Thủ tục hành chính là gì ? Khái niệm, đặc điểm cần biết
Thủ tục hành chính là gì ? Khái niệm, đặc điểm cần biết
Thủ tục hành chính là gì ? Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng như thế nào trong quản lý hành chính nhà nước? Nó bảo đảm cho việc thực hiện mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ban hành. Cụ thể ra sao hãy cùng công ty dịch vụ kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết sau.
Tìm hiểu thủ tục hành chính là gì
Khoản 1 điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính đưa ra khái niệm như sau:
“Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”
Là giải quyết một nhiệm vụ cá biệt cụ thể trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Thường có nhiều quan điểm về vấn đề này như sau:
– Là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.
– Là trình tự, cách thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ. Và để cá nhân và tổ chức thực hiện khi giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước.
– Một loạt các quy định về trình tự thời gian, về không gian về cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.
Phân loại
Phân loại thủ tục hành chính gồm có:
– Thủ tục hành chính nội bộ.
– Thủ tục hành chính liên hệ.
– Văn thư hành chính.
Đặc điểm của thủ tục hành chính là gì
Đầu tiên, được thực hiện bởi các chủ thể quản lí hành chính nhà nước
Các hoạt động quản lí trong lĩnh vực nào thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. Quản lí hành chính được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được trao quyền. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến các cơ quan hành chính, các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan này.
Các cơ quan nhà nước khác cũng tiến hành các thủ tục hành chính. Như khi các cơ quan đó xây dựng, củng cố chế độ công tác nội bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính khi tiến hành các hoạt động quản lí hành chính được Nhà nước trao quyền trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. Các chủ thể nói trên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiêm vụ, quyền hạn của mình, khi tiến hành.
Thứ hai, có tính mềm dẻo, linh hoạt
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước rất phong phú, đa dạng. Nội dung và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố đó lại chịu sự tác động đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội.
Thủ tục hành chính với tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý. Thì phải linh hoạt mới để tạo nên quy trình hợp lý. Do vậy, không thể có một thủ tục hành chính duy nhất. Cho toàn bộ hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà có rất nhiều thủ tục hành chính. Thậm chí để giải quyết một loại công việc nhất định. Cũng có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau.
Thứ ba, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiện. Nhưng thực hiện trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định
Thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước trong mọi trường hợp chỉ được dùng bởi chủ thể do pháp luật quy định. Và trong trường hợp nằm trong cơ cấu quyền lực nhà nước nói chung.
Mỗi chủ thể chỉ sử dụng quyền lực trong giới hạn nhất định. Tương ứng với giới hạn thẩm quyền pháp luật trao cho. Mỗi chủ thể có phương tiện và điều kiện nhất định đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền. Do đó, các thủ tục được thực hiện không đúng thẩm quyền. Thì không những việc thực hiện thủ tục đó không hợp pháp. Mà qua đó hiệu quả quản lí cũng bị ảnh hưởng.
Cuối cùng, phải được thực hiện đúng pháp luật.
Các thủ tục hành chính được quy định đều là cần thiết và là quy trình hợp lý. Nhằm thực hiện các hoạt động quản lý trên thực tế. Hơn nữa, mỗi thủ tục hành chính được thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau bởi các chủ thể khác nhau.
Sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục hành chính tạo nên tính khoa học, đồng bộ. Thống nhất trong quản lý hành chính nhà nước. Ngay cả khi các thủ tục hành chính đã trở nên không còn phù hợp. Vì do nhận thức về quản lý hay thực tiễn quản lý thay đổi. Thì các chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là gì cũng không được tuỳ tiện thay đổi hoặc bỏ qua. Một thủ tục hành chính cụ thể chỉ mất giá tri pháp lý khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ.
Kết luận
Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về thủ tục hành chính là gì, khái niệm, đặc điểm cần biết. Mong sẽ mang lại nhiều kiến thức mới dành cho bạn. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé.