Thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính

Thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chínhKhắc phục hậu quả có thể được hiểu là việc người có hành vi vi phạm hành chính sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra. Theo quy định thì một hành vi vi phạm có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả bên cạnh các hình thức xử phạt khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như không xác định được đối tượng vi phạm, hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt.. thì biện pháp này chỉ được áp dụng độc lập. Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định có 9 biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. Ngoài những biện pháp chính nêu trên thì tùy từng lĩnh vực quản lý nhà nước, Chính phủ có thể quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành.Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã chứng minh rằng việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính là hiệu quả và thiết thực, đó không chỉ là những biện pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại hay khắc phục hậu quả, mà còn là hình thức nhằm đảm bảo trật tự quản lý hành chính nhà nước. Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc Hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã quy định bổ sung thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả, quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn về nguyên tắc áp dụng, thẩm quyền ra quyết định và thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, Luật không có điều khoản nào quy định cụ thể về thời hiệu áp dụng biện pháp này, do vậy trong quá trình thực thi có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự không thống nhất. Cụ thể, có ý kiến cho rằng thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính là thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xửlý vi phạm hành chính. Quan điểm này căn cứ vào giải thích từ ngữ tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều này giải thích như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chínhTheo quy định này thì biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Do vậy, quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều 6 Luật này được áp dụng cả đối với biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính thông thường là 01 năm. Đối với các trường hợp vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi là 02 năm. Ngoài ra, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế như: trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì áp dụng thời hiệu theo quy định của pháp luật về thuế. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính không có điều khoản quy định cụ thể về thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nhưng việc áp dụng biện pháp này được hiểu là vô thời hạn. Quan điểm này căn cứ vào khoản 2 Điều 65 như sau:Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật nàyĐiểm c Điều 65 quy định những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật nàyCăn cứ vào những quy định này có thể hiểu rằng, một hành vi vi phạm hành chính nếu hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ không bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Do việc ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không bị giới hạn bởi thời hạn xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên được hiểu là vô thời hạn, có nghĩa rằng người có thẩm quyền có thể ra quyết định áp dụng biện pháp này bất cứ thời điểm nào kể từ thời điểm chấm dứt hoặc phát hiện hành vi vi phạm. Tác giả cho rằng cách hiểu của ý kiến thứ hai là hợp lý hơn với thực tiễn và ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính đó là nhằm hạn chế và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Do vậy, mặc dù trong những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng do hành vi vi phạm hành chính đã để lại hậu quả nhất định cho xã hội, vì vậy tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đối với hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Tuy nhiên, để có sự thống nhất về thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đảm bảo người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp này đúng thời điểm, mục đích để phát huy hiệu quả của nó, cũng như hạn chế sự tùy tiện trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, pháp luật cần phải có quy định, giải thích rõ ràng hơn về vấn đề này.Trần Thị Túy

Thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính

Khắc phục hậu quả có thể được hiểu là việc người có hành vi vi phạm hành chính sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính của mình gây ra. Theo quy định thì một hành vi vi phạm có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả bên cạnh các hình thức xử phạt khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như không xác định được đối tượng vi phạm, hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt.. thì biện pháp này chỉ được áp dụng độc lập.

Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định có 9 biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật

. Ngoài những biện pháp chính nêu trên thì tùy từng lĩnh vực quản lý nhà nước, Chính phủ có thể quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành.

 Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã chứng minh rằng việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính là hiệu quả và thiết thực, đó không chỉ là những biện pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại hay khắc phục hậu quả, mà còn là hình thức nhằm đảm bảo trật tự quản lý hành chính nhà nước. Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc Hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã quy định bổ sung thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả, quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn về nguyên tắc áp dụng, thẩm quyền ra quyết định và thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, Luật không có điều khoản nào quy định cụ thể về thời hiệu áp dụng biện pháp này, do vậy trong quá trình thực thi có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự không thống nhất. Cụ thể, có ý kiến cho rằng thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính là thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử  lý vi phạm hành chính. Quan điểm này căn cứ vào giải thích từ ngữ tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều này giải thích như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định này thì biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Do vậy, quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều 6 Luật này được áp dụng cả đối với biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó, thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính thông thường là 01 năm. Đối với các trường hợp vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi là 02 năm. Ngoài ra, vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế như: trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì áp dụng thời hiệu theo quy định của pháp luật về thuế.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng mặc dù Luật Xử lý vi phạm hành chính không có điều khoản quy định cụ thể về thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nhưng việc áp dụng biện pháp này được hiểu là vô thời hạn. Quan điểm này căn cứ vào khoản 2 Điều 65 như sau:. “Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. Điểm c Điều 65 quy định những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này’. Căn cứ vào những quy định này có thể hiểu rằng, một hành vi vi phạm hành chính nếu hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ không bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền vẫn có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Do việc ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không bị giới hạn bởi thời hạn xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên được hiểu là vô thời hạn, có nghĩa rằng người có thẩm quyền có thể ra quyết định áp dụng biện pháp này bất cứ thời điểm nào kể từ thời điểm chấm dứt hoặc phát hiện hành vi vi phạm.

Tác giả cho rằng cách hiểu của ý kiến thứ hai là hợp lý hơn với thực tiễn và ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính đó là nhằm hạn chế và khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Do vậy, mặc dù trong những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng do hành vi vi phạm hành chính đã để lại hậu quả nhất định cho xã hội, vì vậy tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đối với hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Tuy nhiên, để có sự thống nhất về thời hiệu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đảm bảo người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp này đúng thời điểm, mục đích để phát huy hiệu quả của nó, cũng như hạn chế sự tùy tiện trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, pháp luật cần phải có quy định, giải thích rõ ràng hơn về vấn đề này.

Trần Thị Túy

Các tin khác

  • Luật Đấu thầu năm 2013 – Cơ sở pháp lý đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng. minh bạch và hiệu quả kinh tế

    (04/03/2014)

  • Vấn đề sáp nhập doanh nghiệp – trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm, cần được hướng dẫn áp dụng

    (28/02/2014)

  • Những đổi mới quan trọng về chính sách đất đai trong Luật Đất đai năm 2013

    (26/02/2014)

  • Văn bản pháp luật và vấn đề “hủy bỏ” và “bãi bỏ” văn bản pháp luật khiếm khuyết

    (26/02/2014)

  • Tính hợp lý của văn bản QPPL của chính quyền địa phương

    (20/02/2014)

  • Một số giải pháp tăng cường tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật

    (18/02/2014)

  • Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi)

    (12/02/2014)