Thăm nơi bản Dự thảo Luận cương chính trị ra đời
Với diện tích khoảng 6m2 chỉ đủ kê một bộ phản. Căn buồng có một cửa sổ nhìn ra đường phố, đứng ở đấy có thể nhìn ra cổng chính, nghe được tiếng động ở tầng trên, những khi cần thiết như bị mật thám bao vây, có thể ra sân sau để thoát ra ngoài. Đến thăm di tích hôm nay, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là bức vẽ chân dung đồng chí Trần Phú đang ngồi viết bản Dự thảo Luận cương chính trị, phía dưới là nơi đặt bản Luận cương chính trị. Xung quanh căn phòng có rất nhiều hiện vật như bản Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản, Cuốn “Đường Kách Mệnh”, Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc nêu ngày 3/2/1930… Đặc biệt, phía góc trái của căn phòng là chiếc ghế ngựa nơi các đồng chí T.Ư Đảng thường ngồi trò chuyện với bác Tạ Văn Bân (người liên lạc của T.Ư năm 1930).
Khu di tích cách mạng 90 Thợ Nhuộm cũng là nơi đặt trụ sở của Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội. Theo cán bộ của Ban, những hiện vật gắn liền với cuộc sống của đồng chí Trần Phú trong khoảng thời gian đó chỉ còn lại những bộ bàn ghế, Ban đã đến những địa điểm nơi đồng chí Trần Phú đã từng sống, làm việc, đặc biệt là quê hương của đồng chí tại Hà Tĩnh và Bảo tàng Lịch sử Cách mạng để sưu tầm thêm. Vì thời gian đã khá lâu, nên những hiện vật cũng bị hao mòn đi không ít, nên năm 2012, Ban quản lý đã mời các chuyên gia trùng tu và sắp xếp lại, sử dụng hiệu ứng ánh sáng làm nổi bật các hiện vật. Nơi đây, đã trở thành địa danh để người dân, học sinh và du khách quốc tế đến tham quan để hiểu thêm về nơi Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã khởi thảo bản Luận cương Chính trị có ý nghĩa rất quan trọng với dân tộc.
Khu di tích cách mạng 90 Thợ Nhuộm cũng là nơi đặt trụ sở của Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội. Theo cán bộ của Ban, những hiện vật gắn liền với cuộc sống của đồng chí Trần Phú trong khoảng thời gian đó chỉ còn lại những bộ bàn ghế, Ban đã đến những địa điểm nơi đồng chí Trần Phú đã từng sống, làm việc, đặc biệt là quê hương của đồng chí tại Hà Tĩnh và Bảo tàng Lịch sử Cách mạng để sưu tầm thêm. Vì thời gian đã khá lâu, nên những hiện vật cũng bị hao mòn đi không ít, nên năm 2012, Ban quản lý đã mời các chuyên gia trùng tu và sắp xếp lại, sử dụng hiệu ứng ánh sáng làm nổi bật các hiện vật. Nơi đây, đã trở thành địa danh để người dân, học sinh và du khách quốc tế đến tham quan để hiểu thêm về nơi Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã khởi thảo bản Luận cương Chính trị có ý nghĩa rất quan trọng với dân tộc.
Các nghiên cứu lịch sử cho thấy, đồng chí Trần Phú khi ấy vừa tốt nghiệp trường đại học Phương Đông (tháng 11/1929), được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng. Đồng chí được Đảng giao nhiệm vụ chuẩn bị Dự thảo Luận cương chính trị. Sau khi khảo sát tình hình thực tế và trao đổi với các đồng chí, đồng chí đã khởi thảo văn kiện Luận cương chính trị của Đảng, chuẩn bị cho Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Từ ngày 14 – 30/10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư họp lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần thiết của Đảng, thảo luận và thông qua Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và quyết định đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghị đã cử Ban Chấp hành T.Ư chính thức và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư đầu tiên.
Các nghiên cứu lịch sử cho thấy, đồng chí Trần Phú khi ấy vừa tốt nghiệp trường đại học Phương Đông (tháng 11/1929), được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chốt của Đảng. Đồng chí được Đảng giao nhiệm vụ chuẩn bị Dự thảo Luận cương chính trị. Sau khi khảo sát tình hình thực tế và trao đổi với các đồng chí, đồng chí đã khởi thảo văn kiện Luận cương chính trị của Đảng, chuẩn bị cho Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Từ ngày 14 – 30/10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư họp lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì đã thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần thiết của Đảng, thảo luận và thông qua Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng. Thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và quyết định đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghị đã cử Ban Chấp hành T.Ư chính thức và cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư đầu tiên.
Bản Luận cương chính trị khi ấy đã phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình thế giới và Đông Dương; luận giải một cách sắc bén về tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương. Đó là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, do giai cấp công nhân lãnh đạo; chỉ ra nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến. Luận cương chính trị còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình cách mạng: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. t.2, tr.100). Luận cương chính trị đã đặt mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng Đông Dương với phong trào cách mạng thế giới; phải liên lạc với cách mạng ở các nước thuộc địa và bán thuộc địa. Cống hiến lý luận của bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo là đã làm rõ mục đích, nhiệm vụ, bước đi, động lực cách mạng, vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng của giai cấp vô sản, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. Những nội dung này về cơ bản thống nhất với Chính cương vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tại Hội nghị hợp nhất tháng 2/1930. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng là văn kiện lịch sử, góp phần cụ thể hóa một số vấn đề về đường lối cách mạng ở nước ta.
Bản Luận cương chính trị khi ấy đã phân tích sâu sắc đặc điểm tình hình thế giới và Đông Dương; luận giải một cách sắc bén về tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương. Đó là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, do giai cấp công nhân lãnh đạo; chỉ ra nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến. Luận cương chính trị còn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình cách mạng: “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. t.2, tr.100). Luận cương chính trị đã đặt mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng Đông Dương với phong trào cách mạng thế giới; phải liên lạc với cách mạng ở các nước thuộc địa và bán thuộc địa. Cống hiến lý luận của bản Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo là đã làm rõ mục đích, nhiệm vụ, bước đi, động lực cách mạng, vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng của giai cấp vô sản, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. Những nội dung này về cơ bản thống nhất với Chính cương vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo tại Hội nghị hợp nhất tháng 2/1930. Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng là văn kiện lịch sử, góp phần cụ thể hóa một số vấn đề về đường lối cách mạng ở nước ta.
Trở lại ngôi nhà đồng chí Trần Phú khởi thảo bản Dự thảo Luận cương chính trị quan trọng ấy, năm 1960, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Đảng và Nhà nước ta đã xác nhận giá trị lịch sử của ngôi nhà và có quyết định giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ di tích này. Từ đó, ngôi nhà 90 phố Thợ Nhuộm trở thành “địa chỉ Đỏ” thu hút khách du lịch trong và ngoài nước và quốc tế tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử truyền thống của Đảng và cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.
Trở lại ngôi nhà đồng chí Trần Phú khởi thảo bản Dự thảo Luận cương chính trị quan trọng ấy, năm 1960, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Đảng và Nhà nước ta đã xác nhận giá trị lịch sử của ngôi nhà và có quyết định giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ di tích này. Từ đó, ngôi nhà 90 phố Thợ Nhuộm trở thành “địa chỉ Đỏ” thu hút khách du lịch trong và ngoài nước và quốc tế tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử truyền thống của Đảng và cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.