Thị trường mục tiêu là gì? Cách xác định thị trường mục tiêu chính xác cho doanh nghiệp
Thị trường mục tiêu là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về vai trò của thị trường mục tiêu cũng như cách xác định thị trường mục tiêu sao cho chính xác nhất.
Trong bài viết dưới đây CAS Media sẽ giới thiệu chi tiết về khái niệm, vai trò và cách xác định thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp cần phải biết.
Mục Lục
Khái niệm thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu chính là nhóm khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến và tiếp thị những sản phẩm, dịch vụ của mình đến khách hàng. Việc xác định chính xác thị trường mục tiêu là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của một chiến lược Marketing.
Khi thực hiện các chiến lược Marketing Mix, sau khi doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu thì sẽ tiến hành đưa ra sản phẩm, giá cả, xúc tiến và phân phối. Doanh nghiệp muốn đạt được thành công khi tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới thì nhất định cần phải xác định thị trường mục tiêu một cách rõ ràng, cụ thể nhất.
Phân khúc thị trường mục tiêu là gì?
Phân khúc của thị trường mục tiêu được hiểu là công việc doanh nghiệp phân chia đối tượng khách hàng mục tiêu thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Việc phân chia khách hàng sẽ được dựa vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu, mức thu nhập.
Khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu có thể được chia vào các nhóm sau đây:
-
Phân khúc về tâm lý tiêu dùng: nhóm khách hàng có cùng lối sống, thái độ và giá trị sống.
-
Phân khúc liên quan đến sản phẩm: khách hàng có cùng mối quan tâm đến một sản phẩm, dịch vụ nhất định.
-
Phân khúc về hành vi của người tiêu dùng: nhóm khách hàng có cùng mức độ sử dụng, nhu cầu mua sắm, mức độ trung thành với sản phẩm cùng với lợi ích mà sản phẩm mang lại.
-
Phân khúc kinh tế xã hội và nhân khẩu học: phân chia khách hàng dựa vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu nhập, quy mô hộ gia đình, vị trí trong gia đình,… Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, dịch vụ nghỉ dưỡng có thể dựa vào các yếu tố trên để xác định phân khúc khách hàng mục tiêu.
Việc phân khúc thị trường mục tiêu chính xác sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhiều cơ hội tốt hơn để gia tăng doanh số bán hàng. Đặc biệt đây còn là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra những chính sách mục tiêu cụ thể, phù hợp với thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang muốn hướng đến.
Vai trò khi xác định thị trường mục tiêu với doanh nghiệp
Xác định thị trường mục tiêu là một hoạt động quan trọng nằm trong quá trình định hướng chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về vai trò của thị trường mục tiêu và chưa đầu tư vào hoạt động này. Dưới đây là những vai trò của thị trường mục tiêu với doanh nghiệp:
Tiếp cận đúng đối tượng
Vai trò đầu tiên phải kể đến của thị trường mục tiêu chính là giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng mà sản phẩm muốn hướng tới. Tuy nhiên không phải khách hàng nào nằm trong thị trường mục tiêu cũng đều có thể là khách hàng tiềm năng của bạn. Những người mua sản phẩm của doanh nghiệp có thể không phải là người dùng cuối. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và đưa ra những thông điệp sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.
Ví dụ, với sản phẩm bột giặt thì tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể hưởng lợi ích từ sản phẩm. Tuy nhiên chỉ có người phụ nữ trong gia đình mới là người thường mua sản phẩm bột giặt nhiều nhất. Chính vì thế, trong các quảng cáo và thông điệp sản phẩm bột giặt đều hướng đến đối tượng các chị em muốn mua bột giặt chất lượng cho cả gia đình mình.
Tuy nhiên với các sản phẩm trẻ em như đồ ăn, đồ chơi, đồ dùng học tập,… Thì bố mẹ sẽ là người mua hàng nhưng người tiêu dùng cuối cùng lại chính là trẻ em. Vì thế, các quảng cáo, thông điệp sản phẩm cần phải điều chỉnh để có thể tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu.
Giúp hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ
Bất cứ doanh nghiệp, nhà sản xuất nào cũng đều muốn phát triển và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tuy nhiên làm thế nào để biết được mong muốn của khách hàng khi chưa biết họ là ai. Đây cũng chính là vai trò của thị trường mục tiêu đối với các doanh nghiệp.
Vì sau khi doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu cụ thể, chính xác thì sẽ biết được khách hàng muốn gì và cần gì. Từ đó bổ sung các tính năng và phát triển sản phẩm theo đúng hướng mà khách hàng mong muốn. Giúp nâng cao doanh số bán hàng và doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tập trung vào tiềm năng
Đối với những doanh nghiệp mới hoạt động, có quy mô vừa hoặc nhỏ thì việc tiếp cận toàn bộ thị trường là điều rất khó khăn và không có đủ tiềm lực kinh tế. Chính vì vậy, việc xác định thị trường mục tiêu có thể giúp các doanh nghiệp này tập trung vào đúng các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm cao nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp định hướng và tập trung vào những khách hàng tiềm năng và kênh phân phối có tiềm năng sinh lời cao.
Tối ưu hóa chi phí
Khi đã xác định được thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu xem đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng đến là ai. Tiếp đó, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể về lựa chọn kênh truyền thông, kênh phân phối phù hợp thay vì lãng phí vào nhiều công việc không hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi có thị trường mục tiêu cụ thể sẽ giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và mang lại hiệu quả tốt nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được nhiều chi phí và tăng cao doanh thu, lợi nhuận.
Cách xác định thị trường mục tiêu cho các doanh nghiệp
Để xác định được thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước sau đây.
Lên danh sách khách hàng
Việc đầu tiên khi xác định thị trường mục tiêu chính là phải lên danh sách khách hàng. Danh sách khách hàng càng được liệt kê chi tiết, cụ thể thì càng tốt để giúp bạn xác định đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng tới để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Nếu ngay từ đầu, doanh nghiệp không chú trọng hoạt động lên danh sách khách hàng mục tiêu thì ở giai đoạn tiếp theo sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
Việc lên danh sách khách hàng không rõ ràng, cụ thể, ví dụ lấp đầy danh sách khách hàng với nhóm khách hàng chỉ là nữ giới. Thì sẽ dẫn đến việc thị trường mục tiêu của bạn có phạm vi rất rộng và các chiến dịch tiếp thị sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tập trung sản phẩm/dịch vụ
Sau khi đã lên được khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến thì doanh nghiệp cần xác định xem những sản phẩm, dịch vụ nào mà mình muốn bán. Và cần phải hiểu rõ bạn không thể cung cấp tất cả những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần. Bạn chỉ nên tập trung phát triển vào những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, trong kinh doanh bạn cũng cần nắm rõ những kiến thức cơ bản như lĩnh vực kinh doanh không đồng nghĩa với ngách thị trường. Ví dụ cung cấp các mặt hàng trang phục quần áo, giày dép là một lĩnh vực kinh doanh. Nhưng trang phục công sở cho nam doanh nhân lại là một ngách thị trường. Việc nắm rõ những kiến thức kinh doanh cần thiết và biết cách phân biệt lĩnh vực kinh doanh với ngách thị trường sẽ giúp bạn có những định hướng kinh doanh phù hợp, hiệu quả nhất.
Thấu hiểu khách hàng muốn gì
Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì cũng là bước quan trọng trong quá trình xác định thị trường mục tiêu tại các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng để biết họ cần gì ở sản phẩm, từ đó có thể thấu hiểu và đồng cảm với khách hàng.
Cách tốt nhất để biết được khách hàng cần gì chính là phải tiếp xúc, trao đổi và tìm hiểu khách hàng mình muốn hướng tới. Những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp tới khách hàng phải là những thứ mà khách hàng cần chứ không phải là những thứ doanh nghiệp muốn kinh doanh. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu mua hàng của khách hàng tiềm năng.
Tổng hợp thông tin và đánh giá
Tổng hợp thông tin sau khi đã nghiên cứu thật kỹ về thị trường mục tiêu giúp doanh nghiệp xác định những hướng đi cụ thể, chính xác để đạt được hiệu quả cao nhất.
Một chiến lược phát triển phù hợp với thị trường mục tiêu cần đảm bảo những yếu tố sau:
-
Phù hợp với tầm nhìn phát triển lâu dài của công ty.
-
Đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
-
Được đưa ra từ những hoạch định kỹ càng của công ty.
-
Chiến lược mang tính sáng tạo, có một không hai.
-
Có hướng phát triển giúp công ty đạt được thành công và lợi nhuận lâu dài.
Doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá lại xem sản phẩm, dịch vụ của mình đã có chất lượng tốt hay chưa, có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa,… Nếu vẫn còn thiếu sót thì cần phải chỉnh sửa và bổ sung kịp thời.
Thăm dò thị trường mục tiêu
Thăm dò thị trường là bước cuối cùng giúp doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu. Bằng nhiều cách như tổ chức các hội thảo giới thiệu sản phẩm, cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm dùng thử, tạo những bản tin về sản phẩm trên website của công ty. Việc thăm dò thị trường sẽ giúp doanh nghiệp biết được nhu cầu thị trường và có những bước chuẩn bị tốt hơn trước khi tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.
Tham khảo: A/B Testing là gì?
Quy trình lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau đây là các bước cụ thể trong quy trình lựa chọn thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp cần phải biết:
Đo lường và dự báo nhu cầu
Để đảm bảo tính hiệu quả của các chiến lược Marketing thì việc đo lường và dự báo nhu cầu là cực kỳ cần thiết. Doanh nghiệp cần phải tiến hành đo lường, dự báo toàn bộ các yếu tố liên quan đến thị trường. Bao gồm: nhu cầu tiêu dùng, xu hướng thị trường, tình hình cạnh tranh, các đối thủ,… Việc đo lường, dự báo càng cụ thể, chi tiết thì sẽ càng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả nhất.
Không chỉ xác định nhu cầu hiện tại mà doanh nghiệp cũng cần phải xác định cả nhu cầu trong tương lai của sản phẩm cũng như tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng. Xác định chính xác nhu cầu sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những định hướng chính xác về quy mô và cách thâm nhập thị trường mục tiêu.
Phân đoạn thị trường
Trong thị trường mục tiêu sẽ có nhiều đối tượng khách hàng với những đặc điểm và sở thích khác nhau. Vì vậy cần phải phân chia khách hàng thành nhiều nhóm khác nhau để làm rõ sự khác biệt về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của các nhóm khách hàng này. Hoạt động này được gọi là phân đoạn thị trường và mỗi thị trường mục tiêu đều được tạo nên từ nhiều phân đoạn thị trường.
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Để lựa chọn được thị trường mục tiêu, thì đầu tiên doanh nghiệp cần xác định, đánh giá quy mô, đặc tính của từng phân đoạn thị trường đối với khả năng Marketing của mình. Tùy vào khả năng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay nhiều phân đoạn thị trường khác nhau để hướng tới.
Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp khi mới bắt đầu đều sẽ chỉ tập trung vào một phân đoạn thị trường duy nhất. Sau một thời gian khi đã đạt được thành công nhất định thì doanh nghiệp có thể tập trung vào các phân đoạn khác theo hàng ngang hoặc hàng dọc. Sự tiếp cận, thâm nhập vào các phân đoạn tiếp theo phải được thực hiện mang tính chủ động với kế hoạch cụ thể, chi tiết từ trước.
Định vị thị trường
Định vị thị trường là bước để doanh nghiệp hiểu rõ những lợi thế về sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp nhất và hiệu quả nhất trong việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Định vị thị trường chính là việc xác định vị trí nhãn hiệu của sản phẩm so với các nhãn hiệu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Tạo ra sự nhìn nhận, đánh giá và những phân biệt của khách hàng về nhãn hiệu. Và cả những ưu điểm của sản phẩm có thể đáp ứng được mong muốn của khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường.
Việc định vị thị trường giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm sở hữu những vị trí đặc biệt về một hoặc nhiều thuộc tính dựa trên cảm nhận của khách hàng trong phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới. Có như vậy thì mới có nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn và giúp doanh nghiệp đạt tới mục tiêu chiến lược đã được đưa ra ngay từ đầu.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về thị trường mục tiêu cũng như cách xác định thị trường mục tiêu chính xác cho các doanh nghiệp. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều kiến thức về thị trường mục tiêu để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, tối ưu nhất.
HÃY TRAO ĐI 1% TIN TƯỞNG, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ BẠN 99% SỰ HÀI LÒNG