Thị trường hàng hóa và dịch vụ Việt Nam – FINVEST
Trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay, thị trường hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế.
[Có thể bạn nên đọc]
Thị trường hàng hóa và dịch vụ là gì?
Thị trường hàng hóa và dịch vụ được hiểu là một bộ phận cơ bản của thị trường đóng vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế – xã hội. Theo nghĩa hẹp, thị trường hàng hóa dịch vụ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu là phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể tham gia thị trường.
Đặc điểm của thị trường hàng hóa và dịch vụ
Thị trường hàng hóa và dịch vụ Việt Nam
Mang tính cạnh tranh cao:
Tính cạnh tranh của thị trường hàng hóa và dịch vụ được đảm bảo trên cả 2 phương diện là góc độ người mua và góc độ người bán. Sự bình đẳng trong cách tiếp cận nguồn lực hệ thống phân phối, công nghệ đảm bảo cho việc cạnh tranh hiệu quả giữa nhà sản xuất. Từ đó tạo điều kiện cho khách hàng có nhu cầu tiếp cận thuận lợi với các nguồn cung cấp hàng hóa, làm hệ thống phân phối phát triển mạnh và hiệu quả hơn.
Độ co giãn lớn, chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ:
Phần lớn các loại hàng hóa đều có sản phẩm thay thế nên sự chuyển dịch của người tiêu dùng từ thị trường này sang thị trường khác là tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Do đó, thị trường hàng hóa dịch vụ dễ bị tác động trước biến động của thị trường.
Độ liên kết lớn giữa các thị trường:
Thị trường hàng hóa được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau như theo chủng loại, theo phương thức mua bán (bán buôn, bán lẻ), theo hình thức tổ chức (tập trung, phi tập trung), theo phạm vụ (địa phương, cả nước,…). Dù phân loại theo hình thức nào thì mối liên kết giữa các thị trường ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống thị trường.
Thực trạng phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ Việt Nam
Thị trường hàng hoá, dịch vụ nước ta từ sau năm 1986 đã có sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Qua 17 năm đổi mới (1986 – 2003), tình hình thị trường hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam như sau:
Một là, thị trường được thống nhất trên toàn quốc và hình thành hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau làm cho hàng hóa lưu thông thuận lợi giữa các vùng, các địa phương.
Bảng 1: Tổng mức bán lẻ hàng hoá phân theo thành phần kinh tế (giá hiện hành)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng số
Trong đó
Quốc doanh
Tập thể
Tư nhân
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
1990
19031,2
5788,7
30,4
519,2
2,7
519,2
66,9
1991
33403,6
9000,8
26,9
662,4
2,0
662,4
71,1
1992
51214,5
12370,6
24,2
563,7
1,1
563,7
74,7
1993
67273,3
14650,0
21,8
612,0
0,9
612,0
77,3
1994
93940,0
22921
24,4
751,5
0,8
751,5
74,8
1995
121160,0
27367,0
23,6
1060,0
0,9
1060,0
75,5
1996
145874,0
31123,0
23,3
1358,0
0,9
1358,0
75,8
1997
161899,7
32369,2
22,0
1244,6
0,8
1244,6
77,2
1998
185598,7
36093,8
19,4
1212,6
0,7
1212,6
79,9
1999
200923,7
37500,0
18,6
1400,0
0,7
1400,0
80,7
2000
220400
39231,2
17,8
1763,2
0,8
1763,2
81,4
2001
245300
40965,1
16,7
2453,0
1,0
2453,0
82,3
2002
277000
45428
16,4
3601
1,3
3601
82,3
2003
310500
50301
16,2
4036,5
1,3
4036,5
82,5
Nguồn: Niên giám Thống kê 2001 và kinh tế Việt Nam & thế giới 2003 – 2004
Hai là, thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau.
-
Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ.
-
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ
-
Hệ thống hợp tác xã chỉ chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường.
-
Lực lượng đông đảo nhất vẫn là các doanh nghiệp nước ngoài, tư thương và tiểu thương.
Ba là, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường có sự thay đổi từ chỗ thiếu hụt hàng hoá sang trạng thái đủ và dư thừa phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường.
Bốn là, thị trường trong nước có sự thông thương với thị trường quốc tế, tạo cơ hội phát triển cho nền kinh tế. Nhất là trong điều kiện hiện tại, thị trường nội địa và chính sách thay thế hàng nhập khẩu có vị trí đặc biệt quan trọng.
Năm là, thị trường quốc tế của Việt Nam đã có bước phát triển cả về lượng và chất với tốc độ cao trong những năm gần đây.
Chính sách mở cửa nền kinh tế của nước ta đã gặt hái được nhiều thành công, cụ thể:
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 1980- 2003
Năm
ĐVT
Tổng KNXK
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch nhập khẩu
1980
Triệu R- USD
Triệu USD
1.652,8
3386
13142
1985
25559
6985
18574
1990
51564
24040
27524
1991
44252
20871
23381
1992
51214
25807
25407
1993
69092
29852
39240
1994
98801
36000
50000
1995
136043
54489
81554
1996
183995
72559
111436
1997
207773
91850
115920
1998
208560
93610
114950
1999
231590
115230
116360
2000
301192
144827
156365
2001
31189
15027
16162
2002
35830
16530
19300
2003
44875
19880
24995
-
Quy mô xuất khẩu liên tục tăng và năm 2003 đạt mức cao nhất từ trước tới nay, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao.
-
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người tăng liên tục: năm 2000 đạt 186,6 USD/người; năm 2001 là 191 USD/người; năm 2002 là 209,5 USD/người; năm 2003 là 246,4 USD/người.
Sáu là, sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường và thương mại đã có nhiều đổi mới về cơ chế quản lý thị trường.
Từ cơ chế trực tiếp can thiệp, kiểm tra kiểm soát thị trường chuyển sang cơ chế tác động gián tiếp và tạo lập môi trường chính sách cho kinh doanh trên thị trường.
Các chính sách quản lý và công cụ quản lý của Nhà nước được nghiên cứu kỹ và thông thoáng hơn đã tạo lập được môi trường pháp lý cho các hoạt động trên thị trường.
Các thủ tục hành chính cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh được sửa đổi và bãi bỏ đã tác động tích cực đến nền kinh tế.
Giải pháp phát triển hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trong thời gian tới
Hiện nay, thị trường hàng hóa và dịch vụ ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế và bất ổn. Để có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ, một số giải pháp phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ ổn định, bền vững cho năm tới như sau:
1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá:
– Chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung chuyên môn hoá cao vào các ngành có lợi thế so sánh.
– Nghiên cứu lựa chọn sản phẩm có lợi thế so sánh của quốc gia, của từng địa phương và từng ngành để xây dựng chiến lược phát triển.
– Bố trí nghiên cứu các thông tin về thị trường đầu ra, khả năng cạnh tranh.
2. Đầu tư kết cấu hạ tầng vật chất, pháp lý và tri thức khoa học công nghệ:
– Đầu tư hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc và xây dựng chợ, trung tâm thương mại.
– Đảm bảo cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông hàng hóa thuận lợi và nhanh chóng.
– Có chính sách hợp lý để thu hút đầu tư cả trong nước và ngoài nước.
3. Nâng cao công tác thông tin, dự báo thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại:
– Phối hợp giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, nhà kinh doanh trong công tác thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế).
– Nâng cao chất lượng dự báo thị trường và phát triển thương mại để giúp các doanh nghiệp định hướng kinh doanh và cảnh bảo thị trường.
4. Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho tự do hoá kinh doanh, thương mại:
– Tuân thủ nguyên tắc thương nhân được kinh doanh mà luật pháp cho phép và luật pháp không cấm.
– Rà soát hệ thống luật pháp hiện hành để bảo đảm tính hệ thống tính pháp lý và môi trường thông thoáng cho các chủ thể kinh doanh.
– Nghiêm trị các hành vi vi phạm luật thương mại nhất là buôn lậu, hàng rởm và hàng giả.
5. Tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại hợp lý:
– Phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất với lưu thông.
– Chủ động điều tiết khối lượng cung phù hợp với nhu cầu của thị trường.
6. Chủ động và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế.
– Chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế.
– Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam.
– Đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại đa phương và song phương với các nước và tổ chức kinh tế quốc tế.
– Tạo lập môi trường và điều kiện để sớm gia nhập tổ chức thương mại quốc tế.
7. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý Nhà nước
– Đẩy mạnh cải cách hành chính quốc gia.
– Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trong kinh doanh và quản lý thị trường, thương mại.
– Nâng hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại, dịch vụ.
Nguồn: Luật Minh Khuê