Thế nào là trách nhiệm hình sự, các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm hình sự?
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định……
Mục Lục
1. Khái niệm trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân, pháp nhân phải gánh chịu trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng các hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự theo quy định của pháp luật.
Là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định.
– Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chố người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.
– Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong PLHS bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.
– Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.
– Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của Trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.
Nhà nước có quyền thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với ng phạm tội. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu các hậu quả pháp lý và có quyền đòi hỏi nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự trong phạm vi luật định; Chỉ nhà nước mới có quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự đối với nhà nước, với xã hội mà không phải chịu trách nhiệm với cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất;
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý phát sinh khi có hành vi phạm tội;
Trách nhiệm pháp lý mang bản chất là sự lên án của nhà nước với hành vi phạm tội thông qua việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội;
2. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự.
2.1 Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm
Xuất phát từ nguyên tắc có luật, có tội và trách nhiệm hình sự, nên Trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi có một tội phạm được thực hiện. Điều 2 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”.
Chính việc thực hiện tội phạm là sự kiện pháp lý làm phát sinh Trách nhiệm hình sự. Do vậy, Trách nhiệm hình sự phát sinh và tồn tại khách quan kể từ khi tội phạm được thực hiện không phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện được tội phạm và người phạm tội chưa.
2.2 Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý gồm nhiều loại:
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm vật chất
- Trách nhiệm kỷ luật
Tính chất nghiêm khắc vượt trội của Trách nhiệm hình sự thể hiện ở chổ người phạm tội bị Tòa án kết án, phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp và mang án tích,
Hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích vừa là nội dung của Trách nhiệm hình sự vừa là hình thức thực hiện Trách nhiệm hình sự
Bằng việc ra bản án kết tội đối với một người, tòa án nhân danh nhà nước chính thức lên án người phạm tội. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế chủ yếu của luật hình sự không chỉ hạn chế quyền tự do, quyền tài sản, quyền chính trị mà thậm chí có thể tước bỏ cả quyền sống của người phạm tội.
Ngoài ra, người bị kết án phải chấp hành các biện pháp tư phap như bị tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại phường xã thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng.
Án tích là một tình trạnh pháp lý bất lợi về hình sự đối với người phạm tội thể hiện ở chổ án tích là dấu hiệu định tội dối với một số trường hợp được quy định tại Phần các tội phạm BLHS. Án tích cũng là điều kiện để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong vụ án hình sự. Người phạm tội bị mang án tích kể từ khi bị kết án cho đến khi được xóa án hoặc miễn Trách nhiệm hình sự.
2.3 Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước nhà nước.
Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội và hàm chứa hai nội dung.
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội. Những người thân thích của họ không phải cùng chịu Trách nhiệm hình sự. Một người khi phạm tội đã gây nguy hiểm cho xã hội thì cá nhân họ phải chịu TN về việc phạm tội.
Với ý nghĩa là phản ứng của Nhà nước trước tội phạm nên Trách nhiệm hình sự mang tính công công. Nghĩa là chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền truy cứu Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Người phạm tội không chịu Trách nhiệm hình sự trước cá nhân hoặc tổ chức đã bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại.
2.4 Trách nhiệm hình sự được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong luật tố tụng hình sự
Chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền xác định Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Việc xác định Trách nhiệm hình sự đó không được tùy tiện mà phải tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ để tránh oan sai, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự.
2.5 Trách nhiệm hình sự được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Quyết định về Trách nhiệm hình sự chỉ có thể được thể hiện trong bản án hoặc quyết định của Tòa án, Kết quả của việc xác định Trách nhiệm hình sự theo luật tố tụng hình sự phải được phản ánh trong phán quyết kết tội của tòa án thể hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Trách nhiệm hình sự phát sinh khi một tội phạm được thực hiện. Trách nhiệm hình sự được thực hiện kể từ khi bản án kết tội có hiệu lực và được đưa ra thi hành. Trách nhiệm hình sự chấm dứt thì không còn những tác động pháp lý về hình sự bất lợi đối với người phạm tội. Trong thực tiễn, Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội được miễn Trách nhiệm hình sự hoặc được xóa án tích.
3. Cơ sở của trách nhiệm hình sự của người phạm tội
Vấn đề cơ sở triết học của trách nhiệm hình sự đã giải quyết câu hỏi “Trên cơ sở nào mà xã hội có thể buộc con người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của họT’.w Nhưng muốn biết căn cứ vào đâu mà Nhà nước có thể buộc con người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình thì phải nghiên cứu quy định của pháp luật, tức là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự.
Theo khoản 1 Điều 2 BLHS năm 2015 thì “chi người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự “. Để kết luận hành vi đã được thực hiện của người nào đó có phải là tội phạm không và tội đó là tội gì, hình phạt áp dụng đối với họ ra sao, cần phải xác định hành vi đó đã thoả mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể chưa? Nếu thoả mãn tức là người ấy đã thực hiện tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS). Như vậy, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.
Việc xác định một cách thống nhất cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự là nội dung quan trọng để thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN. Việc tuyên bố người nào đó là phạm tội và buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ có thể dựa trên cơ sở pháp lí là cấu thành tội phạm mà không thể dựa vào cơ sở nào khác. Nếu xác định hành vi của một người không có hoặc có nhưng không đầy đủ những dấu hiệu của bất kì cấu thành tội phạm cụ thể nào được quy định trong BLHS thì hành vi đó không thể bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi này không thể bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tội phạm là sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự. Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là Nhà nước và người phạm tội với những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Nhà nước có quyền áp dụng chế tài hình sự đối với người phạm tội và họ luôn có nguy cơ có thể phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt.
Quan hệ pháp luật hình sự chỉ được thực hiện khi các cơ quan tiến hành tổ tụng (điều tra, truy tố, xét xử) khẳng định bị cáo phạm một hoặc nhiều tội được quy định trong BLHS ttong các văn bản của mình. Nhưng chỉ có bản án hay quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mới xác định một cách chính thức cơ sở của trách nhiệm hình sự và cụ thể hoá trách nhiệm hình sự bằng loại hình phạt cũng như mức hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội.
Khi tội phạm xảy ra nhưng chưa bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện nhưng chưa tìm ra được người phạm tội, quan hệ pháp luật hình sự vẫn phát sinh và tồn tại. Tuy nhiên, quan hệ này sẽ không được thực hiện chừng nào cơ quan điều tra chưa phát hiện được tội phạm và người phạm tội.
Trong các trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt thì quan hệ pháp luật hình sự cũng đã phát sinh nhưng khi toà án áp dụng các biện pháp tác động xã hội để thay thế các biện pháp hình sự thì quan hệ pháp luật hình sự chấm dứt.
Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi:
– Người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt (kể cả hình phạt bổ sung nếu có);
– Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt;
– Có đặc xá hoặc đại xá;
– Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Đã hết thời hiệu thi hành bản án.