Thủ tục hành chính về đất đai cấp xã năm 2022
Đất đai là một trong những vấn đề được người dân và nhà nước quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến các thủ tục hành chính về đất đai cấp xã nơi mình sinh sống. Vậy theo quy định, Thủ tục hành chính về đất đai cấp xã được quy định như thế nào? Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền gì trong công tác quản lý đất đai cấp xã? Xử phạt sai phạm trong thủ tục hành chính về đất đai cấp xã theo quy định năm 2022? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Thủ tục hành chính về đất đai cấp xã năm 2022” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Mục Lục
Căn cứ pháp lý
Khái quát về ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong lĩnh vực đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn: quản lý quỹ đất công ích, quản lý đất chưa sử dụng, xác định nguồn gốc đất đai và tình trạng đất đai, xử lý vi phạm hành chính, tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện một số công đoạn trong thủ tục hành chính về đất đai.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có chức năng (chính) quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý đất đai xuất phát từ việc phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện nhằm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.
Thủ tục hành chính về đất đai cấp xã năm 2022
Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền gì trong công tác quản lý đất đai cấp xã?
Điều 59 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;
đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Theo đó Ủy ban nhân dân xã được giao quản lý đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã phương thị trấn.
Thủ tục hành chính về đất đai cấp xã
Thủ tục hành chính về đất đai cấp xã về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (lần đầu)
Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Bước 1)
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” của UBND xã, thị trấn (nơi có đất, tài sản gắn liền với đất): UBND xã, thị trấn thực hiện:
a) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ:
Quá trình tiếp nhận hồ sơ, người sử dụng đất nộp hồ sơ là bản photocopy đối với những tài liệu không thực hiện được việc sao chứng thực theo quy định thì cán bộ tiếp nhận phải kiểm tra xác nhận vào bản photocopy về việc đã đối chiếu bản chính.
Thời gian thực hiện kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi bàn giao cho cán bộ địa chính xã, thị trấn không quá một ngày (01 ngày) làm việc.
b) Cán bộ địa chính xã, thị trấn: thực hiện kiểm tra hồ sơ, thời gian thực hiện không quá bảy (07) ngày làm việc:
– Trường hợp không đủ điều kiện trình cấp Giấy chứng nhận:
Tham mưu cho UBND xã, thị trấn văn bản nêu rõ lý do để thông báo cho người sử dụng đất biết; đồng thời gửi hồ sơ (bản chính) cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục cấp Giấy xác nhận đăng ký đất đai cho người sử dụng đất theo quy định.
– Trường hợp đủ điều kiện trình cấp Giấy chứng nhận:
+ Lập trích đo bản đồ địa chính đối với thửa đất đề nghị công nhận quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận theo hiện trạng (kiểm tra hiện trạng sử dụng đất); sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (nếu có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và công trình xây dựng) theo hiện trạng.
Trường hợp thửa đất có biến động so với hồ sơ địa chính thì lấy ý kiến xác nhận của các hộ liền kề về việc không tranh chấp, khiếu kiện.
c) UBND xã, thị trấn:
Thời gian thực hiện không quá một ngày (01 ngày) làm việc .
– Trường hợp không đủ điều kiện trình cấp Giấy chứng nhận thì ký thông báo chuyển bộ phận “Một cửa” của UBND xã, thị trấn để thông báo cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận biết.
– Trường hợp đủ điều kiện trình cấp Giấy chứng nhận:
Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND xã, thị trấn và nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt tập trung của thôn, tổ dân phố (nơi có đất), thời gian công khai là mười lăm (15 ngày) (thời gian công khai kết quả kiểm tra không tính vào thời gian giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
d) Cán bộ địa chính xã, thị trấn:
Trong thời hạn không quá một ngày (01 ngày) làm việc kể từ ngày kết thúc công khai hoặc giải quyết xong các ý kiến phản ánh về nội dung công khai, cán bộ địa chính xã, thị trấn có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thiện hồ sơ và Tờ trình gửi về UBND Huyện qua bộ phận “Một cửa” của Huyện.
Xử phạt sai phạm trong thủ tục hành chính về đất đai cấp xã
Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, có lỗi và xâm hại đến quan hệ đất đai được pháp luật bảo vệ. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Pháp luật đất đai quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về chủ tịch UBND cấp xã. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của chủ tịch UBND cấp xã được quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy về thẩm quyền của chủ tịch UBND các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Chủ tịch UBND cấp xã có quyền:
(a) Phạt cảnh cáo;
(b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
(c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
(d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm”.
Như vậy, phụ thuộc vào mức phạt đối với hành vi vi phạm lĩnh vực đất đai để xem xét có thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND cấp xã hay không. Ví dụ, đối với hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn, chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với diện tích đất lấn chiếm dưới 0,1 hecta. Do hình thức và mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất: từ 2.000.000 đến 3.000.000 (dưới 0,05 hecta) và từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng (dưới 0,1 hecta).
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thủ tục hành chính về đất đai cấp xã năm 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến giá đền bù tài sản trên đất của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Người nào chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã?
Căn cứ quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật đất đai 2013:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê tại địa phương.
Thực trạng quản lý đất đai của cấp xã còn gặp bất cập ở những khía cạnh nào?
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác quản lý nhà nước về đất đai của UBND cấp xã còn tồn tại những hạn chế nhất định: Còn để xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp, có hành vi lấn chiếm đất; tình trạng tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng ở các địa phương, chính quyền cơ sở một số nơi chưa làm tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên phê duyệt có nơi chưa làm tốt; một số chính quyền địa phương cơ sở còn có lúc buông lỏng quản lý, có những yếu kém nhất định về công tác chỉ đạo, điều hành.
Tại cấp xã người ta quản lý đất đai theo cơ chế nào?
Hồ sơ về đất đai của người dân được thực hiện theo thủ tục hành chính của cơ chế một cửa, một cửa liên thông bước đầu đáp ứng yêu cầu trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai hướng tới đảm bảo quản lý và sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm cũng như góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới của địa phương, đất nước.
5/5 – (1 bình chọn)