Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh? Khi nào thai nhi quay đầu?
Thai nhi quay đầu hay còn được gọi là ngôi thuận. Thông thường thai nhi quay đầu sẽ từ tuần 34 – tuần thai thứ 36. Nhiều mẹ băn khoăn rằng khi thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh?
Các dấu hiệu càng về cuối thai kì như thai nhi quay đầu khiến nhiều mẹ bắt đầu “sốt ruột” hơn, cần chuẩn bị kĩ càng hơn để chuẩn bị chào đón em bé ra đời.
1. Thai nhi quay đầu là gì?
Để mẹ bầu có thể sinh nở thuận lợi hơn thì thai nhi sẽ quay đầu chúc xuống phía dưới và phần gáy quay về phía bụng mẹ, từ đó tạo ra áp lực lên tử cung thai phụ.
Khi chuẩn bị sinh, tử cung của người mẹ sẽ mở dần và gây ra những cơn co thắt. Em bé sẽ ra đời với tư thế thuận (đáy khung xương chậu – lúc này vòng đầu của thai sẽ ở vùng rộng nhất của xương chậu) sẽ an toàn hơn và bé có thể đi qua đường vòng của hông một cách thoải mái, thai phụ cũng sẽ cảm thấy giảm đau đớn hơn.
Khi chuẩn bị sinh, tử cung của người mẹ sẽ mở dần và gây ra những cơn co thắt (Ảnh: Internet)
Đọc thêm:
+ Khi có dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày, mẹ bầu nên làm gì?
+ Mẹ đã biết bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh đúng cách chưa?
Ngoài vị trí ngôi thuận thì thai nhi cũng có thể ở các tư thế kém thuận lợi cho việc sinh nở như:
– Ngôi mông với một hoặc cả hai chân hướng xuống tử cung
– Ngôi mông hoàn toàn với mông trước và hông, đầu gối của thai đều co (gập dưới)
– Ngôi ngang nghĩa là em bé nằm chéo trong tử cung, khả năng vai sẽ lọt vào khung xương chậu trước
– Ngôi mông thẳng với tư thế gập hông, đầu gối mở rộng
– Ngôi chẩm sau với mặt quay vào bụng mẹ (nhìn lên phía trên trần nhà) hay còn gọi là thai nhi ngôi đầu mặt ra ngoài.
Khi nào thì thai nhi quay đầu?
Thực tế mỗi một thai nhi sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau, thời điểm này cũng phụ thuộc khá nhiều vào số lần mang thai của người mẹ. Chẳng hạn như nếu mẹ mang thai lần đầu thì thai nhi có thể quay đầu ở tuần 34 hoặc tuần thai 35. Nếu mẹ mang thai lần hai thì thai nhi có thể quay đầu muộn hơn một chút ở tuần thai 36 hoặc tuần thai 37. Cũng có những trường hợp thai nhi quay đầu sớm hơn nữa ở tuần thai 28.
Với thai nhi quay đầu sớm có sao không, thì việc quay đầu sớm không có nhiều nguy hiểm, đa số em bé sẽ giữ ngôi thai này cho tới khi mẹ sinh. Điều quan trọng các mẹ cần nhớ khi thai quay đầu sớm chính là nên vận động, đi lại nhẹ nhàng và giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng có thể kích thích lên thai nhi.
2. Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh?
Thông thường, nếu thai phụ đi khám và bác sĩ thông báo thai đã quay đầu theo ngôi thuận thì có thể tuần thai 39 hoặc 40 em bé sẽ thuận lợi chào đời. Như vậy với câu trả lời thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh sẽ là từ 11 tuần – 12 tuần nếu em bé chuyển ngôi thuận ở tuần 28, 29.
Một số dấu hiệu chuẩn bị sinh mà mẹ bầu nên chú ý bao gồm:
Dấu hiệu chuẩn bị sinh hay còn được gọi là chuyển dạ diễn ra trong những tuần cuối thai kì, lúc này thai nhi cùng bánh nhau sẽ được đưa ra khỏi buồng tử cung thông qua đường âm đạo của mẹ.
Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh? (Ảnh: Internet)
Quá trình sinh nở cũng được chia thành các phân loại bao gồm chuyển dạ khi đủ tháng (thai đủ tuần 38 – tuần 42); chuyển dạ thiếu tháng (từ tuần 22 – tuần 37) và chuyển dạ già tháng (tuổi thai trên 42 tuần).
– Tụt bụng hay còn gọi là sa bụng dưới
Do em bé chuyển dần xuống vị trí khung xương chậu nên sẽ có cảm giác bụng bị tụt xuống thấp hơn. Dấu hiệu này thường rõ ràng ở các mẹ sinh con lần đầu tiên, với mẹ bầu từ lần thứ hai trở thì thì sẽ mơ hồ hơn.
Mặc dù tư thế này khiến mẹ cảm thấy nặng nề hơn vị trí này lại giúp mẹ thở dễ dàng hơn so với những tháng trước đó do các bé đã không còn chiếm không gian của phổi.
– Xuất hiện các cơn gò tử cung
Thực tế cũng có những mẹ xuất hiện cơn gò tử cung giả và cơn gò tử cung thật. Với cơn gò tử cung thật, tần suất cũng như cường độ sẽ tăng dần. Bụng thai phụ gò cứng lại, cảm thấy đau nhiều hơn và không có dấu hiệu giảm dần.
Tần suất khoảng 5 – 10 phút/ 1 cơn gò và kéo dài cơn từ 30 – 60 giây. Sau đó tần suất sẽ từ 2 – 3 phút/ 1 cơn cho tới khi sinh.
– Vỡ ối
Vỡ ối là dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Thai phụ sẽ cảm thấy một dòng nước chảy ra ngoài âm đạo rất nhanh và mạnh nhưng không đau đớn. Nhiều người thì vỡ ối chậm hơn, dòng chảy nhỏ hơn.
Điều quan trọng mà bác sĩ lưu ý chính là mẹ cần phân biệt được đâu là nước ối vỡ và đâu là nước tiểu đang rỉ ra ngoài. Nếu vỡ ối, mẹ cần ghi lại màu sắc và lượng nước ối chảy ra (nhiều, ít) để báo lại với bác sĩ khi nhập viện.
– Mở cổ tử cung
Cổ tử cung giãn ra và mỏng dần để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ được thuận lợi. Thông thường thì cổ tử cung sẽ mất khoảng 7 giờ để mở tới 10cm. Tốc độ mở cổ tử cung ở mỗi thai phụ cũng sẽ khác nhau.
Thời gian chuyển dạ ở mỗi thai phụ là khác nhau (Ảnh: Internet)
– Bong nút nhầy
Nút nhầy được xem như một hàng rào chặn vi khuẩn ở bên ngoài không xâm nhập vào tử cung. Khi bị bong nút nhầy, đây cũng được xem như một dấu hiệu chuyển dạ. Nút nhầy khi bong sẽ có màu hồng hoặc hơi đỏ.
Tuy vậy, thời gian bong nút nhầy tới khi chuyển dạ sinh thật sự ở mỗi mẹ là khác nhau, không cố định nhưng nếu như dịch nhầy có chứa nhiều máu thì mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện để được can thiệp kịp thời.
Ngoài các dấu hiệu trên thì nhiều mẹ khi chuẩn bị chuyển dạ cũng gặp phải các cơn chuột rút, đau vùng thắt lưng nhiều hơn, các khớp được giãn ra giúp cho khung xương chậu mở rộng để sinh nở,…
Trên đây là một số thông tin liên quan tới vấn đề thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh mà mẹ bầu có thể tham khảo. Tốt nhất mẹ nên tuân thủ tái khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để có những xử trí kịp thời và theo dõi sức khoẻ thai nhi sát sao tới lúc sinh nở.
Nguồn dịch:
1. Fetal Positions for Birth
2. Signs That Your Baby Has Turned Into a Head-Down Position
http://suckhoehangngay.vn/NewsDetail.aspx