Thi hành án dân sự là gì? Quy định pháp luật về thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự là hoạt động của Cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án là các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của toà án. Cụ thể:

1. Khái quát chung về thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự bao gồm các hoạt động như cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; giả thích bản bản án, quyết định dân sự, tự thi hành án của người phải thi hành án; gửi đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án…

Trước đây, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được thực hiện theo các quy định tại Phần thứ bảy Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh. Đối tượng của thi hành án dân sự là các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong bản án, quyết định của toà án về hình sự; quyết định về phần tài sản trong bản án, quyết định của Toà án về hành chính; quyết định tuyên bố phá sản; quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam; bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận.

 

2. Quy định chung về thi hành án dân sự

Thi hành án dân sự bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân.

Thi hành án dân sự là một trong những nội dung cơ bản của tư pháp dân sự, có tác động trực tiếp tới hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thông qua hoạt động tư pháp. Vì vậy, thi hành án dân sự luôn được Nhà nước và xã hội quan tâm.

Thời gian qua, cùng với những thành tựu của công cuộc cải cách tư pháp, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở nước ta cũng đã cổ nhiều tiến bộ và ngày càng cỏ hiệu quả. Tuy vậy, để nâng cạo hơn nữa hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự, ngày 14 thảng 11 năm 2008 tại kì họp thứ 4 Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật thi hành án dân sự và ngày 25 tháng 11 năm 2014 tại là họp thứ 8 Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một so điều của Luật thi hành án dân sự. Việc Nhà nước ban hành Luật thì hành án dân sự Việt Nam và Luật sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật thi hành án dân sự đã đảnh dấu bước phát triển mới của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam và lập thời đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của pháp luật đổi với các quan hệ phát sinh trong thi hành án dân sự.

 

3. Khái niệm luật thi hành án dân sự Việt Nam

Quá trình bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Việc giải quyết vụ việc dân sự tại toà án tuy rất quan trọng nhưng thực ra mới chi là giai đoạn đầu của quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong giai đoạn này, toà án mới chỉ làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự và áp dụng các quy phạm pháp luật quyết định quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đã được toà án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua việc thi hành án. Trong đó, người có quyền thi hành án yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của họ đối với mình và người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình vì lợi ích của người có quyền thi hành án. Do vậy, theo nghĩa chung thì thỉ hành án dân sự là thực hiện bản án,

Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp vì xét xử, giải quyết tranh chấp và thi hành án dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử, giải quyết tranh chấp là tiền đề của thi hành án dân sự, không có xét xử thì không có thi hành án dân sự. Ngược lại, thi hành án dân sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử.

Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự. Trên thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự được [đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề về tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng … Thông qua thi hành án dân sự, người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.

Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp. Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó ơ quan thi hành án dân sự thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để bảo đảm hiệu quả của thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên phải được độc lập và hông cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp lật vào quá trình thi hành án dân sự. Vì vậy, khác với các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thi hành án dân sự được ban ành trước, Pháp lệnh thi hành án dân sự (PLTHADS) năm 2004 à Luật thi hành án dân sự (LTHADS) đã quy định cơ quan thi ành án dân sự tách khỏi các cơ quan tư pháp địa phương, không hụ thuộc về tổ chức và quàn lý của các cơ quan này.

Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự – cơ quan giới đều quy định đối tượng thi hành án dân sự theo hướng này. Tuy vậy, pháp luật về thi hành án dân sự của một số nước lại quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả các quyết định giải quyết tranh chấp về tài sản của cơ quan, tổ chức khác như quyết định của cơ quan thuế (Thuỵ Điển), quyết định của trọng tài (Pháp, Đức và Thuỵ Điển) hoặc các thoả thuận về quyền, nghĩa vụ dân sự của các đương sự (Pháp, Nhật Bản). Sở dĩ ở nhiều nước pháp luật về thi hành án dân sự quy định đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả các quyết định của các cơ quan, tổ chức khác và các thoả thuận về quyền, nghĩa vụ dân sự của các đương sự vì theo pháp luật về thi hành án dân sự của các nước này toà án là cơ quan có quyền hạn, nhiệm vụ quản lý thi hành án và ra quyết định thi hành án. Mặt khác, đây đều là các quyết định giải quyết tranh chấp về tài sản hay thoả thuận về quyền, nghĩa vụ đối với tài sản và trước khi ra quyết định thi hành án toà án đã xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của chúng. Do vậy, về hình thức tuy là thi hành quyết định của các cơ quan, tổ chức khác hoặc sự thoả thuận của các đương sự nhưng về nội dung thực chất vẫn là thi hành quyết định dân sự của toà án.

Ở Việt Nam, trước ngày 01/7/2003, đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự của toà án.. Tuy vậy, từ ngày 0,1/7/2003, đối tượng thi hành án dân sự bao gồm cả quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại Việt Nam (Điều 57 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003). Sau đó, Điều 67 Luật trọng tài thương mại năm 2010 (LTTTM), Điều 2 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và Điều 121 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định quyết định của trọng tài thương mại, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng được thi hành theo thủ tục thi định cụ thể những vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự như thời hiệu yêu cầu thi hành án, thẩm quyền thi hành án, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia thi hành án, trình tự, thủ tục yêu cầu thi hành án, thụ lý đơn yêu cầu thi hành án, ra quyết định thi hành án, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thỉ hành án, khiếu nại, tố cáo và kháng nghị về thi hành án … Trước đây, hoạt động thi hành án dân sự được xem là một dạng của hoạt động tố tụng dân sự cho nên tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phất sinh trong quá trình thi hành án dân sự được -coi là chế định cơ bản của luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển của khoa học pháp lý ở Việt Nam các ngành luật ngày càng được chia nhỏ hơn, theo đó tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong một lĩnh vực nhất định cũng có thể trở thành ngành luật độc lập. Thi hành án dân sự có sự độc lập tương đối và có nhiệm vụ khác với việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong thi hành án dân sự, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại vụ việc dân sự, không ra quyết định giải quyết lại nội dung vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tổ chức thực hiện các quyết định trong bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành. Các hành vi của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia thỉ hành án dân sự cũng chỉ nhằm thực hiện các quyết định trong bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành và không có mục đích làm sáng tỏ vụ việc như trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với đương sự, cá nhân, cơ quan và tổ chức luật thi hành án dân sự Việt Nam chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ mà việc thực hiện có ý nghĩa trực tiếp đối với việc thi hành bản án, quyết định được đưa ra thi hành. Đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ mà việc thực hiện tuy có ý nghĩa đối với việc thi hành án nhưng không mang tính trực tiếp như quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự với cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, quan hệ giữa đương sự với các cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện một số công việc như công chứng, chứng thực việc uỷ quyền, bản sao giấy tờ liên quan đến thi hành án, việc đăng kí trước bạ, sang tên, công nhận quyền sở hữu nhà ở của nguyên đơn tại cơ quan quản lý nhà đất sau khi toà án xử chấp nhận yêu cầu được sở hữu nhà ở của nguyên đơn v.v. thì không do luật thi hành án quy định.

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam là các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với đương sự, cơ quan, tổ chức và cả nhân liên quan đến việc thi hành án dân sự phát sinh trong quả trĩnh thi hành án dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam là tiêu chí cơ bản để phân biệt luật thi hành án dân sự với các ngành luật khác. Tuy cũng là các quan hệ phát sinh giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác như quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật tổ tụng hình sự, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nhưng các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh luật thi hành án dân sự Việt Nam có một số đặc trưng cơ bản sau đây:

– Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự phát sinh trong quá trình thỉ hành án dân sự, từ khỉ luật thi hành án dân sự thì nhóm quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại với các đương sự mang tính phổ biến, bởi đương sự là người có quyền hoặc nghĩa vụ thi hành án dân sự còn cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thi hành án dân sự. Để bảo đảm việc thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn, bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trước hết pháp luật phải điều chỉnh quan hệ này. Đối với các quan hệ khác, cũng có thể phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự nhưng không phải trường hợp nào cũng có. Tuy vậy, để nâng cao được hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, pháp luật thi hành án dân sự phải điều chỉnh cả các quan hệ này.

 

4. Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án dân sự Việt Nam

Phương pháp điều chỉnh của luật thi hành án dân sự là tổng hợp những cách thức mà luật thi hành án dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Do đối tượng điều chỉnh của luật thi hành án dân sự khá đa dạng và trong thi hành án dân sự các đương sự vẫn có quyền quyết định quyền lợi của họ nên luật thi hành án dân sự Việt Nam điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bằng hai phương pháp là mệnh lệnh và định đoạt.

Luật thi hành án dân sự điều chinh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bằng phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở chỗ quy định địa vị pháp lý của cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng thừa phát lại hoàn toàn khác với địa vị pháp lý của các chủ thể khác. Trong quá trình thi hành án dân đương sự có quyền tự quyết định việc thi hành án dân sự như yêu cầu đương sự bên kia hoặc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Trong quá trình thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, thoả thuận việc thi hành án, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa. Sở dĩ luật thi hành án dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bằng cả phương pháp định đoạt vì bản chất của thi hành án dân sự là việc các đương sự thực hiện các quyền dân sự của họ. Trong giao lưu dân sự, các đương sự có quyền tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì khi thực hiện quyền dân sự trong thi hành án dân sự họ cũng phải có quyền tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Như vậy, luật thi hành án dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án bằng cả phương pháp mệnh lệnh và phương pháp định đoạt. Tuy nhiên, do yêu cầu của thi hành án dân sự nên phương pháp mệnh lệnh là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhất.

 

5. Nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam

Các văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong quản lý xã hội nên được coi là nguồn cơ bản của luật. Nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa cơ quan thi hành, án dân sự, toà án, viện kiểm sát, các đương sự và những người khác tham gia vào quá trình thi hành án dân sự. Các vãn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều loại như Hiến pháp, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân án … Đây là các quy định mang tính chất chung, tính nguyên tắc về thi hành án dân sự và vì vậy Bộ luật tố tụng dân sự là một trong các nguồn cơ bản của luật thi hành án dân sự Việt Nam.

– Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân chủ yếu quy định về tổ chức của viện kiểm sát. Tuy vậy, trong Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân cũng có những quy định về thi hành án dân sự như quy định về kiểm sát các hoạt động thi hành án dân sự (Điều 6, Điều 28 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014), do đó các vàn bản quy phạm pháp luật hày cũng là một trong các nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam.

– Luật thi hành án dân sự là văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp và hệ thống tất cả các vấn đề liên quan đến thi hành án dân sự như đối tượng thi hành án dân sự, nguyên tắc thi hành án dân sự, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án dân sự, thẩm quyền thi hành án dân sự, thủ tục thi hành án dân sự, biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự … Vì vậy, hiện nay Luật thi hành án dân sự là nguồn cơ bản và quan trọng nhất của luật thi hành án dân sự Việt Nam. Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự (LSĐBSLTHADS) năm 2014 cũng là một I nguồn cơ bản quan trọng của luật thi hành án dân sự Việt Nam.

– Nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của các bộ và thông tư liên bộ cũng là những nguồn của luật thi hành án dân sự Việt Nam. Đây là các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự. Nội dung của các văn bản này bao gồm các quy định chi tiết hoá, cụ thể hoá các quy định của Luật thi hành án dân sự nhằm bảo đảm việc thực hiện đúng và có hiệu quả các quy định của Luật thi hành án dân sự.

Quá trình thi hành án dân sự bao gồm nhiều công việc khác nhau, nảy sinh các quan hệ khác nhau giữa các chủ thể tham gia vào quá trình này. Trong đó, mỗi chủ thể tham gia vào các quan hệ này với những động cơ, mục đích và nhiệm vụ khác nhau nên rất phức tạp. Vì vậy, các quy định của luật thi hành án dân sự Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, thời hiệu thi hành án, thẩm quyền thi hành án, thủ tục thi hành án, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án v.v. có tác dụng điều chỉnh các quan hệ quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự bảo đảm được hiệu quả của việc thi hành án dân sự.

Ngoài ra, luật thi hành án dân sự Việt Nam còn quy định cả cơ chế giám sát, kiểm sát các hoạt động thi hành án dân sự, trách nhiệm pháp lý của các chù thể trong việc tổ chức hoặc tham gia thi hành án dân sự … Các quy định này vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự vừa có tác dụng nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tổ chức hoặc tham gia thi hành án dân sự, mặt khác còn góp phần nâng cao được ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)