Thai mấy tuần có tim thai: Dấu hiệu & Thời điểm siêu âm lần đầu tốt nhất | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bài viết có sự tham vấn y khoa từ Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà, Bác sĩ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM.

Kể từ khi mẹ phát hiện dấu hiệu mang thai, một trong những cột mốc đầu tiên mà mẹ có thể mong đợi là nghe tiếng nhịp đập tim của bé. Tim thai là một trong những âm thanh trấn an nhất đối với mẹ. Trái tim là một trong những cơ quan phát triển sớm nhất của thai nhi khi hình thành, nghe nhịp đập của trái tim nhỏ bé là một trong những kỷ niệm mang thai đầu tiên của nhiều bậc cha mẹ mới. Trong thời kỳ mang thai, trái tim của trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong quá trình phát triển, sẽ ảnh hưởng đến kích thước, chức năng và nhịp đập của nó. Vậy thai nhi mấy tuần có tim thai ?

Tham khảo:

Có thai mấy tuần thì có tim thai?

Thai nhi đang phát triển nhanh, tim thai bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai, thường là trước khi mẹ nhận ra mình có thai. Tim thai sẽ có ở tuần thứ 6 – 7 của chu kì và nhờ vào kỹ thuật siêu âm tân tiến mà các mẹ có thể nghe được tim thai. Thế nhưng, trong một số trường hợp, thai nhi tuần thứ 8 – 10, mẹ mới nghe được nhịp đập thai nhi do chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai.

Trong giai đoạn phát triển sớm này, tim thai phát triển từ hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn và phân chia, cuối cùng hình thành trái tim có bốn buồng và van tim (mở và đóng máu để giải phóng máu từ tim đến khắp cơ thể của bé). Trên thực tế, vào tuần 5, tim thai bắt đầu đập nhanh tự nhiên, nhịp tim thai có tốc độ khoảng 80 nhịp mỗi phút, mặc dù mẹ không thể nghe thấy nó. Trong những tuần đầu tiên, các mạch máu tiền thân cũng bắt đầu hình thành từ phôi của bé.

Tham khảo: Nhịp tim thai nhi 7 tuần

Có thai mấy tuần thì có tim thai?

Trên thực tế thai tuần thứ là đã có tim thai (Nguồn: BabyCenter)

Quá trình hình thành tim thai

Quy trình hình thành tim thai bắt đầu sau khi thụ tinh được 1/3 đầu vòi trứng. Thông tường từ giờ thứ 30 trở đi hợp tử đã di chuyển đến tử cung và bắt đầu phân chia. Mỗi hợp tử phân chia thành 2 tế bào dính liền với nhau theo cấp số nhân 2 thành 4, 8, 16,… tế bào.

Sau khoảng 5 ngày phân chia và phát triển các tế bào sẽ kết dính với nhau thành khối nhỏ gọi là phôi bào. Tiếp đến, sau 2 ngày phát triển, tại tử cung, phôi bào sẽ làm tổ trong lớp niêm mạc. Lúc này phôi tiết ra HCG trong nước tiểu, chính vì thế, đây là thời điểm khi test bằng que thử thai mẹ sẽ nhận được kết quả gần chính xác nhất.

Trong thời kỳ phôi thai, trái tim của thai nhi sẽ được hình thành trong tấm tim từ trung mô mạc. Sau 3 tuần thụ thai, ống tim nguyên thủy sẽ bắt đầu hoạt động và đập. Trong bước tiếp theo, ống tim phát triển và uốn cong, khi đó vách ngăn cũng phát triển và xuất hiện bốn buồng, hai đường sẽ thoát ra tách biệt. Lúc này, tim đã được thành hình và khoảng 8 tuần sau thụ thai, tim của thai nhi sẽ được hình thành hoàn chỉnh.

Tim thai sẽ được hình thành hoàn chỉnh vào tuần thứ 8 sau thụ thai

Tim thai sẽ được hình thành hoàn chỉnh vào tuần thứ 8 sau thụ thai (Nguồn: Sưu tầm)

Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu là khi nào?

Đến 6 tuần, trái tim của bé đập khoảng 110 lần một phút. Chỉ trong hai tuần nữa, nhịp tim thai sẽ tăng lên 150-170 nhịp mỗi phút, nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ!

Với sự tăng trưởng này, theo Healthline, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai của bé lần đầu tiên trong khoảng tuần thứ 9 hoặc tuần thứ 10 của thai kỳ, vào khoảng 170 nhịp mỗi phút vào thời điểm này, nhịp tim sẽ chậm hơn từ đây trở đi. Trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, nhịp tim thông thường của thai nhi rơi vào khoảng 110 – 160 nhịp/phút. Bác sĩ sẽ đặt một thiết bị siêu âm cầm tay được gọi là doppler trên bụng của mẹ để khuếch đại âm thanh, giúp mẹ có thể nghe được nhịp tim thai nếu muốn.

Nếu mẹ không thể nghe thấy nó? Đừng lo, vì có nghĩa là trái tim của bé đang trốn ở góc tử cung của bạn hoặc mặt lưng bé quay ra trước hay bánh nhau của bé nằm mặt trước tử cung của mẹ, làm cho doppler khó tìm mục tiêu của nó. Trong vài tuần (hoặc vào lần tiếp theo), âm thanh kỳ diệu của nhịp tim của bé chắc chắn sẽ nghe thấy được, đó là niềm vui và giải tỏa được sự lo lắng của mẹ.

Tham khảo: Đoán giới tinh thai nhi qua nhịp tim

Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu là khi nào?

Thai nhi tuần 9 -10 của thai kỳ mẹ đã có thể nghe được tim thai của bé nhờ vào kỹ thuật siêu âm (Nguồn: Sưu tầm)

Thời điểm siêu âm tim thai cho hiệu quả nhất

Sự phát triển tuần hoàn đáng chú ý tiếp tục ở tuần thứ 12, khi tủy xương của em bé bắt đầu sản xuất tế bào máu. Và đến 17 tuần, bộ não của bào thai bắt đầu điều chỉnh nhịp tim thai để chuẩn bị hỗ trợ em bé trong thế giới bên ngoài. (Cho đến thời điểm này, trái tim đã đập một cách tự nhiên.) Trong ba tuần nữa, khoảng tuần 20, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai của bé bằng ống nghe.

Tham khảo: Hình ảnh siêu âm thai tuần 12 và điều mẹ cần biết

Nếu bác sĩ cần đánh giá sâu hơn, có thể khuyên mẹ nên siêu âm tim thai nhi, siêu âm giúp đánh giá tim thai từ 18 đến 24 tuần. (Nếu mẹ có tiền sử gia đình bị dị tật tim bẩm sinh, hoặc nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường, bệnh phenylketon niệu hoặc bệnh tự miễn… nên báo cho bác sĩ biết nhé).

Nhịp tim thai khoảng 140 nhịp mỗi phút, ở tuần thứ 24 (nhịp tim của trẻ ở giữa thai kỳ trung bình từ 120 đến 160 nhịp mỗi phút). Vào cuối tuần 25, các mao quản (các mạch máu nhỏ nhất) đang hình thành và được chứa đầy máu. Các mao mạch vận chuyển lượng oxy trong máu qua các động mạch của tim tới các mô trong cơ thể của em bé và sau đó cho máu trở lại phổi.

Từ tuần 18-20 của thai kỳ mẹ có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe tại nhà. Cách nghe tim thai như sau:

  • Đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim của bé.

  • Vị trí đặt ống nghe thường là phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau nên mẹ có thể di chuyển ống nghe xung quanh bụng để kiểm tra.

  • Khi nào nên siêu âm tim thai đánh giá khuyết tật bẩm sinh?

    Đôi khi từ 6 tuần đến 9 tuần mang thai, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm tam cá đầu tiên, điều này sẽ không chỉ xác nhận sự mang thai, tuổi thai, mà còn kiểm tra xem tim thai có khoẻ không.

    Qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có khuyết tật tim bẩm sinh gì hay không. Khoảng 36.000 trẻ sơ sinh được sinh ra mỗi năm với khuyết tật tim bẩm sinh, là một trong những bệnh trở nên phổ biến nhất. Mặc dù không có thuốc hay phương cách nào có thể điều trị dị tật này trong tử cung, nhưng với chẩn đoán trong thai kỳ giúp bác sĩ quyết định nơi sinh con của mẹ – thường ở trung tâm y tế lớn, nơi chăm sóc tim mạch của trẻ em có sẵn ngay sau khi sinh. Đôi khi vấn đề cần phải được giải quyết bằng phẫu thuật ngay sau khi sinh, trong khi một số khuyết tật khác có thể cần được điều chỉnh bằng phẫu thuật khi bé lớn hơn hoặc điều trị bằng thuốc.

    Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn cho biết:

    bac si

    Tùy từng kiểu tim thai, bác sĩ sẽ cho theo dõi thêm hay phải chấm dứt thai kỳ tại thời điểm này. Nếu rơi các trường hợp cần báo động như mất dao động nội tại > 90 phút, hoặc nhịp giảm kéo dài > 3 phút, hay nhịp giảm muộn lặp lại hoặc nhịp giảm bất định lặp lại, hoặc tim thai hình sin… thì có chỉ định đưa bé ra sớm, đề phòng trường hợp thiếu tuần hoàn nhau thai do nhiễm toan thai.

    bac si

    Tim thai yếu khi nào trở nên nguy hiểm?

    So với tim thai đập nhanh, mẹ nên lưu ý những trường hợp tim thai yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển của thai nhi. Nếu nhịp tim thai ở tuần 6-8 của thai kỳ dưới 70 nhịp/ phút, bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai còn 50%.

    Những trường hợp nhịp tim thai dưới 110 nhịp/ phút được xem là nhịp tim chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu huyết áp thấp, bất thường nhau thai hoặc do dị tật thai nhi.

    Tùy theo nguyên nhân cũng như tuổi thai, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra tình trạng tim mạch của thai nhi. Những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

    Mẹ nên làm gì để giữ trái tim của bé khỏe mạnh?

    Như mẹ thấy, rất nhiều thứ đang phát triển và thay đổi khi bé ở trong bụng. Những điều nằm ngoài khả năng kiểm soát của mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào là gen của bé, có những bước mẹ có thể thực hiện để giúp tim bé khỏe mạnh nhất có thể:

  • Uống axit folic trước và trong khi mang thai, dường như giúp ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

  • Nếu mẹ có hút thuốc lá, hãy bỏ nhé: Các nhà nghiên cứu ước tính rằng mẹ hút thuốc trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể gây ra khoảng 2% các khuyết tật của tim, bao gồm cả sự bất thường của van tim và các mạch máu.

  • Nếu mẹ bị đái tháo đường týp 2 hoặc bệnh Tiểu đường thai kỳ , hãy kiểm soát lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai, vì bệnh tiểu đường có liên quan đến nguy cơ tim mạch tăng lên.

  • Một số thuốc khác như Accutane (trị mụn trứng cá), cũng có thể gây ra khuyết tật tim thai.

  • Nên tránh rượu và các chất gây kích thích mẹ nhé.

  • Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

    Biết rằng ngay cả khi mẹ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa và làm tất cả những gì mà bác sĩ đề nghị, thì bé vẫn có thể bị tim bẩm sinh. Hãy nhớ rằng, đây không phải là lỗi của mẹ. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tim của bé, ngoài khả năng kiểm soát của mẹ cũng như bác sĩ, nhưng đa số các khuyết tật tim bẩm sinh có thể được khắc phục và điều trị nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cần phải đi khám bác sĩ tim mạch định kỳ trong suốt thời thơ ấu và theo dõi tiếp đó.

    Huggies hy vọng qua bài viết này các mẹ đã phần nào sáng tỏ được thắc mắc thai mấy tuần thì có tim thai. Nếu như mẹ có thắc mắc gì, vui lòng đặt câu hỏi ở Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!

    Nguồn tham khảo:

    https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/when-can-i-hear-my-babys-heartbeat_10349811

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/when-does-a-fetus-have-a-heartbeat

    https://www.parents.com/pregnancy/stages/when-will-i-see-my-babys-heartbeat-on-an-ultrasound/