Thông tin Học viện Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Là đơn vị đi đầu trong đào tạo và nghiên cứu lĩnh vực hành chính học, Học viện Hành chính quốc gia được nhiều người học quan tâm. Dưới đây là thông tin tổng quan Học viện Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tìm hiểu lịch sử hình thành Học viện
Ngày 30/10/1976, theo Quyết định số 213-CP của Thủ tướng Chính phủ, Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương được thành lập tại miền Nam trực thuộc Ban Tổ chức của Chính phủ, đặt tại số 10 đường 3/2 Tp. Hồ Chí Minh .
Ngày 30/8/1977, theo Quyết định số 231/CP của Hội đồng Chính phủ, Trường Hành chính Trung ương từ Ban Tổ chức của Chính phủ được chuyển sang trực thuộc Phủ Thủ tướng, trong đó có Phân hiệu Trường Hành chính Trung ương đóng tại Tp. Hồ Chí Minh.
Ngày 15/02/2007, theo Quyết định số 152/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Cơ sở Học viện tại Tp. Hồ Chí Minh được trở thành Phân viện của Học viện Hành chính Quốc gia tại Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Quyết định này chưa được triển khai thực hiện do việc hợp nhất giữa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính Quốc gia.
Ngày 10/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 121/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2013. Mục 4 Nghị quyết này nêu rõ: Chuyển Học viện Hành chính từ Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về Bộ Nội vụ theo Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; văn bản số 176-CV/TW ngày 23-10-2013 của Ban Bí thư và gọi tên là Học viện Hành chính Quốc gia.
2. Giới thiệu chung về Học viện Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Học Viện Hành Chính Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh có bề dày kinh nghiệm lâu đời qua phương pháp đào tạo với kế hoạch giảng dạy trọng điểm.
Nhà trường sở hữu đội ngũ giảng viên chất lượng nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng với số lượng lớn các lớp, các khóa; tham gia xây dựng, đổi mới chương trình, giáo trình của hệ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, đặc biệt là Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý công và thạc sỹ Chính sách công.
Những học phần đã được quan tâm, khuyến khích, ủng hộ mạnh mẽ trong việc cử giảng viên đi học nâng cao trình độ bậc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ; tham dự các đoàn công tác khảo sát tiếp thu kinh nghiệm trong nước và nước ngoài; hướng nghiệp, tạo môi trường cho các giảng viên trẻ rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ.
Mục tiêu của học viện là tiếp tục mới mạnh mẽ, thực chất, toàn diện các mặt công tác, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự, nhất là đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu, nâng cao vị trí pháp lý, vai trò của Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh trong hệ thống Học viện Hành chính Quốc gia.
3. Học viện hành chính Quốc gia ngưng tuyển sinh hệ cử nhân
Từ năm 2018, Học viện Hành chính quốc gia không còn nhiệm vụ đào chính quy, không chính quy bậc cử nhân. Thông tin này thực hiện theo quyết định số 05/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó có quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia. Hiện nay, ngôi trường có nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm; Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý…
Song song với đó là đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, họ còn thực hiện nghiên cứu khoa học hành chính, quản lý nhà nước và khoa học chính sách phục vụ công tác giảng dạy của Học viện.
Học viện cùng với các đơn vị của bộ Nội Vụ xây dựng chương trình, chiến lược, kế hoạch, quy chế với các văn bản quy phạm pháp luật khi được cấp có thẩm quyền giao; tổ chức biên soạn tài liệu, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, cán bộ, viên chức theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Quản lý phôi, cấp các loại chứng chỉ, văn bằng thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của Học viện theo quy định của pháp luật; Thực hiện công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và theo quy định của pháp luật…
Nếu so với quyết định trước đây của Chính Phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với cơ cấu tổ chức của Học viện Hành chính Quốc gia, thì hiện nay Học viện không còn chức năng, nhiệm vụ đào tạo hệ Đại học chính quy và không chính quy.
Học viện Hành chính Quốc gia từ năm 2018 trở thành trung tâm quốc gia thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực, kỹ năng về lãnh đạo, hành chính, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về Học viện Hành chính quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.
>>> Xem ngay Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch để tìm hiểu thông tin tổng quan về đơn vị đào tạo hệ học Trung cấp, Cao đẳng uy tín, chất lượng.
Rate this post