Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp

Xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính (kể cả lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm) để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật hiện hành.

1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

– Người có thẩm quyền xử phạt quy định Theo quy định của pháp luật.

– Các Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan theo quy định của pháp luật  đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao thanh tra, kiểm tra về quản lý rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

 

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm

Thẩm quyền của kiểm lâm viên khi đang thi hành nhiệm vụ:

Đối với hành vi trên thì sẽ bị

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 10.000.000 đồng.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm bao gồm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền:

Đối với hành vi trên thì sẽ bị

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n và điểm o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

 

3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch UBND cấp xã có quyền:

Đối với hành vi trên thì sẽ bị

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 5.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền:

– Đối với hành vi trên thì sẽ bị Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

-Đối với hành vi trên thì sẽ bị Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

–  Tịch thu tang vật, phương để vi phạm hành chính;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều này.

 

4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp

Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp đang thi hành công vụ có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 500.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Lâm nghiệp, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

-Đối với hành vi trên thì sẽ bị tịchthu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 250.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

 

5. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

-Đối với hành vi trên thì sẽ bị phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d, điểm e và điểm l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

-Đối với hành vi trên thì sẽ bị phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

–  Phạt cảnh cáo;

–  Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

–  Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

–  Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

 Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 100.000.000 đồng;

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

-Đối với hành vi trên thì sẽ bị phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường

 Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

-Đối với hành vi trên thì sẽ bị phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

–  Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan

Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

-Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000 đồng.

 Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Đối với hành vi thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

– Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

– Phạt cảnh cáo;

– Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Quy định về phân định thẩm quyền xử phạt

Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Những người có thẩm quyền của lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Những người có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Những người có thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Những người có thẩm quyền của lực lượng Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Quy định về xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

 Xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính (kể cả lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm) để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật hiện hành.