Thơ trữ tình là gì? | Lazi.vn – Cộng đồng Tri thức & Giáo dục

1. Khái lược về thơ trữ tình:
– Thơ là một thể loại văn học được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn súc tích, theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm,… của người nghệ sĩ về đời sống thông qua những hình tượng nghệ thuật.
– Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đ/s; hiện thực tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể.
– Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm. 

2. Đặc điểm chung của thơ trữ tình:

2.1. Tính trữ tình:
Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. TP thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đ/s vào tâm hồn nhà thơ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TP thơ. Nắm vững đặc điểm này ta sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng TP thơ. Nghĩa là, khi phân tích TP thơ, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập, mà điều cốt lõi là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên. 

2.2. Chủ thể trữ tình:
Trong TP thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống. Con người ấy được gọi là chủ thể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể trữ tình là con người đang cảm xúc, suy tư trong TP thơ. Nhân vật trữ tình trong TP thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm. Trong TP thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của TP. Cho nên, khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Muốn phân tích nội dung trữ tình thì nhất thiết, nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung trữ tình luôn chứa trong chủ thể trữ tình.

2.3.Nội dung phản ánh trong thơ trữ tình:
2.3.1.Thơ trữ tình biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người.
Trong TP trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ … được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của TP. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận trước hết là thế giới nội tâm, là thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con người và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của TP trữ tình. 

2.3.2. Thơ trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan.
TP trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì…Do đó, hiện tượng c/s vẫn được thể hiện trong TP trữ tình. Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, TP trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đ/s khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, TP trữ tình cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nó là nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ …của con người.

2.3.4.Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình:

2.4.1.Ngôn ngữ thơ trữ tình hàm súc, cô đọng
Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm.

2.4.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhịp điệu
Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo ra nhịp điệu thơ. Cuối mỗi dòng thơ đều có chỗ ngắt nhịp. Tuỳ theo số chữ trong mỗi dòng mà nhịp thơ thể hiện khác nhau.Và theo từng cung bậc tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen nhau…Ngoài ra, trong các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần, chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo.

2.4.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính hoạ
Bằng những âm thanh luyến láy, bằng những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp, nhà thơ đã xây dựng nên những câu thơ, những hình tưọng thơ có sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ.
Thơ được xây dựng bằng những hình tượng NT có sức gợi cảm lớn. Thi trung hữu hoạ, trong thơ thể hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm nhận những vần thơ khắc hoạ. Đó là tính hoạ trong thơ. 

2.4.4.Ngôn ngữ thơ phải có tính biểu hiện:
VH nói chung, thơ ca nói riêng phản ánh hiện thực c/s qua hình tượng NT. Nghĩa là điều mà nhà nghệ sĩ nhận thức, suy tư về c/s luôn được thể hiện một cách gián tiếp. Để làm được điều này người nghệ sĩ đi vào khai thác khả năng biểu hiện của ngôn ngữ. Đó là cách tổ chức sắp xếp ngôn ngữ sao cho từ một hình thức biểu đạt có thể có nhiều nội dung biểu đạt. Đó là quá trình chuyển nghĩa tạo nên lượng ngữ nghĩa kép trong thơ.

– Thơ là một thể loại văn học được xây dựng bằng hình thức ngôn ngữ ngắn gọn súc tích, theo những quy luật ngữ âm nhất định, nhằm phản ánh tâm trạng, thái độ, tình cảm,… của người nghệ sĩ về đời sống thông qua những hình tượng nghệ thuật.- Trữ tình là phương thức phản ánh (hiện thực đ/s; hiện thực tâm trạng) bằng cách bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý thức của tác giả thông qua cái tôi trữ tình, mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể.- Thơ trữ tình dùng để chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư, cá thể về đời sống, thể hiện tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại nói chung. Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ. TP thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. Những rung động ấy xét đến cùng là những tiếng dội của những sự kiện, những hiện tượng đ/s vào tâm hồn nhà thơ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của TP thơ. Nắm vững đặc điểm này ta sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng TP thơ. Nghĩa là, khi phân tích TP thơ, ta không phải đi sâu vào mổ xẻ, cắt nghĩa, lí giải về các chi tiết, sự kiện, sự việc được nhà thơ đề cập, mà điều cốt lõi là thấy và nói được những cảm xúc, tâm trạng, thái độ và suy tư của nhà thơ về các vấn đề trên.Trong TP thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống. Con người ấy được gọi là chủ thể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể trữ tình là con người đang cảm xúc, suy tư trong TP thơ. Nhân vật trữ tình trong TP thơ chỉ hiện diện, đối thoại với độc giả bằng những sắc thái tình cảm, thái độ tình cảm. Trong TP thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của TP. Cho nên, khi phân tích thơ, ta phải phân tích nội dung trữ tình. Muốn phân tích nội dung trữ tình thì nhất thiết, nắm bắt và phân tích được chủ thể trữ tình. Bởi lẽ, nội dung trữ tình luôn chứa trong chủ thể trữ tình.Trong TP trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ … được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của TP. Ở đây, nhà thơ có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào. Người đọc cảm nhận trước hết là thế giới nội tâm, là thái độ xúc cảm và tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con người, cuộc đời và thiên nhiên. Nhà thơ có thể không cần phải miêu tả kỹ về con người và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những tình cảm đó. Ðiều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của tác giả là đặc điểm tiêu biểu, đầu tiên của TP trữ tình.TP trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được xác lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn đề gì…Do đó, hiện tượng c/s vẫn được thể hiện trong TP trữ tình. Mặc dù thể hiện thế giới chủ quan của con người, TP trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đ/s khách quan bằng các chi tiết chân thật, sinh động. Như vậy, TP trữ tình cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng chức năng chủ yếu của nó là nhằm biểu hiện những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ …của con người.Để có một vần thơ lắng đọng, các nhà thơ phải lao động hết mình để lựa chọn ra những ngôn từ thơ tốt nhất diễn tả được cảm xúc tình cảm của mình. Đó là sự gọt giũa về mặt ngôn từ để tạo ra những từ ngữ thơ mà đọc lên người đọc ấn tượng và hiểu thấu nội dung tư tưởng nhà thơ gửi gắm.Trong thơ, sự phân dòng của lời thơ nhằm mục đích nhịp điệu, tạo ra nhịp điệu thơ. Cuối mỗi dòng thơ đều có chỗ ngắt nhịp. Tuỳ theo số chữ trong mỗi dòng mà nhịp thơ thể hiện khác nhau.Và theo từng cung bậc tình cảm thì nhà thơ sử dụng thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ hoặc dài hơn, hoặc ngắn hơn chen nhau…Ngoài ra, trong các thể thơ Việt nam như lục bát, song thất lục bát tứ tuyệt, hát nói…là những cấu tạo nhịp điệu đặc biệt, có lưng, vần, chân, lối ngắt nhịp riêng độc đáo.Bằng những âm thanh luyến láy, bằng những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc và cách ngắt nhịp, nhà thơ đã xây dựng nên những câu thơ, những hình tưọng thơ có sức truyền cảm lớn, tạo nên những cung bậc tình cảm tinh tế của người nghệ sỹ.Thơ được xây dựng bằng những hình tượng NT có sức gợi cảm lớn. Thi trung hữu hoạ, trong thơ thể hiện những bức tranh hoàn mỹ mà người đọc có thể hình dung khi cảm nhận những vần thơ khắc hoạ. Đó là tính hoạ trong thơ.VH nói chung, thơ ca nói riêng phản ánh hiện thực c/s qua hình tượng NT. Nghĩa là điều mà nhà nghệ sĩ nhận thức, suy tư về c/s luôn được thể hiện một cách gián tiếp. Để làm được điều này người nghệ sĩ đi vào khai thác khả năng biểu hiện của ngôn ngữ. Đó là cách tổ chức sắp xếp ngôn ngữ sao cho từ một hình thức biểu đạt có thể có nhiều nội dung biểu đạt. Đó là quá trình chuyển nghĩa tạo nên lượng ngữ nghĩa kép trong thơ.