Thông tư mới sửa đổi về Giáo dục Mầm non của Bộ ban hành
Thông tư mới sửa đổi về Giáo dục Mầm non của Bộ ban hành được áp dụng từ 02/2017 kèm theo công văn cũ Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT
Trong đó có một số hạng mục được sửa đổi như sau :
Về Phần Một có các nội dung cơ bản vẫn giữ theo quy định cũ không đổi mới:
MỤC TIÊU GIÁO DỤC MẦM NON..
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NONYÊU CẦU VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON .
VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ.
YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON.
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ.
Theo Thông tư mới : phần hai được sửa đổi một số điểm mới như.
– Bổ sung nội dung thích nghe đọc thơ, kể chuyện, thích hát, nghe hát, thích vẽ vào mục tiêu của Chương trình giáo dục nhà trẻ.
– Về chế độ sinh hoạt của trẻ, Thông tư 28/TT-BGDĐT cũng quy định theo tháng tuổi của trẻ. Nhưng thay vì quy định thời gian cố định như Thông tư 17/2009/BGD thì Thông tư số 28 quy định một khoảng thời gian linh hoạt hơn. Ví dụ chế độ sinh hoạt đối với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi như sau: Đón trẻ từ 20 – 30 phút (thay vì trước kia là cố định 30 phút), ngủ 80 – 90 phút (trước kia là 90 phút), tương tự bú mẹ 20 – 30 phút, chơi – tập 50 – 60 phút, ngủ 110 – 120 phút, bú mẹ 20 – 30 phút, chơi – tập 50 – 60 phút, ngủ 80 – 90 phút, bú mẹ 20 – 30 phút và trả trẻ 50 – 60 phút.
– Giảm khẩu phần ăn đối với trẻ trong Chương trình giáo dục nhà trẻ như sau: Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của trẻ từ 3 – 6 tháng là từ 500 – 550Kcal (mức cũ là 555 Kcal); trẻ từ 6 – 12 tháng là 600 – 700 Kcal (mức cũ là 710 Kcal); trẻ từ 12 – 36 tháng tuổi là 930 – 1000 Kcal (mức cũ là 1180 Kcal).
– Bên cạnh đó, Thông tư 28/2016 tăng tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng như chất đạm khoảng 13% – 20% năng lượng khẩu phần, chất béo khoảng 30% – 40% năng lượng khẩu phần và chất bột khoảng 47% – 50% năng lượng khẩu phần.
– Thông tư số 28/BGDĐT bổ sung vào Nội dung giáo dục theo độ tuổi đối với trẻ từ 12 – 24 tháng và 24 – 36 tháng việc ngửi mùi và nếm vị một số món ăn.
I. PHÂN PHỐI THỜI GIAN
Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Thời điểm nghỉ hè, lễ, tết, nghỉ học kì theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lí ở các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ. Thời gian cho từng hoạt động có thể linh hoạt 5 – 10 phút.
1. Trẻ 3 – 12 tháng tuổi
Trẻ 3 – 6 tháng tuổi
-
Bú mẹ
-
Ngủ: 3 giấc (từ 90 đến 120 phút/giấc).
Chế độ sinh hoạt cho trẻ 3 – 6 tháng tuổi
Thời gian
Hoạt động
30 phút
Đón trẻ
90 phút
Ngủ
30 phút
Bú mẹ
60 phút
Chơi – Tập
120 phút
Ngủ
30 phút
Bú mẹ
60 phút
Chơi – Tập
90 phút
Ngủ
30 phút
Bú mẹ
60 phút
Trả trẻ
Trẻ 6 – 12 tháng tuổi
-
Bú mẹ và ăn bổ sung 2 – 3 bữa.
-
Ngủ: 2 – 3 giấc (từ 90 đến 120 phút /giấc).
Chế độ sinh hoạt cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi
Thời gian
Hoạt động
60 phút
Đón trẻ
90 phút
Ngủ
60 phút
Ăn
60 phút
Chơi – Tập
30 phút
Bú mẹ
120 phút
Ngủ
60 phút
Ăn
60 phút
Chơi – Tập
60 phút
Trẻ bé ngủ/ Trẻ lớn chơi/ Trả trẻ
2. Trẻ 12 – 24 tháng tuổi
Trẻ 12 – 18 tháng tuổi
-
Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
-
Ngủ: 2 giấc (từ 90 đến 120 phút /giấc)
Chế độ sinh hoạt cho trẻ 12 – 18 tháng tuổi
Thời gian
Hoạt động
30 phút
Đón trẻ
60 phút
Chơi – Tập
90 phút
Ngủ
60 phút
Ăn chính
60 phút
Chơi – Tập
30 phút
Ăn phụ
120 phút
Ngủ
60 phút
Ăn chính
90 phút
Chơi / trả trẻ
Trẻ 18 – 24 tháng tuổi
-
Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
-
Ngủ: 1 giấc trưa (khoảng 150 phút).
Chế độ sinh hoạt cho trẻ 18 – 24 tháng tuổi
Thời gian
Hoạt động
60 phút
Đón trẻ
120 phút
Chơi – Tập
60 phút
Ăn chính
150 phút
Ngủ
30 phút
Ăn phụ
60 phút
Chơi – Tập
60 phút
Ăn chính
60 phút
Chơi/ trả trẻ
3. Trẻ 24 – 36 tháng tuổi
-
Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
-
Ngủ: 1 giấc trưa (khoảng 150 phút).
Chế độ sinh hoạt cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
Thời gian
Hoạt động
60 phút
Đón trẻ
120 phút
Chơi – Tập
60 phút
Ăn chính
150 phút
Ngủ
30 phút
Ăn phụ
60 phút
Chơi – Tập
60 phút
Ăn chính
60 phút
Chơi/ trả trẻ
C. NỘI DUNG
I. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ
1. Tổ chức ăn
-
Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi
Nhóm tuổi
Chế độ ăn
Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng/ ngày/trẻ
Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non/ngày/trẻ (chiếm 60-70% nhu cầu cả ngày)
3 – 6 tháng
Bú mẹ
555 Kcal
333 -388,5 Kcal
6 – 12 tháng
Bú mẹ + ăn bột
710 Kcal
426 – 497 Kcal
12 – 18 tháng
Ăn cháo + bú mẹ
1180 Kcal
708-826 Kcal
18 – 24 tháng
Cơm nát + bú mẹ
24 – 36 tháng
Cơm thường
-
Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Tối thiểu hai bữa chính và một bữa phụ.
-
Năng lượng phân phối cho các bữa ăn:
Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25 % đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
-
Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
-
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 – 15 % năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 35 – 40 % năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45 – 53 % năng lượng khẩu phần.
-
Nước uống: khoảng 0,8 – 1,6 lít / trẻ / ngày (kể cả nước trong thức ăn).
-
Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
2. Tổ chức ngủ
Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:
-
Trẻ từ 3 đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90 – 120 phút.
-
Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 -120 phút.
-
Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.
3. Vệ sinh
-
Vệ sinh cá nhân.
-
Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Giữ sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải.
4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn
-
Khám sức khoẻ định kỳ. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi.
Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
-
Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.
-
Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
II. GIÁO DỤC
1. Giáo dục phát triển thể chất
a) Phát triển vận động
-
Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
-
Tập các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.
-
Tập các cử động bàn tay, ngón tay.
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
-
Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.
-
Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ.
-
Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.
Nội dung giáo dục theo độ tuổi
a) Phát triển vận động
Nội dung
3 – 12 tháng tuổi
12 – 24 tháng tuổi
24 – 36 tháng tuổi
3 – 6 tháng tuổi
6 – 12 tháng tuổi
Từ khóa:
Từ khóa: