Thủ công mỹ nghệ là gì? 4 mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ lực
Thủ công mỹ nghệ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực đang được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển, vừa góp phần giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc lại giữ vai trò đáng kể trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Dưới đây là những thông tin cần biết về Thủ công mỹ nghệ, quý khách hàng hãy cùng theo dõi.
Nội dung bài viết
1. Thủ công mỹ nghệ là gì?
Thủ công mỹ nghệ là một ngành nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật thiết kế. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tạo ra một cách vô cùng tỉ mỉ nhờ bàn tay khéo léo của người nghệ nhân tài hoa. Chính vì vậy, chúng luôn có tính nghệ thuật và thẩm mĩ cao.
Hàng thủ công mỹ nghệ trên khắp lãnh thổ Việt Nam có số lượng rất nhiều, mỗi vùng miền lại có các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng với hoa văn, họa tiết đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển lâu dài, được truyền từ đời này qua đời khác và gìn giữ cho tới ngày nay.
Nguyên liệu để tạo nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ phần lớn là vật liệu tự nhiên, thậm chí hoàn toàn bản địa. Một số sản phẩm có thể sử dụng vật liệu phi truyền thống hiện đại, thậm chí vật liệu công nghiệp. Tuy nhiên, tay nghề của người nghệ nhân vẫn là tiêu chí tối quan trọng, là nhân tố quyết định giá trị của sản phẩm thủ công. Những hàng hóa được sản xuất hàng loạt bằng máy móc không phải là hàng thủ công mỹ nghệ.
2. Đặc điểm của đồ thủ công mỹ nghệ
Đồ thủ công mỹ nghệ (hay sản phẩm thủ công mỹ nghệ) được làm hoàn toàn bằng tay dưới sự hỗ trợ của các công cụ đơn giản, là kết quả từ bàn tay của người nghệ nhân thủ công. Chúng thể hiện vẻ đẹp của sự khéo léo, tỉ mỉ trong kỹ thuật truyền thống. Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ mang trong một một số đặc điểm riêng biệt.
a. Tính văn hóa
Như đã trình bày ở trên, đồ thủ công mỹ nghệ được tạo ra hoàn toàn bằng đôi bàn tay và bộ óc sáng tạo của người nghệ nhân. Chúng vừa có giá trị sử dụng lại mang trong mình dấu ấn văn hóa địa phương và dân tộc sâu sắc. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam với hoa văn, họa tiết mang đậm tính văn hóa như chim hạc, thần kim quy, hoa sen,… được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đặc điểm này thu hút mạnh mẽ khách quốc tế tìm đến sự độc đáo, riêng biệt của nền văn hóa Việt Nam. Cho dù đồ thủ công mỹ nghệ mộc mạc, giản dị nhưng mang tính văn hóa và nghệ thuật cao và luôn được khách du lịch quốc tế ưa chuộng và mang theo khi về nước.
b. Tính thủ công
Ngay ở tên gọi thủ công mỹ nghệ, chúng ta đã cảm nhận được tính thủ công trên từng sản phẩm. Điều này thể hiện ở chỗ các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng phương pháp thủ công tinh xảo thông qua bàn tay và bộ óc nghệ thuật của người nghệ nhân mà không sử dụng bất kỳ dây chuyền sản xuất hàng loạt nào. Chính đặc tính này đã tạo nên sự khác biệt giữa đồ thủ công mỹ nghệ và những sản phẩm công nghiệp ngày nay.
c. Tính mỹ thuật
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính mỹ thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩn nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng lại mang tính thẩm mĩ đặc sắc và độc đáo. Sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo cùng bộ óc sáng tạo của người nghệ nhân tạo nên những đường nét, hoa văn mềm mại, độc đáo, đạm đà bản sắc dân tộc mà không một dây chuyền sản xuất hàng loạt bằng máy móc nào có thể sánh bằng.
d. Tính đơn chiếc
Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều mang sắc thái riêng của mỗi làng nghề và của mỗi người nghệ nhân. Người ta có thể phân biệt đâu là gốm Bát Tràng, đâu là gốm Hương Canh,… dựa vào hoa văn, màu men hay họa tiết trên gốm. Bên cạnh đó, tính đơn chiếc còn được thể hiện thông qua nét văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam không thể nhầm lẫn với những sản phẩm của các quốc gia khác trên thị trường thế giới.
e. Tính đa dạng
Tính đa dạng của đồ thủ công mỹ nghệ được thể hiện ở phương thức và nguyên liệu tạo nên sản phẩm. Nguyên vật liệu có thể là đất, cói, xơ dừa,… và mỗi loại nguyên liệu có thể tạo nên một sản phẩm với những sắc thái khác nhau. Bên cạnh đó, tính đa dạng còn được thể hiện qua nét văn hóa được đưa vào mỗi sản phẩm đặc trưng cho từng vùng miền, từng giai đoạn, từng thời đại sản xuất ra chúng.
3. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tiêu biểu
Tại Việt Nam, nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng phát triển và có tiềm năng lớn nhờ lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào, nghệ nhân có tay nghề cao, đa dạng ngành hàng và sản phẩm. Trong đó, có 4 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ chủ lực cho xuất khẩu bao gồm:
a. Nhóm sản phẩm từ gỗ (gỗ mỹ nghệ)
Đồ gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam đã đạt đến trình độ cao sau một thời gian dài mai một. Cho đến đầu những năm 1980, nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ được phục hồi và phát triển mạnh mẽ để vừa có thể phục vụ nhu cầu trong nước, vừa đáp ứng điều kiện xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng. Các cơ sở sản xuất và đội ngũ nghệ nhân chế tác đồ gỗ mỹ nghệ ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao.
b. Nhóm hàng mây tre đan
Cây tre, mây, song là những nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể dễ dàng tìm kiếm ở những miền quê Việt Nam. Nhờ bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công lành nghề, những thân cây tre, cây mây,… trở thành những món đồ nội thất vô cùng độc đáo và đặc sắc. Kể từ Hội chợ Paris năm 1931, ngành mây tre đan Việt Nam hiện nay đã có hơn 200 mặt hàng xuất khẩu đi khắp năm châu và rất được bạn bè quốc tế ưa chuộng.
c. Nhóm hàng gốm sứ mỹ nghệ
Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ lâu đời, được duy trì qua các thế hệ cho đến tận ngày nay. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ phong phú, đa dạng từ bộ bát, bộ ấm trà, đến lọ hoa, chậu cảnh, đôn voi,… Họa tiết trên các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ gắn liền với những hình ảnh quen thuộc của đời sống hàng ngày như hoa sen, thiếu nữ, mục đồng,…
Nhiều làng nghề làm gốm nổi tiếng như Bát Tràng, Đông Triều, Phù Lăng, Thổ Hà,… ngày càng phát triển và tạo ra những sản phẩm gốm tinh xảo, mang tính ứng dụng và thẩm mĩ cao. Hiện nay, gốm Việt Nam đã có mặt tại nhiều thị trường lớn trên thế giới và ngày càng được người tiêu dùng quốc tế đón nhận, đánh giá cao.
d. Nhóm hàng thêu thủ công
Nghề thêu có từ rất lâu đời và ở nhiều địa phương. Các sản phẩm thêu thủ công rất đa dạng, mẫu thêu ngày càng phong phú và độc đáo. Có thể kể đến các mẫu như hoa sen, rồng phượng, đôi chim uyên ương, phong cảnh, chân dung,… Tùy vào ý nghĩa của từng loại đồ vật mà người thợ thêu sẽ lựa chọn hoa văn phù hợp.
4. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Những năm gần đây, ngành hàng thủ công mỹ nghệ liên tục lọt top 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, dần trở thành ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Cho đến nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm gần 10% nhu cầu của thị trường toàn cầu. Trong đó Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 35% doanh số mỗi năm, theo sau là Nhật Bản, EU, Australia, Hàn Quốc,…
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỉ USD (2015) lên đến 2,23 tỉ USD (2019), khả năng có thể đạt gần 4 tỉ USD vào năm 2025. Đây là mức tăng trưởng lớn, đóng góp không nhỏ vào thặng dư cán cân thương mại quốc gia.
Việc xuất khẩu mỗi 1 triệu USD trị giá hàng thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận gấp 5 lần so với ngành khai thác theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT). Bên cạnh đó, các làng nghề còn tạo việc làm cho khoảng 5,2 triệu lao động ở vùng nông thôn.
Hiện nay, đồ thủ công mỹ nghệ được sản xuất với quy mô lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Việc lưu trữ và sắp xếp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong kho hay xếp dỡ ra vào container cũng là một vấn đề quan trọng cần được tối ưu. Giả pháp toàn diện cho vấn đề này là sử dụng các sản phẩm xe nâng hàng Hangcha với sức mạnh vượt trội cùng khả năng nâng hạ tối ưu.
Quý khách hàng có thể sử dụng xe nâng để sắp xếp và di chuyển các loại hàng thủy công mỹ nghệ trong kho hàng một cách dễ dàng và thuận lợi. Việc xếp dỡ hàng hóa vào container xuất khẩu không còn là vấn đề khó khăn. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua xe nâng, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn kỹ hơn và báo giá tốt nhất!