Thông tư 01/2022/TT-BXD hỗ trợ nhà ở hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC HUYỆN NGHÈO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI
ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15
ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP
ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện
các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân
sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý nhà và thị trường bất động sản;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa
bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025 để thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm
2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Điều 1: Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc xác định
đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, chất lượng và việc tổ chức triển khai thực hiện
hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được phê
duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven
biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
2. Đối tượng áp dụng
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn
nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy
ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc
lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chương trình) có hiệu lực thi
hành tối thiểu 03 năm;
b) Đối tượng thụ hưởng hỗ trợ nhà ở
không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác;
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc
thực hiện
1. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát
huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân.
Ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để thực
hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc
Chương trình.
2. Phân quyền, phân cấp cho địa
phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm, bản sắc
văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc
phòng, an ninh.
3. Hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ
nghèo, hộ cận nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số và hộ nghèo có
thành viên là người có công với cách mạng.
4. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực
hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ
trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở.
5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên
địa bàn các huyện nghèo ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời
ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí
và các vi phạm trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Tiêu chí
được hỗ trợ nhà ở
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ
nhà ở thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà
ở hoặc nhà ở thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là nền – móng,
khung – tường, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền
chắc).
2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người
của hộ nghèo, hộ cận nghèo nhỏ hơn 8m2.
3. Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương
trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hoặc
tổ chức xã hội khác.
Điều 4: Yêu cầu
chất lượng về nhà ở sau khi được hỗ trợ
1. Sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa
chữa, nhà ở phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2, đảm bảo
“3 cứng” (nền – móng cứng, khung – tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ
20 năm trở lên.
2. Các bộ phận nền – móng, khung – tường,
mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm
từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
a) “Nền – móng cứng” là nền – móng nhà
làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi
măng – cát, bê tông, bê tông cốt thép, xây gạch/đá, gạch lát, gỗ;
b) “Khung – tường cứng” bao gồm hệ thống
khung, cột, tường. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu:
bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền
chắc;
c) “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và
mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu:
bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp
ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán
sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, gỗ…) liên kết bền chặt với tường
xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu
bền chắc;
Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận
nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu có chất lượng tương đương có sẵn tại địa
phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thời hạn sử dụng. Ủy ban nhân dân các tỉnh (hoặc ủy quyền cho Sở
Xây dựng) quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể (nếu có), báo cáo Bộ
Xây dựng xem xét, quyết định.
Điều 5: Thứ tự ưu
tiên hỗ trợ nhà ở
1. Ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối
tượng theo thứ tự sau đây:
a) Hộ nghèo dân tộc thiểu số;
b) Hộ nghèo có thành viên là người có
công với cách mạng;
c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành
viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội;
d) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật);
đ) Hộ nghèo,
hộ cận nghèo thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;
e) Các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại.
2. Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo
có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự sau:
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở hư
hỏng, dột nát (làm bằng các vật liệu nhanh hỏng, chất lượng thấp) có nguy cơ sập
đổ, không đảm bảo an toàn;
b) Hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà
ở (là hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ nhưng
đã tách hộ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở – trừ trường hợp được thuê nhà
ở thuộc sở hữu nhà nước);
c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo có đông
nhân khẩu.
Điều 6: Trình tự
xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở
1. Tại cấp thôn và tương đương (viết
tắt là cấp thôn)
a) Công chức được giao nhiệm vụ làm
công tác giảm nghèo cấp xã phối hợp Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến nội
dung chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại
Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và
Thông tư này đến các hộ dân; lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ
trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở;
b) Trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ
cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, tổ chức bình xét, đề
xuất danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu tại Phụ
lục I kèm theo Thông tư này) gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã để xem xét, rà soát.
Cuộc họp bao gồm Ban chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã, công chức
được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp),
Bí thư Chi bộ thôn, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đại diện của các hộ nghèo, hộ cận nghèo
trong thôn; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát;
c) Hộ được đưa vào danh sách đề nghị
hỗ trợ phải được trên 50% số người tham dự cuộc hợp đồng ý (theo hình thức biểu
quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).
2. Tại cấp xã
a) Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết
công khai danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được đề xuất hỗ trợ xây mới hoặc
sửa chữa nhà ở tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở Ủy
ban nhân dân cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã (nếu có) trong thời
gian 03 ngày;
b) Hết thời hạn niêm yết công khai, Ủy
ban nhân dân cấp xã rà soát, thẩm định, tổng hợp và gửi về Ủy ban nhân dân cấp
huyện danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây mới hoặc sửa
chữa nhà ở.
3. Sau 03 ngày làm việc kể từ thời điểm
nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp
và phê duyệt danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp phải điều
chỉnh lại danh sách thì phải phê duyệt lại và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập
và phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn
(theo mẫu tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này); gửi Đề án về Bộ Xây dựng, Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Trường hợp phát sinh khiếu nại, tố
cáo trong quá trình phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về
nhà ở thì việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo
quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
Điều 7: Thực hiện
hỗ trợ nhà ở
1. Thiết kế mẫu nhà ở
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo
các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình
phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương (kèm theo dự toán kinh phí,
dự trù vật liệu chủ yếu);
b) Các địa phương tổ chức giới thiệu
các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn. Tôn trọng nguyện vọng của
người dân, không bắt buộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng nhà ở theo thiết
kế mẫu;
c) Tùy theo điều kiện cụ thể, người
dân có thể xây dựng theo kinh nghiệm, truyền thống, phù hợp với điều kiện kinh
tế, sinh hoạt của gia đình, nhưng phải đảm bảo tiêu chí tối thiểu về diện tích,
chất lượng theo quy định.
2. Tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh
sách được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở ký cam kết xây mới hoặc sửa chữa
nhà ở và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cung ứng vật liệu để xây mới
hoặc sửa chữa nhà ở (nếu có nhu cầu), đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây
mới hoặc sửa chữa nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này);
b) Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có
thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
(người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật) không có khả năng tự xây mới hoặc sửa chữa
nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Mặt trận Tổ quốc xã và các tổ chức
thành viên của Mặt trận để thống nhất phân công các đoàn thể, các cơ quan, đơn
vị đóng trên địa bàn tổ chức xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho các đối tượng này;
c) Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ
xây mới hoặc sửa chữa nhà ở phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi hoàn thành
các phần việc theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ xây dựng
nhà ở mới, hoàn thành từ 30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ sửa
chữa nhà ở hiện có) hoặc hoàn thành toàn bộ công trình để tổ chức nghiệm thu
làm cơ sở thực hiện giải ngân vốn hỗ trợ;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm theo dõi, hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong
quá trình xây mới hoặc sửa chữa nhà ở đảm bảo tiến độ và chất lượng; lập biên bản
xác nhận hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành công trình
đưa vào sử dụng (theo mẫu tại Phụ lục III và Phụ lục IV kèm theo Thông tư này).
3. Định mức hỗ trợ và giải ngân vốn hỗ
trợ
a) Nhà xây mới 40 triệu đồng/hộ; sửa
chữa nhà 20 triệu đồng/hộ từ ngân sách trung ương;
b) Cơ chế quản lý, sử dụng, thanh quyết
toán kinh phí nguồn ngân sách trung ương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
Điều 8: Tổ chức
thực hiện
1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
a) Tổng hợp kết quả thực hiện của các
địa phương gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ theo quy định;
b) Đề xuất nguồn vốn và phương án
phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và hàng năm thuộc
lĩnh vực quản lý gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp vào kế hoạch
chung theo quy định;
c) Lập kế hoạch vốn ngân sách trung
ương giai đoạn 2021-2025 và hàng năm để triển khai các hoạt động phục vụ công
tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện Chương trình gửi Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội tổng hợp theo quy định;
d) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành,
cơ quan trung ương hướng dẫn các tỉnh có huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê
duyệt lập Đề án và tổ chức thực hiện hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận
nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 tại địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, cơ
quan trung ương kiểm tra, giám sát, đôn đốc các tỉnh có huyện nghèo được cấp có
thẩm quyền phê duyệt thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo theo đúng mục tiêu và yêu cầu.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt
a) Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ
nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn đúng quy định, phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương, đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích
và có hiệu quả. Tùy điều kiện thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa
phương, quyết định việc hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương góp phần nâng cao
chất lượng nhà ở của các hộ nghèo, hộ cận nghèo ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân
sách trung ương;
b) Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức
thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; hướng
dẫn các thôn, xã xác định thực trạng về nhà ở và chất lượng về nhà ở sau khi được
hỗ trợ;
c) Tổ chức lập và phê duyệt Đề án hỗ
trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo quy định tại Khoản 4 Điều
6 Thông tư này;
d) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình;
đ) Chỉ đạo các cơ quan liên quan, các
cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn, vận
động cộng đồng ủng hộ, giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà
ở;
e) Kiểm tra, giám sát, đánh giá và định
kỳ có báo cáo Quý (theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này) trước ngày 15
tháng cuối Quý và báo cáo năm (theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này)
trước ngày 10 tháng 12 hàng năm kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
g) Lập kế hoạch vốn thực hiện chính
sách (bao gồm tất cả các nguồn vốn), báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả giải
ngân hàng năm gửi về Bộ Xây dựng, Bộ Lao động Thương binh – Xã hội và các cơ
quan có liên quan theo quy định;
h) Chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền,
phổ biến chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đến người dân bằng
hình thức phù hợp. Tổ chức công bố công khai các tiêu chí, đối tượng được thụ
hưởng chính sách.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
huyện
a) Tổng hợp, phê duyệt theo thẩm quyền
danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trên địa
bàn theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn
về nhà ở thuộc diện đối tượng được hỗ trợ; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực;
đảm bảo các hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở đạt chất lượng theo quy định sau
khi được hỗ trợ.
4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp
xã
a) Rà soát, thẩm định, tổng hợp danh
sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở trình Ủy
ban nhân dân cấp huyện tổng hợp phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 6
Thông tư này;
b) Nghiệm thu, xác nhận khối lượng
xây dựng hoàn thành theo giai đoạn (hoàn thành phần móng đối với những hộ
nghèo, hộ cận nghèo xây dựng mới hoặc hoàn thành từ 30% khối lượng công việc
xây dựng trở lên đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở
hiện có) và xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng để làm cơ sở giải
ngân vốn hỗ trợ theo quy định;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo,
giám sát các hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng vốn hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa
nhà ở đúng mục đích, đảm bảo nhà ở phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử
dụng; vận động các tổ chức, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ,
Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ
các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới hoặc sửa chữa nhà ở; phát huy cao nhất khả
năng huy động nguồn lực từ cộng đồng, các nhà cung ứng vật liệu và hộ gia đình;
tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ theo quy định của
pháp luật để đảm bảo giảm giá thành xây dựng nhà ở.
5. Cục Quản lý nhà và thị trường bất
động sản có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra
tình hình thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các
huyện nghèo; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ và kiến nghị việc
sửa đổi, bổ sung để trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, ban hành theo thẩm quyền
hoặc gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 9. Điều khoản
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban
nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp
thời về Bộ Xây dựng để sửa đổi, bổ sung hoặc gửi Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC I
(Kèm
theo Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN HỌP BÌNH XÉT ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ
TRỢ XÂY MỚI HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở
Thôn:…………………………………. Xã (phường, thị
trấn):………………………………………….
Huyện (quận, thị xã): ……………………Tỉnh
(thành phố):……………………………………………
Cuộc họp vào hồi…………… giờ………… phút,
ngày………..tháng………….năm……………….
Địa điểm:……………………………………………………………………………………………………
Thành phần tham gia:
– Chủ trì: Ông (bà)…………………………………………,
Chức vụ:………………………………….
– Đại diện Ban Chỉ đạo rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo cấp xã: Ông (bà)………………………,
Chức vụ:……………………………………………………………………………………………………
– Công chức được giao nhiệm vụ làm
công tác giảm nghèo cấp xã: Ông (bà)………………….,
Chức vụ:……………………………………………………………………………………………………
– Bí thư Chi bộ thôn: Ông (bà)
…………………………………………………………………………..
– Đại diện Mặt trận Tổ quốc xã: Ông
(bà ) ………………………, Chức vụ: ………………..………
– Đại diện đoàn thể: Ông (bà)
…………………………, Chức vụ: ……………………………………
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
– Thư ký: Ông (bà)
……………………………………………………………………………………….
– Số hộ nghèo, hộ cận nghèo
tham gia cuộc họp/số hộ nghèo, hộ cận nghèo của thôn: …………………………………………………….………, Tỷ lệ: ………………………………… %
Nội dung họp
1. Cuộc họp đã nghe Ông (bà)
…………………………, Chức vụ………………………… phổ biến tiêu chí xác định đối tượng được hỗ trợ
xây mới hoặc sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025.
2. Kết quả bình xét hộ nghèo, hộ cận
nghèo được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở:
Cuộc họp kết thúc…………giờ……………….phút
cùng ngày.
Biên bản được lập thành 02 bản, 01 bản
lưu thôn, 01 bản lưu UBND xã.
PHỤ LỤC II
(Kèm
theo Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025)
BẢNG TỔNG HỢP CAM KẾT THỰC HIỆN XÂY DỰNG
MỚI HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CUNG ỨNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG (NẾU CÓ
NHU CẦU)
Tổng hợp cam kết xây dựng mới hoặc sửa
chữa nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhu cầu hỗ trợ cung ứng vật liệu xây dựng
trên địa bàn thôn ……………
1. Đối với xây mới nhà ở
2. Đối với sửa chữa nhà ở
_____________________
1 Chỉ
áp dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã
hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi,
neo đơn, khuyết tật)
2 Chỉ
áp dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên thuộc đối tượng bảo trợ xã
hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi,
neo đơn, khuyết tật)
PHỤ LỤC III
(Kèm
theo Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH THEO GIAI
ĐOẠN XÂY MỚI HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở
Hôm nay, ngày………..tháng…………năm…………………
Tại công trình xây dựng nhà ở:…………………………………………………………………………
Địa chỉ tại thôn: ………………………………….Xã
(phường, thị trấn) ………………………………..
Huyện (quận, thị xã) …………………………………Tỉnh
(thành phố) ……………………………..
Thành phần Ban nghiệm thu xây dựng
nhà ở
1. Đại diện UBND cấp xã
– Ông (bà) …………………………………………….. Chức vụ
………………………………………
2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã
– Ông (bà) …………………………………………….. Chức vụ
………………………………………
3. Đại diện thôn
– Ông (bà) …………………………………………….. Chức vụ
………………………………………
– Ông (bà) …………………………………………….. Chức vụ
………………………………………
4. Đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
– Ông (bà) ………………………………………………………….………………………………………
Nội dung xác nhận
Sau khi kiểm tra, xem xét thực tế phần
công việc đã thực hiện của giai đoạn xây dựng phần móng nhà (hoặc hoàn thành từ
30% khối lượng công việc trở lên đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện
sửa chữa nhà ở hiện có); Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo cấp xã thống nhất nội dung sau:
1. Về khối lượng;
– Xác nhận hoàn thành phần móng nhà ở
□
– Xác nhận hoàn thành từ 30% khối lượng
công việc (đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện sửa chữa nhà ở hiện
có)
□
2. Về chất lượng (Xác nhận việc đạt
hay không đạt yêu cầu về chất lượng)
Đạt
□
Không đạt □
Biên bản lập thành 04 bản; 01 bản chủ
hộ gia đình lưu trữ; 01 bản gửi phòng Tài chính huyện; 01 bản UBND cấp xã lưu
và 01 bản gửi Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
THÀNH
PHẦN THAM GIA XÁC NHẬN
(Ký,
ghi rõ họ tên)
1. Đại diện UBND cấp xã
……………………………………………..………………………………..
2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã
…………………………………………………………………
3. Đại diện thôn
……………………………………………..……………………………………………
4. Đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
……………………………………………..…
PHỤ LỤC IV
(Kèm
theo Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN XÁC NHẬN HOÀN THÀNH XÂY MỚI
HOẶC SỬA CHỮA NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
Hôm nay, ngày……..tháng………năm……………
Tại công trình xây dựng nhà ở:…………………………………………………………………………
Địa chỉ tại thôn: ………………………………….Xã
(phường, thị trấn) ………………………………..
Huyện (quận, thị xã) …………………………………Tỉnh
(thành phố) ……………………………..
Thành phần Ban nghiệm thu xây dựng
nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã gồm
1. Đại diện UBND cấp xã
– Ông (bà) …………………………………………….. Chức vụ
………………………………………
2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã
– Ông (bà) …………………………………………….. Chức vụ
………………………………………
3. Đại diện thôn
– Ông (bà) …………………………………………….. Chức vụ
………………………………………
– Ông (bà) …………………………………………….. Chức vụ
………………………………………
4. Đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
– Ông (bà) …………………………………………………………………………………………………
Nội dung xác nhận
Sau khi kiểm tra, xem xét thực tế nhà
ở đã xây dựng hoàn thành. Ban nghiệm thu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo cấp xã thống nhất các nội dung sau:
1. Về khối lượng:
Xác nhận nhà ở xây mới (hoặc sửa chữa
nhà ở hiện có) của chủ hộ…………..đã hoàn thành. Diện tích sàn sử dụng…………………..m2.
2. Về chất lượng (Xác nhận việc đạt
hay không đạt yêu cầu về chất lượng)
Đạt
□
Không đạt □
Kết luận
Xác nhận công trình đã hoàn thành, đảm
bảo chất lượng theo quy định và đồng ý đưa vào sử dụng.
Biên bản lập thành 04 bản; 01 bản chủ
hộ gia đình lưu trữ; 01 bản gửi phòng Tài chính huyện; 01 bản UBND cấp xã tổng
hợp, lập hồ sơ hoàn thành công trình gửi UBND huyện và 01 bản gửi Mặt trận Tổ
quốc cấp xã.
THÀNH
PHẦN THAM GIA XÁC NHẬN
(Ký,
ghi rõ họ tên)
1. Đại diện UBND cấp xã
……………………………………………..………………………………..
2. Đại diện Mặt Trận Tổ quốc cấp xã
…………………………………………………………………
3. Đại diện thôn
……………………………………………..……………………………………………
4. Đại diện hộ nghèo, hộ cận nghèo
……………………………………………..…
PHỤ LỤC V
(Kèm
theo Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện
nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025)
UBND TỈNH……………
BÁO CÁO HÀNG QUÝ
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ
nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Quý……….năm………..
I. Về số liệu thực hiện
TT
Nội
dung
Đơn
vị
Kế
hoạch hỗ trợ tại địa phương
Kết
quả thực hiện trong Quý
Lũy
kế thực hiện từ đầu Chương trình
Kế
hoạch Quý tiếp theo
Ghi
chú
Tổng
số
Hộ
nghèo
Hộ cận
nghèo
Tổng
số
Hộ
nghèo
Hộ cận
nghèo
Tổng
số
Hộ
nghèo
Hộ cận
nghèo
1
Hộ xây mới nhà ở
hộ
Trong đó:
– Hộ nghèo dân tộc thiểu số
hộ
– Hộ nghèo có thành viên là người
có công với cách mạng
hộ
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên
thuộc đối tượng bảo trợ xã hội
hộ
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật)
hộ
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng
thường xuyên xảy ra thiên tai
hộ
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại
hộ
2
Hộ sửa chữa nhà ở
hộ
Trong đó:
– Hộ nghèo dân tộc thiểu số
hộ
– Hộ nghèo có thành viên là người
có công với cách mạng
hộ
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành
viên thuộc đối tượng bảo trợ xã hội
hộ
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật)
hộ
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc vùng
thường xuyên xảy ra thiên tai
hộ
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại
hộ
3
Tổng số vốn huy động
triệu
đồng
Trong đó:
– Ngân sách Trung ương
triệu
đồng
– Ngân sách địa
phương
triệu
đồng
– Vốn huy động hợp pháp khác
triệu
đồng
4
Kết quả giải ngân vốn hỗ trợ
triệu
đồng
Trong đó:
– Ngân sách Trung ương
triệu
đồng
– Ngân sách địa phương
triệu
đồng
– Vốn huy động hợp pháp khác
triệu
đồng