Thời gian làm việc của Bệnh viện Xây dựng

Lịch làm việc ở mỗi bệnh viện là khác nhau. Vì vậy để thuận tiện cho việc đi khám, tránh tình trạng chờ lâu hoặc đi khám vào giờ nghỉ thì bạn cần biết rõ thời gian hoạt động của bệnh viện. Hãy cùng IVIE – Bác sĩ ơi tìm hiểu về thời gian làm việc của Bệnh viện Xây dựng qua bài viết dưới đây.

1. Thời gian làm việc của bệnh viện xây dựng

Thời gian làm việc mỗi ngày của Bệnh viện Xây dựng 

Thời gian làm việc mỗi ngày của Bệnh viện Xây dựng 

Mỗi ngày, bệnh viện tiếp đón số lượng bệnh nhân cực kỳ lớn. Vì vậy, thời gian làm việc của Bệnh viện Xây dựng có một vài thay đổi.

Thời gian làm việc theo đúng quy định chung của bệnh viện là:

– Sáng: 8h00 – 12h00, chiều 13h30 – 17h00 từ thứ 2 – thứ 6 hằng tuần.

– Thứ 7 chỉ làm việc vào buổi sáng từ 8h00 – 12h00.

– Riêng khu vực cấp cứu tiếp đón và xử trí bệnh nhân 24/7.

– Bệnh viện hiện tại không tiếp nhận và khám ngoại giờ hành chính. Do đó, nếu bạn muốn đi khám thông thường thì cần tới theo giờ hành chính theo đúng quy định của bệnh viện.

Việc thay đổi khung giờ làm việc muộn hơn giúp người bệnh có thời gian chuẩn bị và không phải đi thật sớm để chờ số, đặc biệt là người dân ở khu vực xa bệnh viện. Hoặc để chắc chắn không có sự thay đổi về thời gian hoạt động, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên qua số hotline để được tư vấn.

2. Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Xây dựng

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Xây dựng 

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Xây dựng 

Bệnh viện Xây dựng trực thuộc Bộ Xây Dựng và hoạt động theo sự chỉ đạo, định hướng của Bộ Y tế. Do đó, quy trình khám chữa bệnh tùy theo đối tượng thuộc đối tượng có BHYT, đối tượng khám dịch vụ. Dưới đây là quy trình khám đúng chuẩn của Bệnh viện Xây dựng.

Bước 1: Xác định thời gian làm việc của Bệnh viện Xây dựng sau đó đăng ký khám tại quầy và nhận số thứ tự. Một số đối tượng như người già >75 tuổi, trẻ nhỏ hơn 6 tuổi, thương binh… sẽ có khu vực ưu tiên và không cần phải lấy số thứ tự. 

Bước 2: Khi số thứ tự xuất hiện trên màn hình LED thì di chuyển tới quầy làm thủ tục như:

– Khai báo các thông tin cá nhân như ngày sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại.

– Cung cấp các giấy tờ cần thiết như chứng minh thư, giấy hẹn tái khám, giấy chuyển tuyến (nếu có), sổ khám sức khỏe.

– Khai báo tình trạng sức khỏe để nhân viên sắp xếp phòng khám nội, ngoại, da liễu…phù hợp.

Bước 3: Nhân viên y tế sẽ cập nhật thông tin người bệnh lên hệ thống. Sau đó cung cấp số thứ tự, các hướng dẫn cần thiết để người bệnh di chuyển lại khu vực phòng khám.

Bước 3: Di chuyển đến khu vực phòng khám, nạp sổ khám và chờ gọi đến tên.

Bước 4: Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết.

Bước 5: Đi làm các xét nghiệm theo hướng dẫn của nhân viên y tế và cầm kết quả về lại phòng khám ban đầu.

Bước 6: Bác sĩ kết hợp khám lâm sàng và kết quả cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán phù hợp. Tùy theo tình trạng bệnh để kê đơn thuốc hoặc chỉ định nhập viện điều trị.

Bước 7: Đưa đơn thuốc và sổ khám bệnh về quầy làm thủ tục ban đầu để nhận lại thẻ BHYT, chứng minh thư và thanh toán tiền. Nếu có BHYT sẽ được hưởng các chính sách miễn giảm theo quy định của nhà nước.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thẻ bảo hiểm được Bảo lãnh viện phí tại Bệnh viện Xây dựng. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo loại thẻ bạn đang sử dụng có liên kết tại Bệnh viện Xây dựng.

Bước 8: Di chuyển lại quầy thuốc bệnh viện và nhận thuốc theo đơn.

3. Một số lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Xây dựng Hà Nội

Những lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Xây dựng 

Những lưu ý khi đi khám tại Bệnh viện Xây dựng 

Để tiết kiệm thời gian và tránh tâm lý hoang mang khi đi khám, bạn cần lưu ý các thông tin dưới đây:

– Quy trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện hay phòng khám sẽ có một chút khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung đều có các bước cơ bản như làm thủ tục, cung cấp giấy tờ, đi làm xét nghiệm…

– Khi đi khám cần mang theo đầy đủ các loại giấy tờ như thẻ bảo hiểm, căn cước công dân, số khám bệnh, giấy tờ chuyển tuyến (nếu có).

– Mang theo đơn thuốc cũ để thuận tiện cho bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh và đưa ra kết luận chính xác nhất.

– Tìm hiểu thời gian làm việc của Bệnh viện Xây dựng trước khi đi khám. Nên đến sớm hơn giờ hành chính khoảng 30 phút để làm các thủ tục và được khám sớm.

– Nên chủ động đăng ký khám bệnh trước để tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Bạn có thể đặt lịch trên website, fanpage hoặc gọi điện trực tiếp qua số hotline.

– Nên nhịn đói để kết quả các xét nghiệm như đường máu, siêu âm ổ bụng được chính xác hơn.

– Nhịn ăn trước 8 tiếng, uống ít nước nếu có làm nội soi dạ dày.

– Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích vì chúng làm ảnh hưởng đến các kết quả xét nghiệm.

– Đối với siêu âm ổ bụng bạn có thể uống nhiều nước, nhịn tiểu…để kiểm tra chính xác phần tử cung, buồng trứng, bàng quang, tuyến tiền liệt…

– Mặc trang phục thoải mái để thuận tiện cho quá trình thăm khám.

– Trao đổi với bác sĩ bất cứ thắc mắc nào của bạn về tình trạng sức khoẻ để được giải đáp kíp thời.

– Đối với nữ giới cần thông báo cho bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân có bầu hoặc đang trong thai kỳ. Bởi một số xét nghiệm như chụp X quang, chụp CT có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Trên đây là những thông tin về thời gian làm việc của Bệnh viện Xây dựng mà IVIE – Bác sĩ ơi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Để nhận thêm nhiều thông tin mới về các bệnh viện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín, bạn đọc có thể truy cập website IVIE – Bác sĩ ơi để được nhân viên tư vấn chi tiết.

IVIE – Bác sĩ ơi – nền tảng đặt lịch khám bệnh online hàng đầu tại Việt Nam. Hỗ trợ kết nối hệ thống bệnh viện phòng khám lớn đến với người bệnh trên cả nước. Đặt lịch khám bệnh đúng chuyên khoa, cơ sở y tế phù hợp, đặt khám với bác sĩ theo yêu cầu, khám bệnh trực tuyến qua video call…  

Nếu muốn đặt lịch khám trước tại các bệnh viện, phòng khám thần kinh uy tín tại Hà Nội, hoặc trên cả nước, bạn liên hệ ngay với IVIE – Bác sĩ ơi qua Hotline: 1900 638 367 để được tư vấn chi tiết.