Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——-
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:
32/2021/TT-BGDĐT
Hà
Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 82/2010/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG
7 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC
THIỂU SỐ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP
ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ
viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Giáo dục dân tộc;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 82/2010/NĐ-CP
ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong
các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục
thường xuyên.
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện
các Điều 3, 4, 5, 6, 8 và Điều 9 của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP
ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ
viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo
dục thường xuyên.
2. Thông tư này áp dụng đối với các
cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục
nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục); các
tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Điều kiện
tổ chức dạy học
1. Người dân tộc thiểu số ở địa phương có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số trong các
cơ sở giáo dục.
2. Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được
dạy và học trong các cơ sở giáo dục phải là bộ chữ cổ truyền đã được lưu
hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc, được cơ quan chuyên
môn xác định và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) phê chuẩn hoặc bộ chữ được Chính phủ ban
hành. Đối với các tiếng dân tộc thiểu số có nhiều bộ chữ, việc lựa chọn bộ chữ
để dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
3. Chương trình tiếng dân tộc thiểu số
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được
Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt.
4. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu
số đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học tương ứng theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Trường hợp thiếu giáo viên đạt chuẩn có thể sử dụng người đủ điều kiện dạy học ở
cấp học và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu
số.
5. Cơ sở vật chất tại các lớp dạy học
tiếng dân tộc thiểu số được trang bị như các lớp học thông thường khác, đáp ứng
được chương trình giáo dục phổ thông. Thiết bị dạy học tiếng
dân tộc thiểu số được trang bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh
mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu
số.
Điều 3. Quy trình
đưa tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học
1. Trường tiểu học, trường trung học
cơ sở tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo; trường trung học phổ thông,
trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường
xuyên tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số, báo cáo
Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp
nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của
người học từ các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc
trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; căn cứ vào các điều kiện tổ
chức dạy học cụ thể của địa phương xây dựng kế hoạch và
tham mưu UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy học
tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
2. UBND cấp tỉnh lập hồ sơ, nộp 01 bộ
hồ sơ theo một trong các phương thức sau: trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp
hồ sơ trực tuyến đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận việc dạy học tiếng
dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn đề nghị về việc dạy học
tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh (Mẫu số 01
tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);
b) Báo cáo tổng hợp nguyện vọng, nhu
cầu học tiếng dân tộc thiểu số; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kế hoạch triển
khai, tổ chức dạy học; đội ngũ giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);
c) Quyết định phê chuẩn, ban hành, lựa
chọn bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản
2 Điều 2 của Thông tư này.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét các
điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh;
thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Trường hợp được Bộ Giáo dục và Đào
tạo chấp thuận, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định về việc dạy học tiếng dân tộc
thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Điều 4. Nội dung,
phương pháp và kế hoạch dạy học
Nội dung, phương pháp và kế hoạch dạy
học tiếng dân tộc thiểu số được quy định trong từng chương trình tiếng dân tộc
thiểu số hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 5. Hình thức
tổ chức dạy học
1. Môn Tiếng dân tộc thiểu số được thực
hiện theo chương trình của từng cấp học, sử dụng thời lượng tự chọn trong
chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học trong các cơ sở
giáo dục.
2. Việc học tiếng dân tộc thiểu số được
tổ chức theo lớp học quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Quy
chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. Đối với mỗi
tiếng dân tộc thiểu số, nếu tất cả người học trong lớp có nguyện
vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số theo lớp học đó; trường hợp
trong lớp học chỉ có một số người có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng
dân tộc thiểu số riêng và có thể ghép chung với lớp khác nếu chưa đủ sĩ số. Số
lượng người học tối thiểu của một lớp là 10 (mười) người.
Điều 6. Đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên
1. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu
số được đào tạo ngành, chuyên ngành sư phạm về tiếng dân tộc thiểu số tại các
cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo
viên chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mở ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc
thiểu số đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được
giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số tổ chức biên soạn
tài liệu bồi dưỡng trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc
thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Việc bồi dưỡng giáo viên dạy học
tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 7. Về chế độ
chính sách
1. Đối với người dạy:
a) Người dạy đảm bảo số giờ dạy theo
định mức, trong đó có số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số từ 04 tiết/tuần trở lên đối với giáo viên; từ 02 tiết/tuần dạy
tiếng dân tộc thiểu số trở lên đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương
đương được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương cơ sở
ngoài chế độ phụ cấp khác theo quy định. Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với
giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương đã được hưởng phụ cấp
trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP
ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực
lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và
không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm
y tế;
b) Trường hợp người dạy tiếng dân tộc
thiểu số có số tiết dạy vượt định mức quy định, số tiết dạy vượt định mức được
thanh toán theo quy định hiện hành của nhà nước.
2. Đối với người học: Người học là
người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số tại các cơ sở giáo dục được
nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ việc học tiếng dân
tộc thiểu số.
3. Đối với cơ sở giáo dục được giao
nhiệm vụ dạy học tiếng dân tộc thiểu số, thủ trưởng cơ sở giáo dục bố trí giáo
viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số đảm bảo đủ định mức theo quy định.
4. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đảm bảo
kinh phí thực hiện chế độ chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc
thiểu số quy định tại Thông tư này theo đúng quy định hiện hành về phân cấp
ngân sách nhà nước.
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2022
và thay thế Thông tư liên tịch số
50/2011/TTLT-BGDDT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5,
6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của
Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số
trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
2. Căn cứ quy định tại Nghị định số
82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học
tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và
trung tâm giáo dục thường xuyên và Thông tư này, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển
khai thực hiện.
Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
– Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;
– Ủy ban Dân tộc;
– Ban Tuyên giáo Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
– Kiểm toán Nhà nước;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Vụ GDDT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Ngô Thị Minh
PHỤ LỤC
(Kèm
theo Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11
năm 2021 của Bộ GDĐT)
Mẫu số
01
Mẫu công văn đề nghị về việc dạy học
tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh
Mẫu
số 02
Thống kê đội ngũ giáo viên dạy học
tiếng dân tộc thiểu số
Mẫu
số 01
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC (1)
——-
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: /CV-… (2)
…
(3), ngày tháng… năm 20…
Kính
gửi: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Về việc: Đề nghị chấp thuận dạy tiếng
dân tộc… (4)… tại tỉnh … (5)… theo Thông tư Hướng dẫn một số điều của
Nghị định số 82/2010/NĐ-CP Quy định việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số
trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
1. Các văn bản kèm theo:
1.1. Báo cáo tổng hợp nguyện vọng,
nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của người dân tộc thiểu số trong các cơ sở
giáo dục ở địa phương.
1.2. Báo cáo về các điều kiện đảm bảo
dạy học tiếng dân tộc thiểu số (đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kế hoạch triển khai, tổ chức dạy học), kèm
theo mẫu thống kê đội ngũ giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
1.3. Quyết định ban hành Bộ chữ tiếng
dân tộc thiểu số theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư.
2. Nội dung đề nghị:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
QUYỀN
HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ
và tên
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức trình.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ
chức.
(3) , (5) Địa danh.
(4) Tên dân tộc thiểu số.
Mẫu
số 02
THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY HỌC TIẾNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ
TT
Tên
trường dạy tiếng dân tộc thiểu số
Tổng
số lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số
Tổng
số giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
Trình
độ đào tạo
Tổng
số nữ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
Tổng
số giáo viên kiêm nhiệm dạy tiếng dân tộc thiểu số
Ghi
chú
Cử
nhân sư phạm tiếng dân tộc thiểu số
Cử
nhân sư phạm có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
Cử nhân
có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và chứng chỉ nghiệp
vụ sư phạm
1
2
3
…