Thị trường tài chính là gì? Định nghĩa, phân loại, chức năng và vai trò của thị trường tài chính
Càng tìm hiểu về chứng khoán, bạn sẽ càng tiếp xúc nhiều hơn với thị trường tài chính. Song không phải ai cũng thực sự hiểu thị trường tài chính là gì. Nhiều người vẫn hiểu nhầm thị trường tài chính là thị trường mua bán nói chung. Có những người đã hiểu về thị trường tài chính nhưng băn khoăn giữa quá nhiều cách phân chia thị trường. Điều này đặt ra đòi hỏi người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế cần có cái nhìn rõ ràng. Trong bài viết này, DNSE sẽ giải đáp câu hỏi Thị trường tài chính là gì.
Hãy cùng DNSE tìm câu trả lời thị trường tài chính là gì nhé
Định nghĩa thị trường tài chính
Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là một nền tảng giao dịch. Tại đây, các loại sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu… sẽ được mua bán. Đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường tài chính rất đa dạng, có thể kể đến Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và hộ gia đình.
Khi tham gia vào thị trường tài chính, các đối tượng sẽ thực hiện các lệnh mua, bán các loại tài sản hoặc hàng hóa của thị trường. Thị trường tài chính là tổng hòa của ba loại thị trường bao gồm: thị trường tài chính, thị trường hàng hóa dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất có mối quan hệ qua lại giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Nguyên nhân hình thành thị trường tài chính là gì?
Để hình thành thị trường tài chính, cần có 3 nguyên nhân quan trọng tác động:
- Mâu thuẫn giữa cung và cầu trong nền kinh tế dẫn đến yêu cầu giải quyết.
- Nhu cầu chuyển nhượng, mua bán các loại chứng khoán giữa các chủ sở hữu.
- Các hình thức huy động vốn linh hoạt trong nền kinh tế hàng hóa đa dạng.
Điều kiện hình thành thị trường tài chính là gì?
- Nền kinh tế hàng hóa đa dạng, phát triển và tiền tệ bền vững.
- Công cụ tài chính phong phú, đa dạng.
- Các cơ quan trung gian tài chính được hình thành và lớn dần.
- Hệ thống cơ sở pháp lý về nghiệp vụ vững vàng.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, chắc chắn.
- Đội ngũ các nhà kinh doanh, quản lý có vốn kiến thức sâu sắc về thị trường tài chính.
Đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính là gì?
- Đối tượng hướng đến: Nguồn cung và cầu về vốn. Ví dụ như trong thị trường tài chính có anh A muốn mua lại cổ phiếu của công ty B. Ở đây, anh A và công ty B là đối tượng của thị trường tài chính.
- Công cụ tham gia vào thị trường tài chính: Các chứng từ có giá trị được phát hành. Ví dụ về chứng từ có thể kể đến như hóa đơn đỏ tính VAT khi mua hàng cũng là một loại chứng từ có giá trị.
- Chủ thể thị trường tài chính: Thể nhân và pháp nhân tham gia thị trường tài chính. Ví dụ về chủ thể có thể là các công ty bảo hiểm, các ngân hàng…
- Hàng hóa thị trường: Tùy vào thị trường sẽ có hàng hóa như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu kho bạc, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai…
Sự phát triển của các hình thái thị trường tài chính
Kiểu đầu tiên của sự phát triển các hình thái thị trường tài chính là quan hệ vay mượn, quan hệ tín dụng thương mại. Hình thái thứ hai có thể kể đến các tổ chức trung gian đứng giữa quá trình giao dịch trong thị trường. Cuối cùng là hình thái chủ thể có nhu cầu đầu tư nên chủ động phát triển các chứng từ được giá.
Phân loại thị trường tài chính
Bốn cách phân loại để hiểu thị trường tài chính là gì được sử dụng phổ biến
Phân loại theo thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động
- Thị trường tiền tệ: Các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng, tín phiếu kho bạc…
- Thị trường vốn: Đây là nơi giải quyết quan hệ cung cầu dài hạn. Thị trường gồm 3 bộ phận chính là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.
Phân loại theo phương thức huy động nguồn tài chính
- Thị trường nợ: Nơi diễn ra việc mua bán các công cụ nợ từ ngắn hạn (dưới 1 năm) đến dài hạn (từ 10 năm).
- Thị trường vốn cổ phần: Nơi việc huy động vốn diễn ra bằng cách phát hành các cổ phiếu.
Phân loại theo sự luân chuyển các nguồn tài chính
- Thị trường sơ cấp: diễn ra việc mua bán, phát hành chứng khoán thông qua các ngân hàng.
- Thị trường thứ cấp: diễn ra các hoạt động chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đã phát nhất. Loại thị trường này cũng được chia thành thị trường phi tập trung và sở giao dịch.
Phân loại theo tính chất pháp lý
- Thị trường tài chính chính thức: Các hoạt động tuân theo nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.
- Thị trường tài chính không chính thức: Các hoạt động không tuân theo nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.
- Ngoài ra còn có thể tồn tại các thị trường phái sinh. Thị trường này là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch sản phẩm tài chính phái sinh.
Chức năng của thị trường tài chính là gì?
Chức năng dẫn nguồn tài chính, thực hiện khả năng cung ứng đến các chủ thể cần nguồn tài chính
Trong đó:
- Thị trường tài chính là kênh dẫn vốn để có sự luân chuyển từ những người không có cơ hội đầu tư sang những người phù hợp hơn
- Thúc đẩy sự tích lũy và tập trung tiền vốn giúp đáp ứng nhu cầu của công ty như đầu tư cơ sở vật chất, quá trình sản xuất
- Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn. Người cho vay sẽ có lãi còn người đi vay sẽ phải tính toán để trả khoản vay, tích lũy.
- Tạo điều kiện cho các chính sách mở cửa và đầu tư của Chính phủ, nước ngoài.
Ví dụ như anh A có một phần cổ phiếu nhưng không còn muốn đầu tư nữa. Lúc này, thị trường cổ phiếu sẽ thực hiện chức năng dẫn nguồn tài chính. Anh A sẽ được liên kết với anh B để thực hiện bán cổ phiếu của mình.
Chức năng tạo tính chuyển đổi cho tài sản tài chính
Ví dụ như anh C đang trong hoàn cảnh khó khăn. Trong tay anh có một số trái phiếu và anh đổi số đó ra tiền. Đây chính là biểu hiện của chức năng tạo tính chuyển đổi.
Chức năng cung cấp thông tin và đánh giá giá trị kinh tế của doanh nghiệp
Ví dụ như công ty A có lượng cổ phiếu giá cao và công ty B thì giá cổ phiếu giảm mạnh. Khi nhìn vào thị trường tài chính với những sự tăng giảm, nhà đầu tư sẽ thấy được những chỉ số cơ bản và có đánh giá cho riêng mình.
Vai trò của thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong ngành tài chính
Thị trường tài chính có ba vai trò quan trọng đối với ngành tài chính:
- Vai trò thu hút, huy động các nguồn tài chính giúp khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
- Vai trò thúc đẩy, gia tăng hiệu quả sử dụng tài chính.
- Vai trò thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.
Kết luận
Khép lại bài viết này, liệu bạn đã trả lời được trọn vẹn câu hỏi “Thị trường tài chính là gì?”. Theo bạn, hình thái thị trường tài chính là cái bạn đang hướng đến? Không thể phủ nhận tầm quan trọng của thị trường tài chính nhưng giới tài chính còn có nhiều kiến thức hay ho khác. Đừng quên cùng khám phá thêm thật nhiều thông tin ngay tại DNSE nhé.