Thị trường các doanh nghiệp (Business markets) là gì? Đặc điểm

Thị trường các doanh nghiệp (tiếng Anh: Business markets) bao gồm tất cả những tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất, để bán, cho thuê hay cung ứng cho người khác.

08-09-2019

08-09-2019

08-09-2019

07-09-2019

07-09-2019

about-market-research

Hình minh hoạ (Nguồn: sisinternational)

Thị trường các doanh nghiệp

Khái niệm

Thị trường các doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là business markets.

Thị trường các doanh nghiệp bao gồm tất cả những tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất, để bán, cho thuê hay cung ứng cho người khác.

Đặc điểm

Những ngành chủ yếu hợp thành là nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng, gia công chế biến, xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công cộng, ngân hàng tài chính, bảo hiểm, phân phối, dịch vụ, v.v… 

KhốI lượng mua sắm của thị trường này có qui mô lớn hơn thị trường hàng tiêu dùng, mỗi một doanh nghiệp cần sử dụng nhiều loại hàng hóa dịch vụ khác nhau. 

Thị trường các doanh nghiệp có một số đặc điểm khác với thị trường hàng tiêu dùng là:

– Số lượng người mua ít: Số lượng các doanh nghiệp trên thị trường ít hơn rất nhiều so với số lượng người tiêu dùng. 

Ví dụ công ty cao su Sao vàng bán lốp xe ô tô cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô của Việt Nam với số lượng nhỏ hơn 100 doanh nghiệp.

– Khách hàng có qui mô lớn: Các doanh nghiệp thường có qui mô rất lớn, số lượng mua lớn.

– Quan hệ chặt chẽ giữa người cung ứng và khách hàng: Do có ít nhà cung cấp, ít khách hàng và số lượng mua lớn, nhà cung cấp và khách hàng thường có mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài, các lợi ích của họ gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau.

– Người mua tập trung theo vùng địa lí: Sự tập trung này xuất phát từ quá trình qui hoạch lãnh thổ gắn với lợi thế của từng vùng. 

Ví dụ như hóa dầu ở Quảng Ngãi, Vũng Tàu, đóng tàu ở Hải Phòng, Quảng Ninh, dịch vụ tài chính, ngân hàng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v…

– Nhu cầu của thị trường hàng công nghiệp là nhu cầu phái sinh: Nhu cầu này bắt nguồn từ nhu cầu về hàng tiêu dùng và thay đổi phụ thuộc vào sự biến động của nhu cầu hàng tiêu dùng.

– Nhu cầu hàng tư liệu sản xuất không co giãn: Các nhà sản xuất giầy vẫn phải mua đủ số lượng da thuộc ngay cả khi giá tăng, họ chỉ thay đổi lượng đặt hàng khi có vật liệu mới thay thế da thuộc để đóng giầy.

– Nhu cầu biến động mạnh: Nhu cầu hàng tư liệu sản xuất có xu hướng biến động mạnh hơn nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng (nguyên lí gia tốc).

– Người mua hàng là người chuyên nghiệp: Các cá nhân tham gia mua hàng tư liệu sản xuất thường là những người được đào tạo chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm mua.

– Nhiều người có ảnh hưởng đến việc mua tư liệu sản xuất.

(Tài liệu tham khảo: Hành vi mua của khách hàng, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica) 

Diệu Nhi