Thần thoại suy nguyên là gì?
Thần thoại, thần thoại suy nguyên là gì?
Thần thoại là gì?
Thần thoại là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ảnh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại.
(Theo SGK Ngữ văn 10 – NXB Giáo dục 2006)
Ngoài ra, còn một số khái niệm khác về thần thoại:
“Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt.” (Theo Đinh Gia Khánh).
“Thần thoại là những truyện cổ có yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc những con người, con vật mang tính thần kỳ, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của người viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội.” (Theo Trần Gia Linh)
Thần thoại có mấy loại?
Thần thoại Việt Nam chia làm hai nhóm:
– Thần thoại suy nguyên
– Thần thoại sáng tạo
Ví dụ về thần thoại Việt Nam
Ví dụ: Thần Trụ Trời, Thần Gió, Thần Sét; Thần Lúa
Các vị thần trong thần thoại Việt Nam
Thông thường, trong thần thoại Việt Nam, nhân vật chính của truyện thường được gọi tên ngay ở tiêu đề. Như trong các ví dụ trên, các vị thần đó là: Thần Trụ Trời, Thần Gió, Thần Sét; Thần Lúa
Thần thoại suy nguyên là gì?
Theo từ điển Hán Việt: “Suy nguyên” (推原) là tìm tòi cho tới ngọn nguồn sự việc.
Vì vậy,
thần thoại suy nguyên là nhóm thần thoại thể hiện cách hình dung, lí giải của con người thời cổ về sự hình thành thế giới tự nhiên, nguồn gốc con người và vạn vật.
Thần thoại suy nguyên trả lời cho những câu hỏi: Sự vật, hiện tượng có nguồn gốc từ đâu? Tại sao? Như thế nào?
Ví dụ: Thần Sét,
Thiên nhiên với đầy rẫy những điều bí ẩn, có khi hiền hòa, có khi hung dữ; khi tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống, khi trở thành những khó khăn, nguy hiểm đe dọa cuộc sống con người. Với thiên nhiên, người cổ đại vừa kính phục, cũng vừa sợ hãi, buộc họ phải tìm hiểu và giải thích. Người cổ đại đã sáng tạo ra các vị thần và giải thích những đặc điểm trái ngược của tự nhiên là do tính cách của các vị thần hoặc do sự nóng giận đột ngột nào đó. Vì vậy, nhân vật chính của thần thoại suy nguyên là các vị thần sáng tạo thế giới: Trời, đất, mặt trời, mặt trăng, sông, biển.. Họ có lai lịch, diện mạo, hành động, hoạt động và các quan hệ của các thần với nhau. Họ có sức mạnh và đại diện cho sức mạnh, tạo ra mọi vật. Họ chính là hiện thân của lực lượng tự nhiên.
Nhóm thần thoại này phản ánh trình độ hiểu biết, trí tưởng tượng, cách cảm, cách nghĩ có phần thô sơ cũng như những ước mơ, khát vọng của con người thời cổ đại.
Thần thoại suy nguyên làm nhiệm vụ lý giải tự nhiên, đồng thời cũng nói lên sự hòa nhập của con người với tự nhiên, từ đó khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cao quý của con người.
Thần thoại sáng tạo là gì?
Thần thoại sáng tạo là nhóm thần thoại mà các nhân vật chính là các anh hùng thần thoại và anh hùng văn hóa. Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng. Chẳng hạn những kỳ tích như chinh phục tự nhiên, tiêu diệt yêu quái, trừ thú dữ, khai phá đất đai, lập làng bản, tìm lửa, sáng tạo các nghề truyền thống, chế tạo công cụ sản xuất và chiến đấu.. của các anh hùng.
Ví dụ:
Nội dung HOT bị ẩn:
Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
Nhóm thần thoại sáng tạo phản ánh hiện thực đời sống con người thời nguyên thủy trong lao động sáng tạo và đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Qua đó, thần thoại sáng tạo thể hiện ước mơ của con người thời cổ: Chiến thắng tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của tự nhiên, vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Cho đến ngày nay, mặc dù đã bị mai một ít nhiều, thần thoại Việt Nam vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người Kinh và các dân tộc thiểu số góp phần làm nên sự đa dạng của văn học dân gian Việt Nam.Thần thoại là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ảnh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại.(Theo SGK Ngữ văn 10 – NXB Giáo dục 2006)Ngoài ra, còn một số khái niệm khác về thần thoại:”Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt.” (Theo Đinh Gia Khánh).”Thần thoại là những truyện cổ có yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc những con người, con vật mang tính thần kỳ, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của người viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội.” (Theo Trần Gia Linh)Thần thoại Việt Nam chia làm hai nhóm:- Thần thoại suy nguyên- Thần thoại sáng tạoVí dụ: Thần Trụ Trời, Thần Gió, Thần Sét; Thần LúaThông thường, trong thần thoại Việt Nam, nhân vật chính của truyện thường được gọi tên ngay ở tiêu đề. Như trong các ví dụ trên, các vị thần đó là: Thần Trụ Trời, Thần Gió, Thần Sét; Thần LúaTheo từ điển Hán Việt: “Suy nguyên” (推原) là tìm tòi cho tới ngọn nguồn sự việc.Vì vậy,Thần thoại suy nguyên trả lời cho những câu hỏi: Sự vật, hiện tượng có nguồn gốc từ đâu? Tại sao? Như thế nào?Ví dụ: Thần Trụ Trời Thần Gió .. của người Việt thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, giải thích sự hình thành của bầu trời, mặt đất, núi non, biển cả (Thần Trụ Trời), sự hình thành của sấm sét (Thần Sét) ; hay gió bão (Thần Gió).Thiên nhiên với đầy rẫy những điều bí ẩn, có khi hiền hòa, có khi hung dữ; khi tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống, khi trở thành những khó khăn, nguy hiểm đe dọa cuộc sống con người. Với thiên nhiên, người cổ đại vừa kính phục, cũng vừa sợ hãi, buộc họ phải tìm hiểu và giải thích. Người cổ đại đã sáng tạo ra các vị thần và giải thích những đặc điểm trái ngược của tự nhiên là do tính cách của các vị thần hoặc do sự nóng giận đột ngột nào đó. Vì vậy, nhân vật chính của thần thoại suy nguyên là các vị thần sáng tạo thế giới: Trời, đất, mặt trời, mặt trăng, sông, biển.. Họ có lai lịch, diện mạo, hành động, hoạt động và các quan hệ của các thần với nhau. Họ có sức mạnh và đại diện cho sức mạnh, tạo ra mọi vật. Họ chính là hiện thân của lực lượng tự nhiên.Nhóm thần thoại này phản ánh trình độ hiểu biết, trí tưởng tượng, cách cảm, cách nghĩ có phần thô sơ cũng như những ước mơ, khát vọng của con người thời cổ đại.Thần thoại suy nguyên làm nhiệm vụ lý giải tự nhiên, đồng thời cũng nói lên sự hòa nhập của con người với tự nhiên, từ đó khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cao quý của con người.Thần thoại sáng tạo là nhóm thần thoại mà các nhân vật chính là các anh hùng thần thoại và anh hùng văn hóa. Kì tích của họ phản ánh vẻ đẹp riêng của cuộc sống lao động, tín ngưỡng và văn hóa của từng cộng đồng. Chẳng hạn những kỳ tích như chinh phục tự nhiên, tiêu diệt yêu quái, trừ thú dữ, khai phá đất đai, lập làng bản, tìm lửa, sáng tạo các nghề truyền thống, chế tạo công cụ sản xuất và chiến đấu.. của các anh hùng.Ví dụ:Nhóm thần thoại sáng tạo phản ánh hiện thực đời sống con người thời nguyên thủy trong lao động sáng tạo và đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Qua đó, thần thoại sáng tạo thể hiện ước mơ của con người thời cổ: Chiến thắng tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của tự nhiên, vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc.