCB khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến;

– 95% chi phí KCB đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm k Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 12 Luật BHYT 2008;

– 80% chi phí KCB đối với các đối tượng khác.

 

3.2 Trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến

Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng trên đây theo tỷ lệ như sau:

– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước hiện nay chỉ được hưởng 60% chi phí.

 

4. Hiện nay có mấy loại hình bảo hiểm y tế đang được thực hiện ?

Từ nay đến hết 31/12/2013 các đối tượng khi chưa có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT thì được tự nguyện BHYT. Như vậy, từ nay đến hết năm 2013 sẽ có 2 loại hình BHYT (Khoản 3 Điều 50 Luật BHYT):

1. BHYT đối với người có trách nhiệm tham gia BHYT. 2. BHYT đối với người tự nguyện tham gia BHYT.

Từ ngày 01/01/2014 toàn dân có trách nhiệm tham gia BHYT. Như vậy, chỉ còn BHYT đối với người có trách nhiệm tham gia BHYT.

 

5. Các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm những đối tượng nào ?

Các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm (Khoản 1 Điều 13 Luật BHYT; Điều 1, Thông tư số 09):

1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng hoặc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

2. Cựu chiến binh; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ; người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định.

3. Người có công với cách mạng; thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

4. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

5. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

6. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

7. Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

8. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Chính phủ.

9. Trẻ em dưới 6 tuổi.
10. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
11. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
12. Thân nhân của các đối tượng theo quy định của pháp luật về sĩ quan quân đội

nhân dân, nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân và cơ yếu.

 

6. Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế ?

Xin hỏi bảo hiểm y tế tự nguyện đã hết hạn được vài ngày, hạn là ngày 30/1/2021.? Lúc trước mua bảo hiểm tại bệnh viện, nay muốn gia hạn thì ra bệnh viện đó đóng tiền được không ạ?

Để gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình bạn chỉ cần tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH gần nhất, cung cấp mã thẻ BHYT cũ, nộp tiền đóng BHYT.

Trong trường hợp bạn không có điều kiện trực tiếp tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH, bạn có thể đóng tiền gia hạn thẻ BHYT trực tuyến.

Hiện tại, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai các dịch vụ nộp tiền trực tuyến. Phương thức nộp tiền BHYT được triển khai trên phần mềm thiết bị di động và trên website của Ngân hàng BIDV. Sau khi thanh toán xong, thẻ BHYT sẽ được tự động gia hạn. Sau đó, BHXH Việt Nam gửi tin nhắn thông báo kết quả đến số điện thoại của người tham gia.

Sau khi thực hiện các giao dịch nêu trên, để kiểm tra kết quả gia hạn thẻ BHYT người tham gia có thể tự tra cứu theo các phương thức sau:

Thứ nhất, truy cập vào cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx

Thứ hai, nhắn tin theo cú pháp: BH THE “Mã thẻ BHYT” gửi 8079.

Thứ ba, gọi điện đến tổng đài 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được hướng dẫn.

Theo điểm 2.2, khoản 2, Điều 47.98 Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam quy định: “Đối tượng quy định tại Điểm 4.3 Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều 17 Công văn số 2089/VBHN-BHXH nêu trên có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT.

Như vậy, để thẻ BHYT của bạn đảm bảo tính liên tục, đề nghị bạn làm thủ tục gia hạn thẻ theo hướng dẫn trên

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.