Thông tư 22 đánh giá học sinh Tiểu học

Thông tư 22 đánh giá học sinh Tiểu học: Nếu như trước đây, học sinh Tiểu học luôn được đánh giá năng lực của mình qua các số điểm ở các bài kiểm tra ở lớp hoặc các bài thi giữa, cuối kỳ. Thì nay, thông tư 30 đã thay đổi cách đánh giá ở học sinh tiểu học. Tuy nhiên, nó được bổ sung đánh giá ở thông tư 22.

– Việc đánh giá bằng điểm số như trước đây vô tình tạo cho các em những tích cực về suy nghĩ khi thấy mình có phần thua kém bạn. Và nó cũng tạo áp lực lên các em khi phụ huynh và gia sư Tiểu học tại nhà ai cũng mong muốn con mình được điểm cao.

– Học sinh tiểu học là độ tuổi các em còn khá nhỏ, khi các em yêu thích việc chơi hơn việc học. Khi tư duy các em còn mới bắt đầu phát triển thì việc tạo áp lực thành tích ở các em là việc không nên.

– Khi có quá nhiều bài kiểm tra, quá nhiều điểm số áp lực lên vấn đề học tập thì các em sẽ dễ dàng cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Vì vậy, vấn đề này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy và có những điều chỉnh kịp thời.

NỘI DUNG CHÍNH THÔNG TƯ 30 ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

– Chính vì thế từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư 30 điều chỉnh cách đánh giá ở học sinh. Theo đó, học sinh không còn được xếp loại học sinh giải khá, trung bình như trước đây nữa mà các em sẽ các định mức đó là hoàn thành và chưa hoàn thành.

– Sự đánh giá này dựa trên năng lực và phẩm chất ở học sinh mà học sinh phát triển được như năng lực tự phục vụ, tự quả, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề. Các phẩm chất như chăm học, tự tin, trách nhiệm,…

– Về sự đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập giáo viên sẽ dùng lời nói để chỉ ra những điểm đúng hoặc chưa đúng. Hoặc ở những phần bài tập, giáo viên sẽ đưa ra những câu nhận xét để phụ huynh và học sinh có thể hiểu được nội dung vấn đề.

– Bên cạnh đó là việc khuyến khích học sinh tự nhận xét bản thân mình trong suốt quá trình học tập. Học sinh tự nhận xét quá trình làm việc nhóm hoặc cùng các bạn tạo ra những sản phẩm. Từ đó, hoc sinh có thể tự nhìn ra được những ưu và khuyết điểm ở bản thân mình từ đó có thể khắc phục nhanh chóng.

– Đối với các lớp 1,2,3 các kỳ thi giữa kỳ không nhận xét bằng điểm. Điểm số chỉ xuất hiện ở bài thi cuối kỳ và các khối lớp 4,5.

NỘI DUNG CHÍNH THÔNG TƯ 22 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁCH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

– Sau khi thông tư 30 được triển khai mạnh mẽ trên cả nước được nhận định là tinh thần đổi mới mạnh mẽ và phù hợp. Tuy nhiên, nó vẫn còn xuất hiện những bất cập mà theo đó thông tư 22 sẽ đưa ra các cách sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những bất cập này.

– Thông tư 30 chỉ có 2 hạn mức đánh giá học sinh đó là hoàn thành và chưa hoàn thành. Việc đánh giá này không thể khơi dậy tinh thần phấn đấu, ý chí nỗ lực của học sinh.

– Thông tư 22 đã kịp thời bổ sung bằng 3 định mức đánh giá đó là hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Việc thêm 3 mức độ này sẽ giúp phụ huynh nhìn nhận rõ hơn về kết quả phấn đấu của con em mình. Và từ đó, nó cũng đánh giá sát với năng lực của học sinh hơn.

– Nếu như ở thông tư 30, để đánh giá phẩm chất ở học sinh chỉ có 2 mức đó là đạt và chưa đạt thì đến với thông tư 22, sẽ được bổ sung thành 3 mức đó là tốt, đạt, cần cố gắng.

– Việc thay đổi này giúp giáo viên, gia sư dạy kèm, các bậc cha mẹ và học sinh có thể xác định được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất sau một giai đoạn học tập và rèn luyện. Từ đó, nhà trường và phụ huynh có những sự kết hợp đưa ra những giải pháp giúp học sinh khắc phục hạn chết và phát huy những điểm tích cực.

– Thông tư 22 quy định khen thưởng cho những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện. Qua đó, khen thưởng những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc trong nội dung đánh giá.

– Quy định như vầy sẽ giúp giáo viên và nhà trường thuận lợi hơn trong công tác khen thưởng mà không gây áp lực cho học sinh cũng như phụ huynh về các thành tích học của con em mình.

– Thông tư 22 quy định thêm về các bài kiểm tra định kì giữa các kì học cho khối 4 và khối 5 đối với hai môn Tiếng Việt và Toán nhằm giúp giáo viên, phụ huynh có thêm thông tin về quá trình học tập của học sinh với hai môn học này. Học sinh qua đó cũng được làm quen dần với cách thức kiểm tra đánh giá của bậc học tiếp theo.

– Thông tư 22 cũng quy định trách nhiệm chỉ đạo việc ra đề bài kiểm tra định kì cho hiệu trưởng, khắc phục được những bất cập trong việc thực hiện trước đây với Thông tư 30. 
Ngoài ra, các bổ sung, thay đổi cũng sẽ làm rõ hơn quyền, trách nhiệm của giáo viên trong đánh giá học sinh và tăng trách nhiệm của các cấp quản lí giáo dục trong tổ chức, triển khai thực hiện đánh giá học sinh tiểu học.

Xem thêm: Gia sư tại HCM và Hà Nội