Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng
6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25
tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02
tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số
07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính
phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định
31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức;
Căn cứ Biên bản họp thẩm định ngày
26 tháng 10 năm 2018 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở
giáo dục phổ thông.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông
tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2019
Thông tư này thay thế Thông tư số
30/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông;
Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ
sở; Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục
trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị liên quan
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT
ngày 01 tháng 11 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. Mục đích
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc
làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo
viên cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên
soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất,
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, đáp ứng
yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên cơ sở giáo dục
phổ thông đối với yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và yêu cầu của chuẩn
nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
II. Đối tượng bồi
dưỡng
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với giáo
viên đang giảng dạy ở trường tiểu học, trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường
chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau
đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông).
III. Nội dung chương
trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị
trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm, bao
gồm:
1. Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến
thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông (gọi là Chương trình bồi dưỡng
01): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi
dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo
dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo
dục phổ thông.
2. Chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến
thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông
theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (gọi là Chương trình bồi dưỡng 02): Sở giáo
dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát
triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các
dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).
3. Chương trình bồi dưỡng phát triển
năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm (gọi là Chương trình bồi dưỡng
03): Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát
triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Số lượng
mô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng tại
Khoản 2 Mục IV của Chương trình này. Các mô đun bồi dưỡng, cụ thể như sau:
Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn
Mã
mô đun
Tên
và nội dung chính của mô đun
Yêu
cầu cần đạt
Thời
gian thực hiện (tiết)
Lý, thuyết
Thực
hành
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
I.
Phẩm chất nhà giáo
GVPT
01
Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà
giáo trong bối cảnh hiện nay
1. Phẩm chất đạo đức của nhà giáo
trong bối cảnh hiện nay.
2. Các quy định về đạo đức nhà
giáo.
3. Tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn
đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.
– Phân tích được thực trạng đạo đức
của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay (những bất cập, những bài học từ việc
giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, những tấm gương đạo đức nhà giáo tác động
đến hoạt động giáo dục đạo đức và dạy học học sinh); Liên hệ với các cấp học;
– Vận dụng được các quy định về đạo
đức nhà giáo để xây dựng và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện bản
thân nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc rèn
luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.
8
12
GVPT
02
Xây dựng phong cách của giáo
viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện
nay
1. Nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo
dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.
2. Những yêu cầu về phong cách của
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay; kỹ năng xử lý
tình huống sư phạm.
3. Xây dựng và rèn luyện tác phong,
hình thành phong cách nhà giáo.
– Phân tích được thực trạng và những
yêu cầu về phong cách đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, đối
với giáo viên từng cấp học nói riêng trong bối cảnh hiện nay;
– Vận dụng để thực hành, xử lý các
tình huống ứng xử sư phạm trong các cơ sở giáo dục phổ
thông và đề xuất được giải pháp để rèn luyện tác phong, phong cách nhà giáo
phù hợp với từng cấp học, vùng, miền (Các kỹ năng kiềm
chế cảm xúc bản thân, kỹ năng giải quyết xung đột;…);
– Hỗ trợ được đồng nghiệp trong rèn
luyện tác phong và hình thành phong cách nhà giáo.
8
12
II.
Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
GVPT
03
Phát triển chuyên môn của bản
thân
1. Tầm quan trọng của việc phát triển
chuyên môn của bản thân.
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để
phát triển chuyên môn của bản thân.
3. Nội dung cập nhật yêu cầu đổi mới
nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông.
– Phân tích được tầm quan trọng của
việc phát triển chuyên môn của bản thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông; Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản
thân đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
– Vận dụng được nội dung cập nhật
yêu cầu đổi mới nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân trong hoạt động dạy
học và giáo dục đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông, phù hợp với giáo viên từng cấp học, vùng, miền (Yêu cầu thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn; Nghiên cứu khoa học
sư phạm ứng dụng; Lựa chọn và sử dụng học liệu dạy học; Phát triển chuyên môn
giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông thông qua kết nối, chia sẻ tri
thức trong cộng đồng học tập;….);
– Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển
chuyên môn của bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
16
24
GVPT
04
Xây dựng kế hoạch dạy học và
giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
1. Những vấn đề chung về dạy học và
giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở
giáo dục phổ thông.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt
động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Phát triển
được chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ
thông.
– Trình bày được một số vấn đề
chung về dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, phù hợp với đặc thù cấp học,
vùng, miền;
– Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy
học, giáo dục và tổ chức dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình môn học,
hoạt động giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong
các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp học, vùng, miền;
– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây
dựng, điều chỉnh và tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh.
16
24
GVPT
05
Sử dụng phương pháp dạy học và
giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
1. Những vấn đề chung về phương
pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
2. Các phương pháp, kỹ thuật dạy học
và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
3. Vận dụng phương pháp, kỹ thuật dạy
học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
– Phân tích được những vấn đề chung
về phương pháp, kỹ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với từng cấp học;
– Vận dụng được các phương pháp, kỹ
thuật dạy học và giáo dục để tổ chức dạy học và giáo dục theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với từng cấp học (Dạy học tích hợp;
Dạy học phân hóa; Tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục hòa nhập cho học sinh
khuyết tật; Giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học
sinh của giáo viên chủ nhiệm; Phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;…);
– Hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức,
kỹ năng và kinh nghiệm vận dụng các phương pháp, kỹ thuật
dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong
các cơ sở giáo dục phổ thông.
16
24
GVPT
06
Kiểm tra, đánh giá học sinh
trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng
phát triển phẩm chất
năng lực học sinh
1. Những vấn đề chung về kiểm tra,
đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong các cơ sở
giáo dục phổ thông.
2. Phương pháp, hình thức, công cụ
kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học
sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Vận dụng phương pháp, hình thức,
công cụ trong việc kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
cơ sở giáo dục phổ thông.
– Trình bày được các vấn đề chung về
kiểm tra, đánh giá; phương pháp, hình thức và kỹ thuật
kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong
các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với từng cấp học;
– Vận dụng các phương pháp, hình thức
và công cụ kiểm tra, đánh giá; phương thức xây dựng các tiêu chí, ma trận,
các câu hỏi đánh giá năng lực học sinh, đề kiểm tra,
đánh giá theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực, sự tiến bộ của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
– Hỗ trợ đồng nghiệp triển khai hiệu
quả việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ
của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực.
16
24
GVPT
07
Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong
hoạt động dạy học và giáo dục
1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của từng
đối tượng học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Quy định và phương pháp tư vấn,
hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học, giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ
thông.
3. Vận dụng một số hoạt động tư vấn,
hỗ trợ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong hoạt động dạy học và
giáo dục.
– Phân tích được các đặc điểm tâm
lý của các đối tượng học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông (chú trọng
việc phân tích được tâm sinh lý của học sinh đầu cấp và cuối cấp đối với học
sinh tiểu học, học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…);
– Vận dụng các quy định về công tác
tư vấn, hỗ trợ học sinh để thực hiện hiệu quả các biện
pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong các cơ sở
giáo dục phổ thông. Vận dụng được một số hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh
trong các cơ sở giáo dục phổ thông trong hoạt động dạy học và giáo dục: Tạo động
lực học tập; tổ chức hoạt động trải nghiệm (đối với học sinh tiểu học); tổ chức
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (đối với học sinh trung học cơ sở, trung
học phổ thông); Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; Hỗ trợ tâm lý cho học
sinh đầu cấp, cuối cấp (đối với học sinh tiểu học);…
– Hỗ trợ đồng nghiệp triển khai hiệu
quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục
trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
16
24
III.
Xây dựng môi trường giáo dục
GVPT
08
Xây dựng văn hóa nhà trường
trong các cơ sở giáo dục phổ thông
1. Sự cần thiết của việc xây dựng
văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Các giá trị cốt lõi và cách thức
phát triển văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Một số biện pháp xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
– Phân tích được sự cần thiết, giá
trị cốt lõi (văn hóa ứng xử trong lớp học, trong nhà trường;…); Cách thức
xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
– Vận dụng được một số biện pháp
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường; Vận dụng một số biện pháp
xây dựng và phát triển mối quan hệ thân thiện của học sinh trong các cơ sở
giáo dục phổ thông; Tạo dựng bầu không khí thân thiện với đồng nghiệp trong
thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
Giáo dục về bảo tồn và phát huy văn hóa thể hiện được bản sắc vùng miền, dân
tộc;…
– Hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
8
12
GVPT
09
Thực hiện quyền dân chủ trong
nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
1. Một số vấn đề khái quát về quyền
dân chủ trong trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Biện pháp thực hiện quyền dân chủ
của giáo viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Biện pháp thực hiện quyền dân chủ
của cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
– Trình bày được một số vấn đề khái
quát về quyền dân chủ trong các cơ sở giáo dục phổ thông (Khái niệm, vai trò,
quy định,…); Một số biện pháp thực hiện quyền dân chủ của giáo viên và học
sinh, cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
– Vận dụng được một số biện pháp thực
hiện, phát huy quyền dân chủ của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên;
– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực
hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên.
8
12
GVPT
10
Thực hiện và xây dựng trường học
an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các
cơ sở giáo dục phổ thông
1. Vấn đề an toàn, phòng chống bạo
lực học đường trong trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông hiện nay.
2. Quy định và biện pháp xây dựng
trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ
thông.
3. Một số biện pháp tăng cường đảm
bảo trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục
phổ thông trong bối cảnh hiện nay.
– Phân tích được thực trạng vấn đề
an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
trong bối cảnh hiện nay;
– Vận dụng được các quy định và các
biện pháp (trong đó chú trọng vận dụng được các biện pháp quản lý lớp học hiệu
quả, giáo dục kỷ luật tích cực, giáo dục phòng chống rủi ro, thương tích, xâm
hại cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông;…) để xây dựng trường học
an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
– Hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng trường
học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ
thông.
16
24
IV.
Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
GVPT
11
Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với
cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học
sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
1. Vai trò của việc tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ của học sinh và các bên liên quan.
2. Quy định về mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan.
3. Biện pháp tăng cường sự phối hợp
chặt chẽ với cha mẹ của học sinh và các bên liên quan.
– Phân tích được vai trò của việc tạo
dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong các
cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp học;
– Vận dụng được các quy định hiện
hành và các biện pháp để tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và
các bên liên quan trong các cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với đặc thù cấp
học;
– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây
dựng các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với
cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
8
12
GVPT
12
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực
hiện hoạt động dạy học cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
1. Sự cần thiết của việc phối hợp giữa
nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ sở giáo dục
phổ thông.
2. Quy định của ngành về việc phối
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ
sở giáo dục phổ thông.
3. Biện pháp tăng cường hiệu quả phối
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học trong các cơ
sở giáo dục phổ thông.
– Phân tích được sự cần thiết của
việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học học
sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
– Trình bày và vận dụng được quy định
của ngành về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy
học học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông; Vận dụng được các kỹ năng
cung cấp, tiếp nhận, giải quyết kịp thời các thông tin từ gia đình về tình
hình học tập và rèn luyện của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông để
xây dựng và thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ, động viên học sinh học
tập và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ
thông;
– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực
hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt
động dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
8
12
GVPT
13
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực
hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
1. Sự cần thiết của việc phối hợp
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử
của nhà trường; quy định tiếp nhận thông tin từ các bên liên quan về đạo đức,
lối sống của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Một số kỹ năng tăng cường hiệu
quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục học
sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
– Trình bày được quy định của ngành
về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống
cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
– Vận dụng được các quy định, quy tắc
văn hóa ứng xử và kỹ năng để giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi và thực
hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực
hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
8
12
V.
Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác
và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
GVPT
14
Nâng cao năng lực sử dụng ngoại
ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong
các cơ sở giáo dục phổ thông
1. Tầm quan trọng của việc sử dụng
ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ
thông hiện nay.
2. Tài nguyên học ngoại ngữ hoặc tiếng
dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3. Phương pháp tự học và lựa chọn
tài nguyên học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc để nâng cao hiệu quả sử dụng ngoại
ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
– Phân tích được tầm quan trọng của
việc sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở
giáo dục phổ thông hiện nay;
– Lựa chọn được tài nguyên và vận dụng
được phương pháp tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc để nâng cao hiệu quả sử
dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục
phổ thông;
– Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc lựa
chọn tài nguyên và vận dụng được phương pháp tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân
tộc để nâng cao hiệu quả sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo
viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
8
12
GVPT
15
Ứng dụng công nghệ thông tin, khai
thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong
các cơ sở giáo dục phổ thông
1. Vai trò của công nghệ thông tin,
học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh trong các
cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Các phần mềm và thiết bị công
nghệ hỗ trợ hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục
phổ thông.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin, học
liệu số và thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh
trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
– Trình bày được vai trò của công
nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học
sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông;
– Vận dụng các phần mềm, học liệu số
và thiết bị công nghệ (internet; trường học kết nối; hệ thống quản lý học tập
trực tuyến: LMS, TEMIS…) để thiết kế kế hoạch bài học, kế hoạch giáo dục và
quản lý học sinh ở trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông; trong hoạt động
tự học, tự bồi dưỡng;
– Hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng
lực ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ
trong hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý học sinh trong các cơ sở giáo dục
phổ thông.
16
24