Thành phần kinh tế là gì? Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế?
Tìm hiểu về cơ cấu thành phần kinh tế? Tìm hiểu về thành phần kinh tế? Thành phần kinh tế là gì? Cơ cấu thành phần kinh tế và Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển nhanh hơn. Chính vì thế mà vai trò của các thành phần kinh tế cũng như sư chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế cũng rất được quan tâm.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Tìm hiểu về cơ cấu thành phần kinh tế:
Khái niệm cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế được xem là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành của nó chính là một thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế hiện nay cũng có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay cũng có thể xem xét theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là nhằm mục đích để có thể đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
Thuật ngữ liên quan:
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Mối liên hệ với các loại cơ cấu kinh tế khác:
Cơ cấu kinh tế vùng được hiểu là một trong các loại cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Cũng chính vởi vậy mà ta có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.
Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.
Trong đó:
– Cơ cấu kinh tế vùng:
+ Định nghĩa cơ cấu kinh tế vùng: đó chính là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một vùng kinh tế lãnh thổ.
Cơ cấu kinh tế vùng là một trong các loại cơ cấu kinh tế.
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.
Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.
+ Ý nghĩa và vai trò của cơ cấu kinh tế vùng:
Việc phân chia các vùng kinh tế của một quốc gia thường căn cứ vào vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, những lợi thế và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
Trong phạm vị một nước, mỗi vùng có vị trí địa lí khác nhau, có những tiềm năng, lợi thế khác nhau, có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau,…
Do đó cũng có những thuận lợi cũng như khó khăn khác nhau trong phát triển kinh tế, đồng thời giữa các vùng lãnh thổ lại có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và có sự liên kết với nhau trong quá trình phát triển.
Việc thực hiện nghiên cứu cơ cấu kinh tế vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ, trong việc định hướng phát triển kinh tế, xã hội vùng cũng như xác định vai trò của từng vùng trong phát triển kinh tế của đất nước.
– Cơ cấu ngành kinh tế:
+ Định nghĩa cơ cấu ngành kinh tế: cơ cấu ngành kinh tế được hiểu là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một nhóm ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế là một trong các loại cơ cấu kinh tế.
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống phức tạp cấu thành từ nhiều bộ phận. Chính bởi do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc xem xét cơ cấu kinh tế.
Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện cụ thể như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.
+ Nội dung của cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện cụ thể đó là:
Đó là số lượng các ngành được hình thành. Số lượng này luôn luôn phát triển theo sự phân công lao động xã hội.
Mối quan hệ về số lượng thể hiện ở tỉ trọng của mỗi ngành trong tổng thể.
Mối quan hệ về chất lượng phản ánh vị trí, tầm quan trọng từng ngành, các mối liên kết kinh tế – kĩ thuật, kinh tế – xã hội và tính chất tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.
Nói chung, ta nhận thấy rằng, mối quan hệ của các ngành về số lượng và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.
– Cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế được hiểu là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
Nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là nhằm mục đích để có thể đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
Ba loại hình cơ cấu kinh tế được nêu cụ thể bên trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để nhằm mục đích có thể đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Quá trình phát triển kinh tế trên thực tế cũng luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.
Xem thêm: Chính sách cơ cấu thành phần kinh tế là gì? Các bộ phận
2. T
hành phần kinh tế là gì?
Thành phần kinh tế là những khu vực kinh tế, những hình thức kinh tế dựa trên những hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và thích ứng với trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Như vậy, khi định nghĩa thành phần kinh tế sẽ cần phải căn cứ vào quan hệ kinh tế mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, do đó thành phần kinh tế cũng có nghĩa là chế độ kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta không sử dụng thuật ngữ thành phần kinh tế mà dùng thuật ngữ khu vực kinh tế, nhưng cũng căn cứ vào vốn, tài sản thuộc về ai, nếu đó thuộc về nhà nước thì là KVKT nhà nước, nếu thuộc về tư nhân, đó là khu vực kinh tế tư nhân.
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
3. Cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế được hiểu là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần kinh tế.
Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ. Mục đích của việc nghiên cứu cơ cấu thành phần kinh tế là để đánh giá vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong phát triển đất nước cũng như trong từng ngành kinh tế, từng vùng kinh tế.
Nếu như phân công lao động xã hội là cơ sở để hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế được thể hiện bằng sự thay đổi số lượng các thành phần kinh tế hoặc thay đổi tỉ trọng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế tạo ra trong GDP.
Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế là sự tồn tại khách quan, vai trò vị trí và sự vận động của từng thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế thì sự định hướng về mặt chính trị – xã hội có sự tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nhằm mục đích để có thể xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế hợp lí. Cơ cấu thành phần kinh tế hợp lí được hiểu cơ bản là cơ cấu kinh tế dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay được hiểu là phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trong nước và nước ngoài.