Thiết kế kỹ thuật là gì? Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Thiết kế kỹ thuật là gì? Nó được coi là bước không thể thiếu không thể thiếu trong mỗi dự án xây dựng. Vậy thiết kế kỹ thuật có vai trò như thế nào? Hồ sơ thiết kế cần có những nội dung gì? Cùng VRO Group tham khảo trong bài viết dưới đây.

 Thiết kế kỹ thuật là gì

Thiết kế kỹ thuật là gì?

Thiết kế kỹ thuật là gì? Theo như Luật xây dựng Việt Nam được ban hành vào năm 2014, thiết kế kỹ thuật được đính nghĩa như sau:

Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở. Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.”

Khái niệm thiết kế kỹ thuật

Khái niệm thiết kế kỹ thuật

Vai trò của thiết kế kỹ thuật là gì?

Được coi là công đoạn quan trọng không thể thiếu trong mỗi dự án xây dựng, chỉ xếp sau thiết kế cơ sở. Thiết kế kỹ thuật có vai trò như sau:

Kiến trúc tham chiếu

Nó là bản thiết kế cho bất kỳ triển khai hệ thống thành công nào. Kiến trúc tham chiếu là nền tảng cho sự lắp ráp giải pháp. Đặc biệt nó đóng vai trò là bằng chứng cho sự hợp lệ của thiết kế kỹ thuật.

Khả năng thích ứng

Việc chọn một thiết kế có thể thích ứng với các yêu cầu, xu hướng và tích hợp các công nghệ mới thường rất khó. Cho nên việc thiết kế kỹ thuật là điều bắt buộc để dự đoán tương lai. Căn cứ vào đó để điều chỉnh công trình cho phù hợp.

Tự động hóa

Có nghĩa là tự động mở rộng quy mô cho đến khi xoay vòng tệp, là chìa khóa cho hệ thống hiệu quả có thể quản lý. Xác định và nhúng các công cụ thích hợp để tự động hóa trong quá trình thiết kế. Điều này giúp loại bỏ các lý do không thể thực hiện để gửi chúng sau này.

Vai trò của thiết kế kỹ thuật

Vai trò của thiết kế kỹ thuật

Bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật cần có những nội dung gì?

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, nó có thể cần thiết trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình thi công. Một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật chuẩn gồm 3 nội dung chính sau đây:

Phần thuyết minh

  • Thuyết minh tổng quát công trình xây dựng.
  • Nội dung cơ bản của dự án đầu tư được duyệt.
  • Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu được áp dụng khi thi công.
  • Điều khoản căn cứ để lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
  • Tóm tắt nội dung đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
  • Các thông tin và chỉ tiêu mà công trình cần phải đạt được dựa trên phương án đã được chọn.
  • Thiết kế tổ chức xây dựng, trình bày các chỉ dẫn chính về biện pháp thi công và an toàn trong thi công xây dựng.
  • Sự tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường, kỹ thuật chi phối công tác thiết kế: Cần có các tài liệu về địa hình, địa chất công trình, khí tượng thủy văn ở khu vực xây dựng, các tác động môi trường, những điều kiện phát sinh sau khi lập dự án.
  • Về kinh tế kỹ thuật
  • Năng lực, công suất thiết kế và các thông số cụ thể của công trình xây dựng.
  • Trình bày phương án, danh mục và chất lượng sản phẩm khi hoàn thành.
  • Những chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật và hiệu quả mang lại từ việc đầu tư.
  • Công nghiệp trong thi công
  • Nếu phương pháp sản xuất và cách bố trí dây chuyền công nghệ chi tiết.
  • Tính toán kỹ lưỡng và lựa chọn thiết kế phù hợp.
  • Cần đề xuất những biện pháp an toàn trong lao động, sản xuất. Ví dụ như hệ thống phòng cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
  • Kiến trúc xây dựng
  • Bố trí tổng thể mặt bằng, diện tích xây dựng và sử dụng.
  • Giải pháp tối ưu cho kiến trúc, kết cấu, nền móng,…
  • Giải pháp tối ưu về kỹ thuật xây dựng.
  • Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống cung cấp điện, nước, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy, điều khiển tự động,… Đối với từng hạng mục đều phải có bản tính đi kèm. Bên cạnh đó, người thiết kế kỹ thuật còn phải nêu rõ phương pháp và kết quả tính toán.
  • Hệ thống giao thông và thiết bị phục vụ cho việc vận tải.
  • Tạo cảnh quan bên ngoài như sân vườn, lối đi, hoa cỏ, cây cảnh quanh dự án xây dựng.
  • Bảng tổng hợp khối lượng vật tư xây dựng, thiết bị công nghệ cho từng hạng mục công trình.
  • So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhiều phương án thiết kế khác nhau.

Phần bản vẽ

Trong phần vẽ bao gồm những nội dung sau đây:

  • Hiện trạng mặt bằng và vị trí của công trình được thiết kế trên bản đồ.
  • Tổng mặt bằng bố trí chi tiết từng hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
  • Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật trên khu đất xây dựng như san nền, thoát nước. Đới với những công trình hạ tầng ngoài nhà thì có đường, hệ thống điện- nước, công tác bảo vệ môi trường,…
  • Các công nghệ sử dụng trong thi công và vị trí các thiết bị chính.
  • Mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính và các mặt đứng của các hạng mục trong công trình.
  • Các công trình phụ và trang thiết bị cần dùng.
  • Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và diện tích các kết cấu chịu lực chính. Bao gồm nền, móng, dầm, cột, sàn,…
  • Phối cảnh của toàn bộ công trình sau khi kết thúc thi công.
  • Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong như cấp điện – nước, thải nước, thông gió, điều hoà nhiệt độ, báo cháy, chữa cháy, thông tin.
  • Lối thoát hiểm khi cố sự cố bất ngờ và giải pháp chống cháy nổ công trình.
  • Xây dựng cảnh quan bên ngoài như cây xanh, hàng rào, sân vườn,…
  • Tổng diện tích mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục quan trọng.
  • Mô hình từng bộ phận hoặc toàn bộ công trình thi công.
  • Phần dự toán

Trong phần dự toán cần nêu rõ các nội dung cần thiết về vốn đầu tư, cụ thể:

  • Thể hiện được tổng số chi phí cần phải bỏ ra cho toàn bộ công trình.
  • Tổng dự toán cần phải hợp lý và không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
  • TDTXDCT bao gồm các dự toán xây dựng từng hạng mục và toàn bộ công trình.
  • Chi phí quản lý dự án và dự đoán một số chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình xây dựng công trình.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật

Vậy là chúng ta đã đi hết nội dung của bài viết và hiểu được “Thiết kế kỹ thuật là gì?” Mong rằng những kiến thức và kinh nghiệm của VRO Group sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc.