Thời hiệu xử phạt thuế – Gonnapass

Mốc thời gian
Các hành vi áp dụng
 Chi tiết
Cơ sở pháp lý

02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm
Vi phạm thủ tục thuế

Vi phạm về hóa đơn

Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định, trừ 02 trường hợp:

(1) Ngày thực hiện hành vi vi phạm là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuếđối với hành vi quy định tại

> Khoản 1 Điều 10

> Điểm a, b khoản 2, khoản 3 Điều 10

> Điểm a khoản 4 Điều 10

> Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11

> Điểm a khoản 5 Điều 11

> Khoản 1, 2, 3 Điều 13

> Điểm a, b khoản 4 Điều 13

> Khoản 5 Điều 13

(2) Ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm đối với hành vi quy định tại

> Điểm c khoản 2 Điều 10

> Điểm b khoản 4 Điều 10

> Điểm b khoản 5 Điều 11

> Điểm c, d khoản 4 Điều 13 

Luật quản lý thuế 2019, điều 137 và Nghị định 125/2020/NĐ-CP điều 8

05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm

> Trốn thuế (Chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)

> Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu

Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
Luật quản lý thuế 2019, điều 137 và Nghị định 125/2020/NĐ-CP điều 8

10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

Không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ (1) Số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng (2) Tiền chậm nộp vào ngân sách

Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
Luật quản lý thuế 2019, điều 137 và Nghị định 125/2020/NĐ-CP điều 8

Vô thời hạn
Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Luật quản lý thuế 2019, điều 137 và Nghị định 125/2020/NĐ-CP điều 8