Thầu là gì? (Cập nhật 2022)
Từ trước đến nay, đấu thầu là một hoạt động kinh tế đem lại nhiều lợi ích về vật chất cho các chủ thể tham gia đấu thầu, đồng thời cũng tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, đất nước. Chính vì vậy, Nhà nước cũng tạo điều kiện để đấu thầu được khuyến khích phát triển thông qua nhiều chính sách pháp luật. Tuy nhiên, với nhiều người không tham gia vào ngành nghề này, việc không hiểu những thuật ngữ chuyên môn là vô cùng bình thường, dẫn đến việc ACC Group hay nhận được câu hỏi thầu là gì. Vì lẽ đó, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp cho quý khách hàng câu trả lời cho câu hỏi thầu là gì.
Thầu là gì? (Cập nhật 2022)
Mục Lục
1. Thầu là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, thầu là việc một chủ thể nhận trọn gói công việc xây dựng hoặc dịch vụ gì cho người khác theo giá cả và các điều kiện đã thoả thuận, ví dụ điển hình nhất là thầu xây dựng đấu thầu. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, thầu được hiểu là hoạt động đấu thầu, trong đó có sự tham gia của các chủ thể như chủ thầu, bên mời thầu, nhà thầu, bên dự thầu, nhà đầu tư…
2. Đấu thầu là gì?
Đấu thầu là một đề nghị giá (thường có tính cạnh tranh) do một cá nhân hoặc doanh nghiệp đặt ra cho một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc một nhu cầu rằng một cái gì đó được thực hiện. … Đấu thầu thực chất là một cuộc thi giúp chọn nhà cung cấp tốt nhất, hướng đến nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả.
Cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự gọi là đấu thầu trong nước. Cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong nước và nước ngoài tham dự gọi là đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tế là hình thức tương đối phổ biến được thực hiện ở các nước đang phát triển, do thiếu khả năng, kỹ thuật để tự đảm nhận xây dựng các công trình cơ bản lớn. Cuộc đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện pháp luật quy định.
3. Khi nào đấu thầu?
Theo quy định của Điều 1, Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu được áp dụng đối với quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với các dự án sau đây:
– Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
– Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
– Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
– Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
– Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
– Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
– Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;
4. Các bên tham gia đấu thầu?
Đấu thầu là phương thức được áp dụng nhằm tuyển chọn tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và lựa chọn đối tác để thực hiện dự án hoặc từng phần dự án. Tham gia đấu thầu gồm có:
– Bên mời thầu (bên gọi thầu) là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tự được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu;
– Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Riêng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân,
5. Đặc điểm của đấu thầu?
Một số đặc điểm của đấu thầu như sau:
– Thứ nhất: Đấu thầu là 1 hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.
– Thứ hai: Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như 1 hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con người có nhu cầu mua sắm hàng hóa và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để ký hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
– Thứ ba: Chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo Luật thương mại, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ, đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập và chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp. Việc thành lập và hoạt động của đại lý đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư.
– Thứ tư: Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kĩ thuật, tài chính và thương mại của hàng hóa cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Còn hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
– Thứ năm: Giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hạch dự toán, được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu. bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
Nói tóm lại, về cơ bản, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi thầu là gì. Mong rằng quý khách hàng sẽ thỏa mãn với câu trả lời này.
Đánh giá post