Thế nào là người nghiện ma túy? Người nghiện ma túy sợ gì?
Thế nào là người nghiện ma túy? Thuật ngữ tiếng Anh? Biểu hiện của người nghiện ma túy? Người nghiện ma túy sợ gì? Tác hại của việc nghiện ma túy?
Ma túy là chất kích thích, nhà nước cấm sử dụng, tàng trữ, mua bán,… và thực hiện các hành vi trái pháp luật khác. Người nghiện ma túy là những người mua và sử dụng trái phép chất ma túy. Họ thường sử dụng ma túy với liều lượng lớn, thường xuyên và phải có ma túy để duy trì trạng thái bình thường. Nếu không có ma túy, họ sẽ có các biểu hiện, các trạng thái kích động, gây nguy hiểm cho xã hội. Nói chung, các biểu hiện được thể hiện rất rõ đối với người “nghiện”. Cùng tìm hiểu các đặc điểm, các ảnh hưởng đến người thân và xã hội.
Căn cứ pháp lý:
– Luật phòng, chống ma túy năm 2021.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Thế nào là người nghiện ma túy?
– Khái niệm theo quy định pháp luật:
Căn cứ Khoản 12 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy 2021 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) có quy định:
“Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.”
Từ ngữ chính xác nhất có thể mô tả đối với người nghiện ma túy và sự lệ thuộc, phụ thuộc vào thuốc. Ở đây, ma túy có thể tác động, gây nghiện và mang đến các biểu hiện về tâm thần, ảo giác. Pháp luật đưa ra định nghĩa dựa trên bản chất, tính chất lệ thuộc khi nghiện ma túy. Trong khi các hiệp hội, tổ chức khác cũng đưa ra định nghĩa về người nghiện ma túy như sau:
– Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA):
Sổ tay chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa:
– Người nghiện ma túy là việc một người có các triệu chứng bao gồm các hiện tượng sau:
Từ đó liệt kê đầy đủ các hiện tượng để xác định đâu là người nghiện ma túy. Bao gồm:
+ Hiện tượng dung nạp (cần phải tăng liều lượng sử dụng để đạt được khoái cảm). Khi đã nghiện, các liều lượng thấp, liều cũ sẽ không đủ để học thấy khoái cảm, đạt được trạng thái tinh thần cao hơn.
+ Sử dụng ma túy để giảm các triệu chứng cai. Phải sử dụng ma túy thường xuyên, ổn định, nếu không sẽ có biểu hiện của người nghiện. Họ tiếp tục sử dụng để các triệu chứng, sự khó chịu không biểu hiện ra bên ngoài.
+ Không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng. Đã nghiện thì liều lượng dùng thực tế phải tăng lên.
+ Vẫn tiếp tục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác. Họ hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm của ma túy, nhưng do nghiện, khó cai nên vẫn sử dụng.
Bản chất của nghiện ma túy:
Ngoài những khía cạnh liên quan đến hành vi, tâm lý và xã hội, nghiện là một căn bệnh làm thay đổi các tế bào thần kinh trong não do sử dụng ma túy nhiều lần. Ma túy có tác động, làm ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh của con người. Nó có thể gây ra ảo giác, có thể khiến người nghiện bất chấp chỉ để có thể tiếp tục sử dụng thuốc.
Khi lên cơn nghiện, họ có thể làm ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Ma túy bao gồm các chất nào?
Ma túy được tiếp cận trên nhiều bình diện với những phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Phải xác định chất ma túy là gì thì mới có thể xác định một đối tượng có đang nghiện ma túy hay không. Tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra các định nghĩa theo nghĩa rộng và hẹp để xác định ma túy như sau:
– Theo nghĩa rộng, Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể.
– Theo nghĩa hẹp, ma túy bao gồm thuốc phiện, cần sa và các chất có tác dụng kích thích thần kinh mạnh gây ảo giác, dùng nhiều lần thành quen, trở thành nhu cầu thường xuyên, và nghiện.
Các định nghĩa cho ta căn cứ, tiêu chí để xác định thế nào là ma túy. Đặc biệt là các chất này không được lưu hành và sử dụng rộng rãi. Ma túy phải có sự cho phép về lưu hành, sử dụng trong các mục đích hợp pháp của nhà nước.
Xem thêm: Mẫu quyết định đưa người nghiện ma túy ra khỏi khu xã hội
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Người nghiện ma túy tiếng Anh là Drug addicts.
3. Biểu hiện của người nghiện ma túy?
Các biểu hiện bất thường của người nghiện ma túy được tổng hợp lại. Trong đó, đa phần người nghiện sẽ có tất cả các biểu hiện này. Bao gồm:
– Hay tụ tập, đi lại đàn đúm với người có đời sống sinh hoạt buông thả.
+ Kể đến như tụ tập cùng các đối tượng không lao động, không học hành,…
+ Hoặc chơi thân với người sử dụng heroin.
– Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn.
+ Đôi khi nói nhiều, hay nói dối loanh quanh trong mục đích sử dụng ma túy.
+ Hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây.
+ Người lừ đừ, mệt mỏi, ngại lao động, bỏ vệ sinh cá nhân.
+ Nếu còn đi học thì thường đi học muộn, trốn học, bỏ giờ học (thường vào giờ nhất định): ngồi trong lớp hay ngủ gật, học lực giảm sút nhanh.
– Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng.
+ Thường xuyên xin tiền người thân.
+ Hay bán các đồ đạc cá nhân, gia đình.
+ Nợ nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác,…
– Trong túi quần, áo, cặp, phòng ngủ thường có các thứ giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm kim tiêm,…
– Có dấu kim tiêm trên nhiều bộ phận cơ thể:
Như trên mu bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, ở bẹn, ở cổ,… Đây là các vị trí mà họ thường tiêm chích.
– Đối với người sử dụng heroin nặng, thường xuyên ngáp vặt, mắt lờ đờ, da tái, môi thâm,…
4. Người nghiện ma túy sợ gì?
Người nghiện ma tuý sợ các đặc tính sau:
– Sợ nước:
Cơ thể hôi hám, ngại tắm, ăn mặc lôi thôi lếch thếch,… Họ không chú ý đến xây dựng hay giữ hình tượng. Chỉ tìm cách có tiền để có thể tiếo tục sử dụng ma túy.
– Sợ gió:
Họ có biểu hiện giảm sút sức khoẻ rõ rệt, cho nên thường không muốn tiếp xúc với các hiện tượng thời tiết.
– Sợ ánh sáng:
Cũng bởi những người này có thay đổi thất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn, ngày ngủ nhiều,… Họ biết sử dụng ma túy trái phép là vi phạm. Do đó thường sử dụng thuốc vào ban đêm, ở nơi vắng vẻ. Ở các vùng quê, nghĩa trang, nghĩa địa được tìm đến thường xuyên.
– Sợ ồn:
Họ thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình). Do đó cũng không thích nơi đông người, nơi có tiếng ồn làm ảnh hưởng tâm trạng.
Nguyên nhân được chỉ ra như sau: Sau khi dùng ma tuý cảm giác hưng phấn tăng lên rất nhiều. Nhưng đến khi hết thuốc cảm giác bị giảm đột ngột gây ra các chấn động về tâm lí và sức khoẻ giảm sút. Họ bị ảnh hưởng về tâm trạng, tâm lý đến không ổn định.
5. Tác hại của việc nghiện ma túy:
Nghiện ma túy có những tác hại như sau:
5.1. Nghiện ma túy gây ảnh hưởng đến sức khỏe người nghiện.
– Nghiện ma túy ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống.
– Đặc biệt lúc mới sử dụng ma túy thường gây kích thích tình dục. Vì vậy để thỏa mãn nhu cầu, đối tượng có thể quan hệ với gái mại dâm. Chính các hành vi này khiến cho họ rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, HIV.
– Khi đã nghiện ma túy nặng, các hoocmon sinh dục bị suy giảm. Việc sinh con khó khăn hơn, cũng như không đảm bảo tình trạng và khả năng phát triển bình thường của trẻ. Cho nên sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển.
– Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma túy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và sức khỏe của trẻ. Có thể dẫn đến:
+ Dẫn đến sảy thai, thai lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.
+ Con sinh ra gầy gò, ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ.
– Gây ra nhiều căn bệnh về tim mạch:
– Các chất ma túy tạo ra các khoái cảm, kích thích đối với thần kinh của con người. Cho nên sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim. Dần dần khi các tình trạng xảy ra phổ biến gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim.
– Chúng cũng là nguyên nhân của rối loạn nhịp tim, đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Các bệnh về tim mạch có thể dẫn đến các cơn đau bất thường, đột ngột, nặng hơn là nguy hiểm đến tính mạng.
– Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác ở nhiều bộ phận, gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng. Như: hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị,…
5.2. Nghiện ma túy ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình người bị nghiện ma túy.
– Nghiện ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân người nghiện và gia đình.
– Nhu cầu cần tiên để mua ma túy của người nghiện là rất lớn. Khi càng nghiện liều dùng càng cao, việc sử dụng cũng thường xuyên hơn. Mỗi ngày ít thì mấy chục nghìn đồng, nhiều có thể tới hàng triệu đồng.
+ Vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma túy có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện của mình. Họ có thể bất chấp để có được tiền sử dụng cho ma túy. Họ thường có các định hướng và tìm đến tiếp cận mục tiêu trước mắt.
+ Hoặc để có tiền sử dụng ma túy, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của,…
– Ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe:
– Khi gia đình có người nghiện, các thành viên cũng bị ảnh hưởng nặng lề về suy nghĩ, lo lắng, công việc làm ăn. Từ đó gây ảnh hưởng cho sức khỏe (lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên,…).
– Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc…). Hoặc có thể ảnh hưởng đến kinh tế, công việc của các thành viên gia đình.
5.3. Nghiện ma túy ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
– Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm,… Người nghiện bất chấp thực hiện các vi phạm chỉ để nhanh chóng có tiền sử dụng cho ma túy.
– Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Các tệ nạn ngày càng nhiều, vi phạm nghiêm trọng giá trị đạo đức, văn hóa hay quy phạm pháp luật,…
– Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
– Làm tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Nhà nước phải tổ chức các cơ sở cai nghiện, các đơn vị thực hiện quản lý chuyên môn. Cũng như tuyên truyền, phổ biến đối với các công tác xã hội.
– Ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS.