Thông tin về mã ngành Sư phạm mầm non có thể bạn chưa biết
Thông tin về mã ngành Sư phạm mầm non có thể bạn chưa biết
Bạn có ước mơ trở thành một cô giáo mầm non trong tương lai. Kỳ thi đại học cũng sắp đến gần. Mọi thủ tục của bạn đang cần hoàn thành để nộp nguyện vọng lên các trường. Vậy bạn đã biết gì về mã ngành sư phạm mầm non này chưa. Hãy đọc bài viết dưới đây để có nhiều thông tin hơn.
Hậu quả khi chọn sai mã ngành Sư phạm mầm non
Kỳ thi đại học quốc gia là một kỳ thi cực kỳ quan trọng. Và khâu chuẩn bị hồ sơ cũng quan trọng không kém. Với những bạn có nguyện vọng học sư phạm mầm non thì bạn phải nắm được những thông tin về mã ngành này để điền chính xác các thông tin vào phiếu dự thi đại học.
Hồ sơ này chỉ được gửi một lần nên nếu sai thông tin về mã ngành thì hậu quả là hồ sơ của bạn không hợp lệ. Điều đó đồng nghĩa với việc dù bạn có thi thì cũng không được xét tuyển vào ngôi trường bạn mơ ước. Với ngành sư phạm mầm non thì mỗi hệ giáo dục sẽ có một mã ngành khác nhau. Ví dụ như:
– Các trường Đại học: 7140201.
– Các trường Trung cấp: 42140201.
– Các trường Cao đẳng: 51140201.
Thông tin về ngành Sư phạm mầm non
Ngành Sư phạm mầm non tuyển sinh dựa vào kết quả thi của hai khối là khối C và khối M. Với khối C thì các thí sinh sẽ thi 3 môn văn, sử, địa. Còn khối M thì thí sinh sẽ thi 3 môn Văn, Toán và năng khiếu. Riêng môn năng khiếu sẽ có 3 môn là đọc, kể chuyện và diễn cảm.
Mã ngành Sư phạm mầm non tuyển sinh dựa vào kết quả khối C và khối M.
Các thí sinh chỉ phải quan tâm đến những môn học này nếu dự định học ngành Sư phạm mầm non tại các trường Đại học, Cao đẳng. Còn nếu bạn học Trung cấp thì không cần quá quan tâm đến những môn học đó. Mà bạn chỉ cần chú trọng vào những môn sẽ hỗ trợ công việc sau này.
Mỗi trường lại có một cách thức tuyển sinh khác nhau. Có trường sẽ dựa vào kết quả của khối thi để xét tuyển. Nhưng cũng có trường chỉ dựa vào kết quả của những môn cuối cấp 3 để xét tuyển.
Mã ngành Sư phạm mầm non tuyển sinh dựa vào kết quả khối C và khối M.
Ngoài ra thì sinh viên cũng cần học thêm những kỹ năng khác như: kỹ năng tin học văn phòng, giao tiếp, ngoại ngữ căn bản…
Bên cạnh việc học trên trường lớp thì giáo viên mầm non còn phải hiểu thêm các kiến thức về tâm lý trẻ con. Tìm kiếm phương pháp dạy hiệu quả nhất cho quá trình phát triển và nhận thức của trẻ. Biết cách chế tạo và vận dụng khéo léo các dụng cụ giảng dạy cũng là một kỹ năng cần thiết khi theo nghề này. Tuy nhiên trên tất cả đó chính là cái tâm với nghề, yêu trẻ con, kiên nhẫn và chịu đựng được áp lực cao trong công việc.