Thí nghiệm trên động vật: Những tranh cãi chưa có hồi kết • Hello Bacsi
Mục Lục
4. Phù hợp với nghiên cứu khoa học
Động vật thường làm đối tượng nghiên cứu tốt hơn con người vì vòng đời ngắn hơn. Chẳng hạn, chuột trong phòng thí nghiệm chỉ sống được hai đến ba năm, vì vậy các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu tác động của các phương pháp điều trị hoặc thao tác di truyền trong toàn bộ tuổi thọ hoặc qua nhiều thế hệ. Đây là điều không thể thực hiện được trên đối tượng là con người. Đối với nghiên cứu ung thư dài hạn, nhờ vào tuổi thọ ngắn mà chuột đặc biệt phù hợp với loại nghiên cứu này.
5. Đảm bảo độ an toàn sản phẩm
Một số mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe phải được thử nghiệm trên động vật để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng trên người. Phụ nữ Mỹ sử dụng trung bình 12 sản phẩm chăm sóc cá nhân mỗi ngày, vì vậy vấn đề an toàn sản phẩm là rất quan trọng. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đồng ý việc sử dụng thử nghiệm trên động vật để đảm bảo an toàn khi sử dụng mỹ phẩm.
Trung Quốc yêu cầu tất cả mỹ phẩm phải được thử nghiệm trên động vật trước khi được bày bán, vì vậy các công ty mỹ phẩm phải thử nghiệm sản phẩm theo quy định nếu muốn phân phối ở Trung Quốc.
Bất lợi của thí nghiệm trên động vật
Có 5 điểm bất lợi của thí nghiệm trên động vật bao gồm:
1. Không đạt chuẩn đạo đức
Dưới góc nhìn về đạo đức, thí nghiệm trên động vật bị coi là tàn nhẫn và vô nhân đạo. Theo Humane Society International, động vật được sử dụng trong các thí nghiệm thường bị ép ăn, sống trong điều kiện thiếu thức ăn và nước, bị gây tổn thương để nghiên cứu quá trình chữa bệnh.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã báo cáo vào năm 2016 rằng có đến 71.370 động vật bị tổn thương nhưng không được dùng giảm đau, bao gồm 1.272 động vật linh trưởng, 5.771 con thỏ, 24.566 chuột lang và 33.280 chuột hamster.
2. Không đảm bảo an toàn tuyệt đối
Thuốc vượt qua các thử nghiệm trên động vật không có nghĩa rằng sẽ an toàn. Thuốc ngủ thalidomide vào những năm 1950, khiến 10.000 trẻ sơ sinh bị dị tật nghiêm trọng, dù đã được thử nghiệm trên động vật trước khi phát hành rộng rãi. Các xét nghiệm sau đó trên chuột, mèo… cũng không cho thấy kết quả dị tật bẩm sinh trừ khi thuốc được dùng với liều cực cao.
Tương tự, thí nghiệm trên động vật về thuốc viêm khớp Vioxx cho thấy có tác dụng bảo vệ tim ở chuột, tuy nhiên loại thuốc này đã gây ra hơn 27.000 cơn đau tim và tử vong do tim đột ngột ở người trước khi bị rút khỏi thị trường.
3. Đưa đến quyết định sai lệch
Thử nghiệm trên động vật có thể khiến các nhà nghiên cứu bỏ qua các phương pháp chữa trị tiềm năng. Một số hóa chất không có hiệu quả hoặc có hại cho động vật, lại mang đến giá trị chữa trị trên con người. Ví dụ, aspirin có thể gây nguy hiểm cho một số loài động vật hay vitamin C tiêm tĩnh mạch đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng huyết ở người, nhưng không tạo ra sự khác biệt khi sử dụng chuột.
4. Hao tốn ngân sách thực hiện
Thí nghiệm trên động vật thường đắt hơn các phương pháp thay thế khác và gây lãng phí tiền của chính phủ. Humane Society International đã so sánh một loạt các thử nghiệm trên động vật với thử nghiệm in vitro (trong ống nghiệm), cho thấy các thử nghiệm trên động vật đắt tiền hơn.
Công ty công nghệ sinh học Empiriko đã phát minh ra loại gan tổng hợp có thể dự đoán các phản ứng trao đổi chất của gan với thuốc trong quy trình nhanh hơn, rẻ hơn và chính xác hơn so với thử nghiệm trên động vật. Trong một thử nghiệm, phương pháp này có thể cung cấp thông tin một mức độ cụ thể mà trước đây phải cần đến 1.000 con chuột và 100 con chó.
5. Động vật có thể bị ngược đãi
Khoảng 95% động vật được sử dụng trong các thí nghiệm không được bảo vệ bởi Quyền Phúc Lợi Động Vật (Animal Welfare Act – AWA). AWA không bảo vệ các loài chuột, cá và chim, chiếm khoảng 95% động vật được sử dụng trong nghiên cứu. Do đó, những động vật này đặc biệt dễ bị ngược đãi và lạm dụng trong quá trình nghiên cứu.
Thí nghiệm trên động vật mang đến lợi ích nghiên cứu khoa học, tuy nhiên cần có sự kiểm soát và sử dụng có mục đích. Bản thân động vật cũng có cảm xúc và có quyền được lựa chọn sống theo cách tạo hoá ban tặng. Do đó, việc sử dụng động vật cho mục đích nghiên cứu cần được kiểm tra, cân nhắc và xin phép trước khi thực hiện.
Thí nghiệm trên động vật đều mang đến những lợi ích và bất lợi nhất định, tuy nhiên lịch sử y tế đã chứng minh tầm quan trọng của các thí nghiệm này. Vì vậy mà những cuộc tranh cãi “nên hay không nên” thí nghiệm trên động vật cho đến nay vẫn chưa có hồi kết.