Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp của giáo viên mầm non

Mục lục bài viết

  • Câu hỏi:
  • Trả lời:
  • Thứ nhất là về nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
  • Thứ hai là về quy tắc ứng xử.
  • Thứ ba: Trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử.
  • Thứ tư: Ý nghĩa của việc ban hành bộ quy tắc ứng xử của giáo viên.

Nội dung chính

  • Mục lục bài viết
  • Câu hỏi:
  • Trả lời:
  • Thứ nhất là về nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
  • Thứ hai là về quy tắc ứng xử.
  • Thứ ba: Trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử.
  • Thứ tư: Ý nghĩa của việc ban hành bộ quy tắc ứng xử của giáo viên.
  • Video liên quan

Câu hỏi:

Tôi hiện đang tìm hiểu về quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo quy định mới. Vậy Luật sư cho tôi hỏi theo quy định mới thì ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, của giáo viên, của nhân viên trong cơ sở giáo dục được quy định như thế nào? Mong được giải đáp thắc mắc, trân trọng cám ơn.

Trả lời:

Cơ sở pháp lý: Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, (có hiệu lực từ ngày 28/05/2019),

Thứ nhất là về nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục

Việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục cần phải tuân thủ các quy tắc như sau:

– Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.

– Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.

– Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.

– Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền.

>> Xem thêm: Năm 2022, Viên chức, Đảng viên, giáo viên sinh con thứ ba xử lý như thế nào ?

– Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục.

Thứ hai là về quy tắc ứng xử.

Về quy tắc ứng xử chung: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học. Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp. Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục và tính chất công việc; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục. Không sử dụng trang phục gây phản cảm. Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.

Về quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục:

– Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành.

– Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu vi phạm, đổ lỗi.

– Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi.

– Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

Đối với ứng xử của giáo viên:

– Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.

>> Xem thêm: Cách tính lương của giáo viên theo quy định hiện nay như thế nào?

– Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.

– Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.

– Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.

– Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

Về ứng xử của nhân viên:

– Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực.

– Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.

– Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.

– Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

Về ứng xử của người học:

>> Xem thêm: Quy định mới năm 2022 về cách tính thời gian nghỉ hè của giáo viên ?

-Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

-Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.

-Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.

-Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.

Ứng xử của cha mẹ người học:

-Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.

-Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

Ứng xử của khách đến cơ sở giáo dục:

-Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực.

-Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn để làm giáo viên dạy lái xe ô tô mới nhất năm 2022

Thứ ba: Trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử.

* Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ.

Vụ giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện xây dựng bộ quy tắc ứng xử theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT.

* Trách nhiệm của cơ sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo.

-Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý tổ chức triển khai, thực hiện quy định này tại đơn vị.

-Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử tại cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

* Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.

-Căn cứ quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở giáo dục quy định cụ thể Bộ Quy tắc ứng xử đểthực hiện trong cơ sở giáo dục.

-Công khai Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại bảng tin của cơ sở giáo dục; thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nội dung Bộ Quy tắc ứng xử trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

-Tổ chức thực hiện, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Bộ Quy tắc ứng với cấp quản lý trực tiếp theo định kỳ mỗi năm học.

>> Xem thêm: Cách tính thâm niên và phụ cấp thâm niên cho giáo viên mới nhất ?

-Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể trong triển khai Bộ Quy tắc ứng xử theo quy định.

Thứ tư: Ý nghĩa của việc ban hành bộ quy tắc ứng xử của giáo viên.

Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục được xây dựng trên các nguyên tắc: Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.

Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từLuật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Nhiệm vụ của giáo viên mầm non theo quy định mới nhất hiện nay

Bộ phận hỗ trợ pháp lý – Công ty luật Minh Khuê