thị lực 4/10 là cận bao nhiêu độ
Không phải ngẫu nhiên các bái sĩ nhãn khoa khuyên chúng ta đi khám mắt 6 tháng/lần. Bởi đây là cách giúp chúng ta phát hiện ra tật khúc xạ ở mắt, nhờ đó chúng ta điều chỉnh thói quen thói quen hàng ngày để bảo vệ mắt. Thế nhưng kết quả khám mắt không kính thường khiến chúng ta hoang mang bởi thông báo thị lực như: 3/10, 6/10, 7/10. Vậy thị lực nào thì nên đeo kính? Thị lực 3/10, 6/10. 7/10 là cận bao nhiêu độ? Hãy cùng Farello tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
- 1. Thị lực là gì?
- 2. Cách thiết lập bảng thị lực
- 3. Cách đo thị lực
- Nguyên tắc:
- Các phương pháp đo:
- 4. Thị lực 3/10, 6/10, 7/10 là bao nhiêu độ?
- Video liên quan
Mục Lục
1. Thị lực là gì?
Thị lực là khả năng của mắt nhận thức rõ các chi tiết, nói một cách chính xác hơn, thị lực là khả năng của mắt nhận biết riêng biệt 2 điểm ở gần nhau. Như vậy 2 điểm này sẽ được nhìn dưới một góc được gọi là góc thị giác.
Khám thị lực phải là bước đầu tiên ở tất cả bệnh nhân đến khám mắt, trước khi tiến hành các công việc khám mắt khác. Khám thị lực để đánh giá không chỉ chức năng của hệ thống quang học mắt (giác mạc, thể thuỷ tinh) mà còn để đánh giá chức năng của võng mạc, đường thần kinh thị giác và cơ chế thần kinh.
Cần thử thị lực không kính từng mắt cả thị giác xa và gần. Thị lực xa là yếu tố gợi ý về mức độ cận thị bởi vì sự giảm thị lực tỉ lệ với mực độ cận thị, tuy nhiên điều này chỉ đúng khi không có loạn thị kèm theo. Nếu bệnh nhân đã có đeo kính thì ta cần thử thị lực với kính đang đeo.
2. Cách thiết lập bảng thị lực
Để vẽ bảng thị lực 10/10 người ta quy định: 1 mắt có thị lực 10/10, đứng xa 5m, nhìn một chữ cái dưới 1 góc 5 phút , các nét chữ và khoảng cách giữa 2 nét dưới góc 1 phút phải nhận biết được chữ đó. Chữ cái tương ứng với thị lực 10/10 có kích thước: cỡ chữ 7,5mm; nét chữ 1,5mm.
Có nhiều loại bảng thị lực thông dụng được xây dựng ở khoảng cách 5m như bảng Armaignac với chữ E, bảng Landolt với vòng hở chữ C.
Các loại bảng thị lực:
Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt
Bảng thị lực chữ E của Armaignac
Bảng thị lực chữ cái của Snellen với các chữ cái: L F D O I E
Bảng thị lực hình với các loại đồ vật hay con vật dùng cho trẻ em hoặc người không biết chữ.
3. Cách đo thị lực
Nguyên tắc:
Bệnh nhân phải đứng cách xa bảng thị lực 5m hoặc 6m tuỳ bảng thị lực
Bảng thị lực phải được chiếu sáng với cường độ trung bình 100 lux.
Đo thị lực từng mắt, khi đo mắt này phải bịt kín mắt kia và ngược lại.
Nếu bệnh nhân từ chỗ sáng vào chỗ tối phải cho bệnh nhân nghĩ chừng 15-20 phút để thời gian đảm bảo sự thích nghi của võng mạc.
Các phương pháp đo:
Dùng bảng thị lực: Đối với bảng thị lực vòng hở Londolt cho bệnh nhân đứng cách bảng thị lực 5m, lần lượt chỉ các dòng từ lớn tới nhỏ. Ghi lại thị lực tương ứng với hàng nhỏ nhất mà bệnh nhân còn có thể đọc được.
Cách ghi: MP: 10/10 MT: 5/10
Thị lực đếm ngón tay: Nếu đứng xa 5m bệnh nhân không đọc được hàng chữ lớn nhất trên bảng thị lực, cho bệnh nhân tiến gần đến bảng thị lực để đọc các hàng chữ trên bảng thị lực, kết quả cũng là hàng chữ nhỏ nhất mà bệnh nhân có thể đọc được nhưng khi đó cách ghi là MP: 2/10-2m. Hoặc cho bệnh nhân đếm số ngón tay thầy thuốc đưa ra trước mắt bệnh nhân. Kết quả thị lực là khoảng cách xa nhất mà bệnh nhân còn đếm đúng số ngón tay đưa ra.
VD: MP: ĐNT 3m MT: ĐNT 1m
Người ta quy ước ĐNT xa 5m tương đương thị lực 1/10 hay 5/50. Như vậy ĐNT xa 1m tương đương thị lực 1/50, ĐNT 2m tương đương thị lực 2/50, ĐNT 0,5m = 1/100.
Thị lực bóng bàn tay: Khi bệnh nhân không thể đếm đúng ngón tay thầy thuốc đưa ra, ta thử khua bàn tay trước mắt bệnh nhân, bệnh nhân nhận biết có vật đang cử động trước mắt. Kết quả là khoảng cách xa nhất mà bệnh nhân còn nhận biết được có vật cử động. Vd: MP: BBT 0,2m.
Thị lực hướng sáng: Dùng đèn pin chiếu vào mắt bệnh nhân lần lượt theo các vị trí, chính giữa, trên, dưới, trái, phải và bảo bệnh nhân chỉ hướng của nguồn ánh sáng tới.
Thị lực sáng tối: Chiếu 1 nguồn sáng vào mắt bệnh nhân, bệnh nhân biết có ánh sáng, cắt nguồn sáng đi bệnh nhân thấy tối, như vậy là cảm giác AS(+), nếu không còn cảm giác sáng tối là bệnh nhân mù tuyệt đối.
Đối với bảng thị lực chữ E cở chữ 18 và bệnh nhân đứng cách 6m thì được đánh giá như sau: kết quả thị lực nhìn xa là một phân số, tử số là khoảng cách thử tính bằng mét và mẫu số là cở chữ thử. Nếu bệnh nhân đọc được 3 trong 4 chữ cỡ chữ 18 khoảng cách 6m thì thị lực là 6/18. Nếu đọc được 3 trong 4 chữ cỡ chữ 60 khoảng cách 6m thì thị lực là 6/60….Ghi kết quả thị lực từng mắt và thị lực 2 mắt phối hợp.
Lưu ý: thị lực phụ thuộc một số yếu tố như độ sáng của nền, độ sáng chung của gian phòng, tương phản của chữ thử, đường kính đồng tử.
4. Thị lực 3/10, 6/10, 7/10 là bao nhiêu độ?
3/10, 6/10, 7/10 là ký hiệu tình trạng thị lực của mắt sau quá trình kiểm tra nhìn xa. Điều này cảnh bảo đến bạn, đôi mắt bạn đang mắc tật khúc xạ mắt.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ căn cứ trên 10 dòng chữ của bảng kiểm tra thị lực. Nếu bạn nhìn thấy hoàn toàn rõ tất cả các chữ trên 10 dòng chữ cái tức có nghĩa thị lực bạn chính thị 10 10.
Đồng nghĩa với nó là nếu bạn chỉ nhìn thấy 3 dòng chữ trên 10 dòng thì thị lực của bạn là 3/10. Với kết quả này cho thấy mắt của bạn đang ở tình trạng rất kém. Thấy 6 dòng trên 10 dòng thì thị lực 6/10 và thị lực của bạn được 7/10 khi bạn có thể nhìn thấy 7/10 dòng. Với kết quả thị lực này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bởi mức độ cận thị của bạn đang ở ngưỡng trung bình thấp.
Một vài người cho rằng cận thị đơn thuần mỗi mức độ cận thị sẽ tương ứng với một khoảng thị lực nhất định như: nếu độ cận thị -0.5Diop có thị lực 6-7/10, độ cận thị -1Diop có thị lực 4- 5/10, độ cận thị -1.5Diop đến 2Diop có thị lực khoảng 1/10, độ cận thị >2Diop có thị lực dưới 1/10.
Tuy nhiên theo bác sĩ nhãn khoa thì đây chưa phải là kết quả cuối cùng. Vậy nên chúng ta cần tới các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để được khám rõ ràng.