[THAM KHẢO] 8 loại thuốc nhỏ viêm tai giữa hiện nay
Viêm tai giữa là bệnh lý xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa là cách hữu hiệu để điều trị bệnh. Tuy nhiên mỗi loại thuốc được dùng cho từng độ tuổi khác nhau và được kê đơn đúng với tình trạng bệnh. Cùng tham khảo 8 loại thuốc nhỏ viêm tai giữa được tin dùng hiện nay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh lý về tai phổ biến hiện nay. Bệnh lý này xảy ra do các vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào vùng tai giữa gây hiện tượng sưng, đau, nhức, sốt, chảy mủ,… Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở trẻ em. Do cấu trúc tai chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu.
Viêm tai giữa có ba loại chính:
-
Viêm tai giữa cấp tính: xảy ra khi chức năng của vòi nhĩ của tai bị rối loạn do nhiễm trùng đường hô hấp gây nên.
-
Viêm tai giữa mãn tính: là tình trạng viêm tai kéo dài, có chảy dịch hoặc mủ. Nếu để lâu có thể dẫn đến thủng màng nhĩ.
-
Viêm tai giữa ứ dịch: là hiện tượng lớp niêm mạc của tai bị viêm nhiễm dẫn đến chảy dịch. Tuy nhiên phần dịch này bị ứ lại phía sau màng tai tạo thành dạng nhầy, keo dính.
8 loại thuốc nhỏ viêm tai giữa an toàn, hiệu quả được tin dùng
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex
Ciprodex là thuốc nhỏ viêm tai giữa cho cả trẻ em và người lớn. Đây là loại thuốc kháng sinh giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng tai do vi khuẩn gây ra.
Với thành phần chính là Iprofloxacin và hoạt chất Dexamethasone, thuốc Ciprodex có công dụng như:
-
Hạn chế tình trạng viêm tai chảy mủ, chảy nước vàng.
-
Tiêu diệt các vi khuẩn, mầm bệnh gây ra nhiễm trùng tai.
-
Cải thiện các triệu chứng đau nhức tai, ù tai,…
Ngoài ra, Ciprodex có một số tác dụng phụ khiến người bệnh phát ban, ngứa hoặc có cảm giác khó chịu ở tai, da trên tai. Bệnh nhân khi xuất hiện các triệu chứng này cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex không được khuyên dùng cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp, rối loạn cơ bắp. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên dùng Ciprodex với các loại thuốc như Aspirin, Duloxetine, Clozapine, Antacids, Didanosine,…Vì có thể xảy ra những phản ứng thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Thuốc trị viêm tai giữa Hydrocortison
Thuốc Hydrocortison là thuốc kháng sinh dạng nhỏ. Có chứa thành phần steriod và các tá dược vừa đủ giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng do viêm tai giữa gây ra. Hydrocortison phù hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi. Thuốc có các công dụng như:
-
Tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng tai giữa.
-
Điều trị viêm tai giữa chảy mủ.
-
Ngăn chặn vi khuẩn tấn công lên não.
Khi sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa Hydrocortison, bệnh nhân có thể bị phát ban khắp cơ thể, sưng mặt kèm khó thở,… Khi gặp các biểu hiện này, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được khắc phục kịp thời và đúng cách.
Đặc biệt, Hydrocortison không dùng cho bệnh nhân bị vỡ ống tai. Ngoài ra, Hydrocortison không có tác dụng đối với viêm tai giữa do virus thủy đậu hoặc herpes gây ra.
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0.3%
Ciprofloxacin 0.3% là loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Quinolon. Thuốc có những công dụng vượt trội như:
-
Hỗ trợ và điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính và mãn tính có chảy mủ.
-
Hỗ trợ bệnh nhân vừa phẫu thuật ở xương chũm để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn tấn công tai giữa.
Khi sử dụng thuốc, nếu người bệnh xuất hiện những biểu hiện như buồn nôn, nôn, chóng mặt, đi ngoài, tiêu chảy, sốt… cần ngưng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân đang mang thai hoặc mẫn cảm với Quinolone thì không nên sử dụng thuốc này.
Thuốc trị viêm tai giữa Ofloxacin Otic
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ofloxacin Otic là thuốc kháng sinh dùng cho người bệnh từ 1 tuổi trở lên. Với thành phần quinolone, thuốc chứa Ofloxacin Otic và các tá dược vừa đủ, thuốc có các công dụng như:
-
Giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
-
Tiêu diệt dần các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
-
Loại bỏ nhiễm trùng trong tai.
Khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:
-
Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
-
Phát ban hoặc nổi mẩn đỏ.
-
Tim đập nhanh.
-
Chảy dịch hoặc mủ trong tai.
Khi xuất hiện tình trạng trên, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và khắc phục. Thuốc Ofloxacin Otic không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc trong trường hợp viêm tai giữa do virus tấn công.
Thuốc nhỏ tai Otosan
Thuốc nhỏ viêm tai Otosan được nhập khẩu từ Ý, là loại thuốc nhỏ chữa viêm tai được nhiều người tin dùng. Với thành phần là các thảo dược thiên nhiên nên an toàn cho người sử dụng. Thuốc có những công dụng như:
-
Duy trì trạng thái sạch sẽ trong tai, khiến các vi khuẩn không thể xâm nhập vào tai.
-
Đẩy ráy tai ra ngoài.
-
Làm sạch ống tai, bảo vệ niêm mạc và các bộ phận trong tai, giảm triệu chứng viêm nhiễm.
-
Giúp cân bằng các vi sinh vật tự nhiên trong tai.
Đây là loại thuốc lành tính hầu như không có tác dụng phụ. Bệnh nhân không sử dụng thuốc nếu dị ứng với một trong số các thành phần có trong thuốc.
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Earex Plus
Earex Plus được dùng phổ biến cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên và người lớn bị viêm tai. Với thành phần Choline salicylate, có các tá dược vừa đủ và không có Steroid, Earex Plus có những tác dụng như:
-
Chống viêm tai, loại bỏ ráy tai, giữ tai luôn sạch sẽ và mềm mại.
-
Hạn chế các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính, mãn tính.
-
Giữ các Glycerin để dưỡng ẩm, giúp tai khỏe mạnh hơn và dễ chịu.
Khi sử dụng Earex Plus, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, sưng tai,…Thuốc nhỏ viêm tai giữa này không được dùng cho người mẫn cảm với thành phần của Earex Plus.
Thuốc nhỏ viêm tai Betnesol-N
Thuốc nhỏ viêm tai giữa Betnesol-N là loại thuốc phổ biến được tin dùng. Với hoạt chất Neomycin Sulphate, sản phẩm có công dụng:
-
Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
-
Giảm các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra như: đau nhức tai, ngứa tai, ù tai,…
-
Giảm tình trạng viêm và nhiễm trùng tai.
Khi sử dụng thuốc nhỏ tai Betnesol-N, bệnh nhân có thể gặp một số phản ứng không mong muốn như: ngứa rát, mất vị giác, viêm da,… Thuốc này không nên dùng với các tường hợp cơ địa yếu, miễn dịch kém và dễ bị kích ứng da.
Thuốc nhỏ tai chữa viêm tai giữa Otofa
Otofa được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng trong việc điều trị viêm tai giữa. Đây là nhóm thuốc nhỏ kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Với thành phần Rifamycin và các tá dược vừa đủ, thuốc có công dụng:
-
Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn bằng cách tác động vào quá trình tổng hợp ARN của vi khuẩn.
-
Hỗ trợ điều trị viêm tai giữa chảy mủ và mãn tính.
-
Điều trị tình trạng tắc dịch ở hốc tai của người bệnh viêm tai giữa.
Khi sử dụng Otofa, bệnh nhân có thể bị ngứa, nổi mẩn, đau đầu,…Khi gặp các triệu chứng này, bệnh nhân nên ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.
Không nên sử dụng Otofa với người bị nhiễm trùng tai nặng hoặc thủng màng nhĩ. Ngoài ra, không dùng với các bệnh nhân bị dị ứng với hoạt chất Rifamycin.
Bệnh viện Hồng Ngọc – địa chỉ uy tín điều trị bệnh Tai – Mũi – Họng
Bệnh viêm tai giữa nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của tai. Do đó, khi có các dấu hiệu liên quan đến bệnh, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Hồng Ngọc là địa chỉ khám và điều trị lý bệnh tai mũi họng cho trẻ em và người lớn được đông đảo khách hàng tin chọn. Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Thêm vào đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, từ đó tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.
Để đặt lịch khám cũng như tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ của khoa, khách hàng vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc
Điện thoại: 024 7300 8866 – 024 3927 5568
Hotline: 0912 002 131
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/KhoaTaiMuiHongBVHongNgoc
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.