THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, VIỄN THÔNG

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì ?
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông.
Kiến thức:
– Vận dụng kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành như: kỹ thuật đo lường, xử lý số tín hiệu, kỹ thuật truyền số liệu, kỹ thuật vi điều khiển, thiết kế mạch điện tử, công nghệ IoT, mạng truyền thông công nghiệp, công nghệ vi điện tử, kỹ thuật truyền hình, thông tin di động, hệ thống viễn thông,… để phân tích, thiết kế, lập trình điều khiển được các thiết bị điện tử trong dân dụng, công nghiệp và viễn thông.
– Phân tích, phát triển được các mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh; lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động trong lĩnh vực điện tử – viễn thông.
Kỹ năng:
– Sinh viên có kỹ năng lắp đặt, vận hành, kiểm tra, chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện tử trong dân dụng, công nghiệp và viễn thông.
– Có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại như: Modbus, EtherNet, DeviceNet, Profinet, RS485, RS422,… Sử dụng các chuẩn truyền thông này để điều khiển các cơ cấu chấp hành như: động cơ servo, biến tần, các hệ thống thuỷ – khí, hệ thống công nghiệp truyền nhận dữ liệu qua Internet, SQL Service,…
– Có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
– Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và cho người khác. Vận dụng được kiến thức chuyên môn để phản biện, cải tiến công nghệ và nâng cấp các thiết bị điện tử trong dân dụng, công nghiệp và viễn thông.
Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học và thường xuyên tham gia hoạt động tại Câu lạc bộ Robot; CLB Truyền thông; CLB khởi nghiệp,… để không ngừng sáng tạo, cọ sát phát triển bản thân.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông nghiên cứu ứng dụng công nghệ IoT
để điều khiển hệ thống viễn thông tại Trung tâm thực hành, thực nghiệm Khoa Điện.


Sinh viên nghiên cứu ứng dụng mạng truyền thông công nghiệp
để điều khiển hệ thống tự động hoá theo mô hình Master-Slave tại Trung tâm thực hành, thực nghiệm Khoa Điện.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông nghiên cứu ứng dụng công nghệ IoTđể điều khiển hệ thống viễn thông tại Trung tâm thực hành, thực nghiệm Khoa Điện.Sinh viên nghiên cứu ứng dụng mạng truyền thông công nghiệpđể điều khiển hệ thống tự động hoá theo mô hình Master-Slave tại Trung tâm thực hành, thực nghiệm Khoa Điện.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

– Đảm nhận được công việc ở các vị trí: thiết kế, cải tiến, quản lý, chỉ đạo các hệ thống sản xuất mạch điện tử, mạch điều khiển và hệ thống viễn thông.
– Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp; thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô,…
– Làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác. Cán bộ tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông.
– Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và Viện nghiên cứu; đủ điều kiện theo học ở các bậc trình độ cao hơn.
 

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông.Kiến thức:- Vận dụng kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành như: kỹ thuật đo lường, xử lý số tín hiệu, kỹ thuật truyền số liệu, kỹ thuật vi điều khiển, thiết kế mạch điện tử, công nghệ IoT, mạng truyền thông công nghiệp, công nghệ vi điện tử, kỹ thuật truyền hình, thông tin di động, hệ thống viễn thông,… để phân tích, thiết kế, lập trình điều khiển được các thiết bị điện tử trong dân dụng, công nghiệp và viễn thông.- Phân tích, phát triển được các mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh; lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động trong lĩnh vực điện tử – viễn thông.Kỹ năng:- Sinh viên có kỹ năng lắp đặt, vận hành, kiểm tra, chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện tử trong dân dụng, công nghiệp và viễn thông.- Có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại như: Modbus, EtherNet, DeviceNet, Profinet, RS485, RS422,… Sử dụng các chuẩn truyền thông này để điều khiển các cơ cấu chấp hành như: động cơ servo, biến tần, các hệ thống thuỷ – khí, hệ thống công nghiệp truyền nhận dữ liệu qua Internet, SQL Service,…- Có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.- Có kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và cho người khác. Vận dụng được kiến thức chuyên môn để phản biện, cải tiến công nghệ và nâng cấp các thiết bị điện tử trong dân dụng, công nghiệp và viễn thông.Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tin học và thường xuyên tham gia hoạt động tại Câu lạc bộ Robot; CLB Truyền thông; CLB khởi nghiệp,… để không ngừng sáng tạo, cọ sát phát triển bản thân.