thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng

Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý mọi đối tượng, mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ được phân cấp.

Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung thường có 5 dấu hiệu đặc trưng sau:

– Được thành lập theo Hiến pháp và theo pháp luật, có chức năng quản lý hành chính nhà nước tổng hợp đối với xã hội.

– Được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong chức năng hành pháp và hành chính.

– Các cán bộ, công chức lãnh đạo được hình thành theo cơ chế bầu cử hoặc kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm.

– Phương thức lãnh đạo theo cơ chế tập thể, quyết định theo đa số và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.

– Ký thay mặt tập thể lãnh đạo trên các văn bản hành chính nhà nước.

Ở nước ta hiện nay, Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung.

+ Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên môn):

Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng là cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ngành hoặc lĩnh vực theo sự phân công, phân cấp.

Cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền riêng thường có 5 dấu hiệu:

– Được thành lập theo Hiến pháp hoặc văn bản dưới luật, có chức năng quản lý hành chính nhà nước về ngành hoặc lĩnh vực.

– Được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định.

– Các cán bộ, công chức lãnh đạo được hình thành chủ yếu theo cơ chế bổ nhiệm (chỉ có Bộ trưởng phải được Thủ tướng giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn).

– Phương thức lãnh đạo theo chế độ thủ trưởng.

– Ký trực tiếp, không ký thay mặt trên các văn bản quản lý hành chính.

 

Advertisement

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…