Thận yếu: Dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Thận yếu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng sinh lý và ham muốn tình dục. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý mà còn tác động tới hạnh phúc đôi lứa. Vậy thận yếu là bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục? Cần lưu ý gì khi ăn uống? Bạn đọc tham khảo ngay bài viết bên dưới.

5/5 – (84 bình chọn)

1. Thận yếu là gì?

Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể, thực hiện chức năng thải độc, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp cho cơ thể. Chính vì vậy, thận được mệnh danh là “cửa ngõ sinh mệnh” của mỗi người.

Vậy thận yếu là bệnh gì? Thận yếu được hiểu là bệnh lý xuất hiện khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng bài tiết và lọc các chất cặn bã bị hạn chế, dẫn đến các độc tố trong máu không thoát ra ngoài được. Tình trạng này diễn ra âm thầm, khó phát hiện, hầu hết người bệnh chỉ nhận biết khi bước vào giai đoạn cuối.

thận yếuthận yếu

2. Dấu hiệu nhận biết thận yếu

Theo Tiến sĩ Joseph Vassalotti – giám đốc Y tế của National Kidney: Những người bị bệnh thận gần như không gặp phải triệu chứng cho tới khi bước sang giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này thì thận đã bị suy hoặc có một lượng protein trong nước tiểu. Đó là lý do vì sao chỉ có 10% người bị bệnh thận mạn tính biết họ mắc bệnh.

Vậy thận yếu có biểu hiện gì? Tham khảo ngay 8 đặc điểm dưới đây để nhận diện bệnh:

2.1. Chức năng sinh lý bị ảnh hưởng

Theo YHCT: Thận giúp tàng tinh, thận sinh tinh, đồng thời là cơ quan có liên hệ mật thiết với bộ phận sinh dục. Khi thận suy yếu, chức năng sinh lý của cả nam và nữ sẽ bị suy giảm. Thận yếu ở nam giới gây ra triệu chứng: rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý. Thận yếu ở nữ giới làm suy giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo.

Suy giảm chức năng sinh lýSuy giảm chức năng sinh lý

2.2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Thận thực hiện chức năng sản xuất và đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể. Nhưng khi chức năng thận bị suy yếu khiến cho thói quen đi tiểu bị thay đổi. Lúc này bạn sẽ cảm thấy buồn đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm, ít nhất 2-3 lần/đêm. Đôi khi hiện tượng này còn có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tuyến tiền niệu ở nam giới, nhất là khi có đau và tiểu buốt, nước tiểu đục… Đây cũng là biểu hiện phổ biến của thận yếu ở trẻ em.

2.3. Cơ thể mệt mỏi, không tập trung

Chức năng thận bị suy giảm dẫn đến tình trạng độc tố và tạp chất trong máu không được thanh lọc. Điều này sẽ khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, không tập trung làm việc.

2.4. Da khô, ngứa

Khi thận không giữ được chức năng cân bằng khoáng chất và dinh dưỡng cho máu, một vài dấu hiệu trên da sẽ xuất hiện như khô, ngứa.

Da khô, ngứa ngáyDa khô, ngứa ngáy

2.5. Đi tiểu ra máu

Thận khỏe mạnh thực hiện chức năng lọc chất thải ra khỏi máu để sản xuất nước tiểu nhưng nếu thận yếu, bộ lọc bị hỏng các tế bào máu có thể “chảy ra” ngoài, vào nước tiểu.

2.6. Xuất hiện bọng mắt

Bọng mắt xuất hiện thường xuyên là do thận của bạn đang rò rỉ protein trong nước tiểu, thay vì giữ nó trong cơ thể.

2.7. Mắt cá chân và bàn chân bị sưng

Khi chức năng thận bị suy yếu, lượng natri không được đào thải ra ngoài sẽ lắng đọng gây sưng ở chân và mắt cá chân.

2.8. Tóc thay đổi theo chiều hướng xấu

Sức sống của mái tóc phụ thuộc rất lớn vào thận khí, do đó chỉ cần nhìn mái tóc là biết thận của bạn có yếu hay không. Nếu thận khí đầy đủ, tóc sẽ mọc dày, trơn mượt và đen bóng. Nhưng khi thận yếu ớt, thận tinh suy nhược tóc sẽ khô xơ, rối và dễ rụng. Bên cạnh đó, người thận yếu tóc bạc sớm hơn người bình thường.

Ngoài ra, những người mắc bệnh thận còn gặp một số biểu hiện như: buồn nôn, tê tay và chân, tóc và móng tay giòn, dễ bầm tím và chảy máu, mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ…

Tóc khô xơ do thận yếuTóc khô xơ do thận yếu

Khi xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

3. Nguyên nhân

Tìm hiểu nguyên nhân giúp bạn đánh giá đúng tình trạng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân điển hình dẫn tới tình trạng bệnh:

3.1. Lạm dụng thuốc tây

Các chuyên gia sức khỏe chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể để lại nhiều tác hại cho thận. Thuốc khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Do đó, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể khiến thận hoạt động quá tải, lâu dần sẽ dẫn đến suy yếu.

nguyên nhân thận yếunguyên nhân thận yếu

3.2. Do thừa cân, béo phì

Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân là do lượng mỡ trong cơ thể gia tăng quá mức cản trở lưu thông máu đến thận.

Tình trạng này kéo dài khiến cho thận bị thiếu máu, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của thận.

3.3. Do bệnh lý nền

Một số bệnh lý nền có liên quan mật thiết đến hoạt động của thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, cụ thể:

  • Mắc bệnh đái tháo đường khiến mạch máu trong thận bị thu hẹp, cản trở máu đến thận làm suy giảm chức năng thận, thận yếu.
  • Trường hợp bị sỏi thận, sỏi niệu quản sẽ ngăn cản quá trình đào thải độc tố qua đường nước tiểu, khiến cho chất độc tích tụ trong thận lâu, tăng nguy cơ suy thận.
  • Viêm bàng quang, tắc niệu quản khiến thận bị ứ nước, chịu áp lực lớn làm tổn thương các đài bể thận dẫn tới thận yếu, suy thận.

Ngoài ra, một số bệnh lý như u xơ tuyến tiền liệt… cũng có thể ảnh hưởng tới đường tiểu khiến chức năng thận suy giảm.

3.4.  Lối sống thiếu khoa học

Lối sống thiếu khoa học không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung mà còn tác động tới chức năng thận.

  • Uống nhiều rượu bia, sử dụng chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) khiến protein trong thận bị suy giảm.
  • Thói quen lười uống nước, không cung cấp đủ nước mỗi ngày khiến thận hoạt động khó khăn, tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, đồng thời độc tố tích tụ trong thận dẫn đến suy thận.
  • Thường xuyên nhịn tiểu cũng khiến thận chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thận hư.
  • Thói quen ăn mặn cũng được cho là nguyên nhân khiến thận yếu, bởi làm tăng áp lực đến hệ thống lọc máu cũng như suy giảm chức năng ở cơ quan này.

4. Chẩn đoán

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành làm một vài xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, sinh thiết thận, chẩn đoán hình ảnh và một số xét nghiệm khác…

4.1. Xét nghiệm máu

Đây là kỹ thuật được chỉ định nhằm đo lường nồng độ creatinin trong máu. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có mắc bệnh thận hay không.

Tuy nhiên, chỉ số creatinin trong máu còn phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và trọng lượng cơ thể. Vì vậy, ngoài xét nghiệm máu người bệnh còn tiến hành xét nghiệm Cystatin C.

Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh thậnXét nghiệm máu chẩn đoán bệnh thận

4.2. Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng nước tiểu cơ thể bài tiết ra ngoài trong một khoảng thời gia nhất định. Khi đó, tình trạng thận của người bệnh sẽ được đánh giá dựa trên kết quả nước tiểu thu được.

4.3. Sinh thiết thận

Để chẩn đoán thận hư, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sinh thiết thận. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

4.4. Chẩn đoán hình ảnh

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể thực hiện như:

  • Siêu âm: Phương pháp phổ biến giúp kiểm tra chính xác vị trí và kích thước của thận.
  • Chụp cắt lớp vi tính: phát hiện tổn thương thận, sỏi thận, áp xe…
  • Chụp cộng hưởng từ

4.5. Xét nghiệm khác

Ngoài những xét nghiệm kể trên, tùy vào trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm ure máu
  • Xét nghiệm đo kali huyết
  • Ước tính mức độ lọc thận

5. Thận yếu có nguy hiểm không?

Thận yếu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: mắc bệnh tim mạch, ung thư bàng quang, tiểu đường, huyết áp cao… thậm chí là tử vong. Hơn nữa, thận lại ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm.

Chính vì vậy, người bệnh cần phải thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

6. Thận yếu có phục hồi được không?

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, thận yếu hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc điều trị có thành công hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn tiến triển của bệnh.

Trường hợp người bệnh đang ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ đã có thể phục hồi thận.

Trường hợp nặng, cơ hội chữa khỏi sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên không vì thế mà bi quan bởi y học hiện đại ngày càng phát triển.

7. Điều trị thận yếu như thế nào?

Để khắc phục tình trạng thận yếu có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên phổ biến hơn cả là liệu pháp Tây y, Đông y. Cụ thể

7.1. Thuốc tây chữa thận hư

Thận yếu uống thuốc gì tốt? là câu hỏi của nhiều độc giả. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Thuốc lợi tiểu: gồm những nhóm thuốc Thiazid, Furosemid… có tác dụng đào thải nước, muối và độc tố ra khỏi cơ thể.

Thuốc chống tăng huyết áp: Cân bằng huyết áp cũng là chức năng của thận. Khi thận yếu, huyết áp có thể tăng cao bất thường, lúc này người bệnh cần áp dụng những loại thuốc điều hòa huyết áp. Có thể kể đến như: Calci Phospho, Amlodipin, Felodipin, Atenolol…

Thuốc chống thiếu máu: Darbe epo beta, Alpha… là thuốc bổ sung sắt được dùng cho người thận hư khi chức năng thận không đủ kích thích hormone sản sinh tủy sản xuất hồng cầu.

Thuốc cân bằng axit uric trong máu: Allopurinol, Colchicin… cân bằng axit trong máu, cải thiện chức năng lọc máu của thận.

Lưu ý: Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh thận, tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về uống hay tăng giảm liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

7.2. Chữa thận yếu, thận hư từ bài thuốc Đông Y

Theo Y học cổ truyền, muốn điều trị chứng thận hư cần chú trọng bồi bổ ngũ tạng, thông kinh hoạt lạc, phục hồi chức năng của thận. Đông y cũng lưu giữ rất nhiều bài thuốc quý giá giúp điều trị hiệu quả chứng thận hư, thận yếu như: Phong nhiệt nhiễu lạc, hạ tiêu thấp nhiệt, tâm hỏa cang thịnh, âm hư hỏa vượng,  khí bất nhiếp hiếp…

Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hạn chế tác dụng phụ cho cơ thể, tuy nhiên tác dụng chậm và mất nhiều thời gian đun sắc. Do vậy, hầu hết người bệnh có xu hướng lựa chọn các sản phẩm bổ thận có nguồn gốc từ thảo dược để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiện lợi trong quá trình sử dụng.

>> Tham khảo: Các vị thuốc giúp bổ can thận – Chuyên gia khuyên dùng!

7.3. Phương pháp ngoại khoa

Trường hợp mắc bệnh thận ở giai đoạn cuối, chức năng thận đã hoàn toàn bị suy yếu, phương pháp điều trị nội khoa không cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ngoại khoa như: ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng…

8. Cách phòng tránh thận yếu

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh phương pháp điều trị trên, để phòng ngừa bệnh thận, chúng ta cần phải chú ý những điều sau:

8.1. Lối sống lành mạnh

– Theo dõi và duy trì huyết áp ở mức cho phép, thường là dưới 140/90mm Hg.

– Kiểm soát nồng độ cholesterol và lượng đường trong máu.

– Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao hàng ngày để cải thiện sức khỏe, duy trì thân hình cân đối.

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya.

– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Tập thể dục hàng ngày để thận khỏeTập thể dục hàng ngày để thận khỏe

8.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

– Mỗi ngày uống đủ 1,5 – 2 lít nước, có thể uống đủ nếu vận động mạnh hoặc thời tiết nóng bức.

– giảm đạm, giảm muối, giảm dầu mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

– Không sử dụng các loại chất kích thích.

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa như rau xanh đạm, ớt chuông, bí ngô…

Thận yếu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Chính vì vậy, phát hiện sớm sẽ có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu còn băn khoăn thắc mắc nào về bệnh có thể liên hệ tới hotline 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.

Xem thêm