Thái độ của giáo viên với học sinh
Có nhiều lý do để học sinh nghĩ và xem giáo viên là hình mẫu lý tưởng để noi theo hàng ngày, vì con trẻ có thể học được nhiều thứ từ cách cư xử, thái độ, cách làm việc… từ thầy, cô của chúng qua các bài giảng và giao tiếp hàng ngày. Đa số chúng ta đều nhận thức được sức mạnh, sự hiệu quả tích cực khi trẻ được dẫn dắt bởi một người giáo viên chất lượng, cũng là người có tác động mạnh đến trẻ. Cho dù thông qua bất cứ hoạt động ngoại khoá hay trong trường lớp, các thầy cô là những người hướng dẫn sát sao, tận tâm nhất. Việc các thầy cô được con trẻ xem như tấm gương để noi theo, nhất là về thái độ trong trường lớp, không phải là điều gì quá lạ lẫm. Xin được giới thiệu một số điểm tích cực mà trẻ có thể học được từ thầy cô xung quanh.
1/ Sự khiêm tốn: Không có cách nào dạy trẻ, dạy học sinh tốt hơn cách tự thầy cô làm mẫu thường xuyên, liên tục để trẻ nhìn vào và học tập. Ngoài việc cố gắng làm đúng, cư xử đúng, thì các em có thể cũng sẽ ấn tượng nếu tấm gương là thầy cô khi làm sai dám nhận sai. Hành vi này giúp trẻ hiểu rõ ai cũng có thể phạm sai lầm, nhưng quan trọng là trẻ phải nhận ra được và thừa nhận trẻ đã sai. Tuy nhiên, để thực sự hành động được như lý thuyết trên không hề dễ dàng. Đặc biệt khi thầy cô là người đứng trước lớp học có nhiều học sinh. Nhưng khi thầy cô cho trẻ thấy được rằng cần phải dũng cảm thể hiện rõ thái độ về việc đúng và sai, đó là quan trọng nhất.
2) Khuyến khích trẻ nghĩ về các khía cạnh khác của bản thân nhiều hơn. Thầy cô hãy xem lớp học là tập hợp của rất nhiều cá nhân khác nhau, và thể hiện sự tôn trọng đối với sự đa dạng về văn hoá, cách suy nghĩ của các em. Ngoài việc khuyến khích các bạn trẻ cởi mở chia sẻ với nhau, thầy cô cũng có thể lồng ghép các hoạt động để trẻ trao đổi với nhóm nhỏ hoặc trước lớp về những gì chúng thắc mắc, tò mò về bản thân và các bạn cùng lớp, và nhấn mạnh rằng ai cũng nên được yêu quý và tôn trọng về sự khác biệt. Các định hướng trong hoạt động như vậy có thể được thầy cô tổ chức thường xuyên để củng cố niềm tin với học sinh, và giữa các học sinh với nhau. Việc tạo ra một môi trường đầy sự tin tưởng cũng sẽ hỗ trợ trẻ trong học tập rất nhiều. Trẻ có thể bứt phá trong quá trình tìm hiểu bản thân hoặc bài học hàng ngày.
3) Thể hiện sự đồng cảm: Thầy cô cần thể hiện là thầy cô có thực sự quan tâm đến học sinh, kết nối được với các em. Không phải thầy cô nào cũng có khả năng kết nối được với các bạn trẻ trong lớp. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều thầy cô tìm mọi cách để kết nối đến trẻ, cho trẻ thấy rõ rằng thầy cô quan tâm chân thành đến các em. Do các bạn học sinh luôn nhìn vào thầy cô như một hình mẫu để học tập, thầy cô hãy cố gắng cho trẻ thấy sự quan tâm chân thành, sự đồng cảm của thầy cô sẽ là chỗ dựa vững chắc cho các em.
4) Hãy cố gắng chỉ ra mặt tích cực. Việc có thể tạo ra một môi trường giáo dục luôn đề cao các hành vi tử tế, cách ứng xử đúng đắn rất quan trọng với cả thầy cô và các em học sinh. Thầy cô là một vị trí quan trọng trong hoạt động liên kết những hoạt động củng cố sự tích cực với sự tự tin và các hành động. Hãy dạy trẻ biết hệ thống các đánh giá của trẻ với bất kỳ sự vật, sự việc nào, bằng cách chỉ ra những thứ tích cực trước, khen sự cố gắng trước khi phê phán những gì tiêu cực, đưa ra lời kiến nghị để hoàn thiện hơn. Ngoài ra, thầy cô nên có những hoạt động trong lớp nhằm khuyến khích trẻ thể hiện sự tích cực song song với việc phê bình lẫn nhau. Hoạt động này sẽ giúp trẻ nhiều trong việc luyện tập cách trao đổi, thảo luận, biết cách đồng ý hoặc phản đối.
Theo dõi phần tiếp theo tại đây
PHÒNG GD-ĐT CẦU GIẤY
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA ĐÔ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Nghĩa Đô, ngày 26 tháng 9 năm 2017
QUI TẮC ỨNG XỬ VĂN HOÁ TRONG NHÀ TRƯỜNG
Điều 1: Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1) Quy tắc ứng xử quy định tại Quyết định này áp dụng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh đang công tác học tập tại trường Tiểu học Nghĩa Đô (Kể cả phụ huynh, khách đến trường liên hệ công việc).
2) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ngoài việc thực hiện nghiêm túc Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 và quy định về đạo đức nhà giáo tại quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ GD-ĐT.
Điểu 2: Quy tắc ứng xử văn hoá của trường Tiểu học Nghĩa Đô bao gồm:
1) Đối với việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
2) Đối với việc thực hiện giáo dục;
3) Đối với học sinh và phụ huynh học sinh;
4) Đối với bản thân;
5) Đối với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp;
6) Hội họp, sinh hoạt; trong gọi, nghe điện thoại;
7) Ứng xử với các cơ quan, trường học và các cá nhân (khách) đến giao dịch;
8) Phòng chống tiêu cực;
9) Đối với người thân trong gia đình;
10) Đối với nhân dân nơi cư trú;
11) Ứng xử nơi công cộng, đông người;
12) Ứng xử với tổ chức và người nước ngoài;
13) Thực hiện tốt nội quy học sinh đã ban hành;
Điều 3: Các hành vi bị cấm
1)Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trong phòng họp, hội trường, trong nhà trường, nơi đông người;
2)Uống rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, hoặc ngoài giờ làm việc uống rượu, bia say, bê tha, không làm chủ được bản thân;
3)Các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu đối với học sinh và phụ huynh; nhận các
lợi ích bất hợp pháp từ người đến giao dịch, công tác;
4)Đánh bạc dưới mọi hình thức và tham gia các tệ nạn xã hội, các hoạt động giải trí không lành mạnh.
II QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ được giao
1) Phải tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử có văn hóa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2) Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên bao gồm những việc phải làm và không được làm theo quy định của Bộ Luật lao động, Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật giáo dục, Luật phòng, chống tham nhũng, Điều lệ trưởng tiểu học và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục
1. Những điều giáo viên nên làm:
a) Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học, Quy chế hoạt động của nhà trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Nhiệt tình trong giảng dạy. Có thái độ nhẹ nhàng, thân ái, yêu thương học sinh. Thận trọng, khách quan, công bằng, chính xác khi đánh giá nhận xét và cho điểm học sinh. Lắng nghe, tôn trọng các ý kiến và hướng dẫn cho học sinh hiểu, thực hiện đúng nội quy quy định của nhà trường;
c) Tận tụy với công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật, kỉ cương trong nhà trường; thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo đúng quy định; không ngồi chơi trong giờ làm việc. Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, qui định của ngành, của nhà trường.
d) Nghỉ phải viết đơn xin phép BGH, trường hợp nghỉ đột xuất không đến trường được thì gọi điện xin phép, khi gọi không liên lạc được với BGH thì mới được phép nhắn tin.
2. Những việc cán bộ, giáo viên không được làm:
a) Lợi dụng danh nghĩa nhà giáo để thực hiện hành vi trái qui định, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh và phụ huynh; tổ chức dạy thêm trái qui định; vi phạm qui chế của ngành, qui định của nhà trường.
b) Không dùng lời nói, hành động vi phạm nhân phẩm học sinh, không dùng điểm số hoặc mang những lỗi của học sinh mắc phải để trách phạt, mắng nhiếc, xúc phạm học sinh.
Điều 6. Đối với học sinh và phụ huynh học sinh:
-
Những việc cán bộ giáo viên nên làm:
a) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực
hiện việc trao đổi thông tin thường xuyên với gia đình học sinh bằng các hình thức như trao đổi trực tiếp, bằng điện thoại hoặc qua sổ liên lạc.
b) Nói năng đúng mực, nhẹ nhàng, thể hiện sự tôn trọng với người đang giao tiếp. Khi nói cần nhìn thẳng vào người nói chuyện với mình.
c) Khi giảng bài cần nhẹ nhàng, gần gũi, chỉ bảo ân cần, tỉ mỉ, giảng giải rõ ràng, mạch lạc dễ hiểu; thương yêu học sinh; không chửi bới, mắng mỏ, đánh phạt, xúc phạm tới nhân phẩm học sinh.
d) Khi học sinh tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ cần tuyên dương khen thưởng; khi học sinh mắc lỗi cần phê bình nghiêm khắc; khen nhiều hơn chê, nếu chê thì chọn lời lẽ khéo léo sao cho không gây tổn thương học sinh.
e) Đối xử công bằng đối với mỗi học sinh, không ép buộc học sinh học thêm trái quy định hoặc làm những việc trái quy định. Không trù dập, không tự ý thay đổi kết quả học tập, rèn luyện của học sinh khi chưa được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
g) Tiếp xúc với phụ huynh học sinh tại nhà trường đúng giờ quy định. Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, đơn vị nơi công tác; trao đổi thông tin ngắn gọn, phải bảo đảm thông tin trao đổi chính xác.
h) Ứng xử có văn hóa, lắng nghe, tôn trọng khi tiếp phụ huynh, quần chúng nhân dân; trao đổi khéo léo, nhẹ nhàng, tôn trọng, mang tính hợp tác cao; hướng dẫn, giải thích cặn kẽ những vấn đề vướng mắc trong quyền hạn của mình; Kịp thời báo cáo Ban Giám hiệu những vướng mắc của phụ huynh, quần chúng nhân dân không thuộc quyền hạn của mình để giải quyết.
2. Những việc cán bộ giáo viên không được làm:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh, phụ huynh và quần chúng nhân dân.
b) Thông báo sai kết quả học tập của học sinh. Làm sai lệch hồ sơ, thông báo không chính xác kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh với phụ huynh; Phản ánh thiếu chính xác, trung thực, khách quan về học sinh.
Điều 7. Ứng xử với bản thân
a)Nắm vững pháp luật, thông thạo nghiệp vụ, bản lĩnh vững vàng, động cơ trong sáng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b)Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương của Ngành. Không đi muộn, về sớm. Không làm việc riêng, không tự ý bỏ vị trí công tác trong giờ làm việc;
c)Sắp xếp, bài trí bàn, phòng làm việc một cách khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ;
d)Tác phong, trang phục: Mang, mặc trang phục gọn gàng, chỉnh tề phù hợp với môi trường sư phạm.
+ Đối với nam:– Không để râu (ria), tóc dài, nhuộm tóc mầu loè loẹt.
– Trang phục hàng ngày lịch sự, phù hợp sư phạm; Mặc lễ phục chỉnh tề trong những ngày lễ khác theo quy định của Hiệu trưởng.
+ Đối với nữ:– Trang phục lịch sự, phù hợp với quy định, không nhuộm tóc loè loẹt, sặc sỡ;
– Mặc áo dài (đồng phục) vào các ngày Lễ theo quy định của Hiệu trưởng.
e) Khi ngồi làm việc, hội họp, hội nghị luôn giữ mình ở tư thế ngay ngắn, không ngồi nghiêng ngửa, dạng chân, vắt chân, rung đùi;
g) Đi, đứng với tư thế chững chạc, không khệnh khạng, gây tiếng động lớn; Giáo viên khi trống tiết cần làm việc tại lớp học hoặc phòng giáo viên, phòng Hội đồng sư phạm, không đi lại tùy tiện (trừ trường hợp cần giao dịch).
h)Ăn nói khiêm nhường, từ tốn, không nói to, gây ồn ào;
i) Hết giờ làm việc, trước khi ra về phải kiểm tra, tắt các thiết bị dùng điện, ngắt nguồn điện, khoá chốt các cửa bảo đảm an toàn lớp học, trường học.
Điều 8. Ứng xử với các cơ quan, trường học và các cá nhân (khách) đến giao dịch:
1. Đối với khách đến giao dịch: Bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra danh tính, các thông tin cần thiết của người đến giao dịch (Họ tên, ở đâu đến, liên hệ nội dung gì, các giấy tờ cần thiết khi đến giao dịch, …). Điện thoại trực tiếp cho Ban giám hiệu hoặc văn phòng để xin ý kiến, được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường mới trực tiếp đưa lên gặp.
2. Văn minh, lịch sự khi giao tiếp. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Không to tiếng, hách dịch không nói tục hoặc có thái độ cục cằn…..gây căng thẳng, bức xúc cho người đến giao dịch; 3. Không cung cấp tùy tiện các thông tin của nhà trường, của viên chức thuộc trường cho người khác biết (trừ trường hợp do Hiệu trưởng chỉ thị).
4. Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ. Không móc ngoặc, thông đồng, tiếp tay làm trái các quy định để vụ lợi;
5. Phải nhanh chóng, chính xác khi giải quyết công việc;
6. Thấu hiểu, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho người đến giao dịch;
7. Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của người đến giao dịch.
8. Trong khi thi hành công vụ, nếu các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do.
Điều 9. Ứng xử với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp.
1. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong nhà trường; Gương mẫu, mẫu mực trong công việc cũng như trong giao tiếp, ứng xử. Nắm bắt kịp thời tâm lý, tôn trọng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ. Bảo vệ danh dự chính đáng của cán bộ giáo viên khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.
1.1- Ứng xử với cấp trên:
a) Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao cho, nếu có vướng mắc, phải báo cáo ngay với cấp trên để kịp thời giải quyết.
b) Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình để làm tổn hại uy tín, danh dự của cán bộ quản lý cấp trên.
1.2. Đối với đồng nghiệp:
Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp; hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp phải thực sự chân thành, tôn trọng giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
-
Đối với giáo viên, nhân viên:
2.1.Ứng xử với cấp trên (Ban giám hiệu):
a) Các chỉ đạo, mệnh lệnh, hướng dẫn, nhiệm vụ được phân công phải chấp hành nghiêm túc, đúng thời gian. Thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ với Ban giám hiệu. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định;
b) Trung thực, thẳng thắn trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với Ban giám hiệu; bảo vệ uy tín, danh dự cho Cán bộ quản lý và cấp trên. Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc đơn thư nặc danh, mạo danh làm tổn hại uy tín của Cán bộ quản lý và cấp trên.
c) Khi gặp cấp trên phải chào hỏi nghiêm túc, lịch sự.
2.2. Ứng xử với cấp dưới:
a) Hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;
b) Gương mẫu cho cấp dưới học tập, noi theo về mọi mặt. Nắm vững tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của cấp dưới; chân thành động viên, thông cảm, chia sẻ khó khăn, vướng mắc trong công việc và cuộc sống của cấp dưới;
c) Không cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, xa rời cấp dưới.
2.3. Ứng xử với đồng nghiệp:
a) Coi đồng nghiệp như người thân trong gia đình mình. Thấu hiểu chia sẻ khó khăn trong công tác và cuộc sống;
b) Khiêm tốn, tôn trọng, chân thành, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp. Không ghen ghét, đố kỵ, nói xấu, lôi kéo bè cánh, phe nhóm gây mất đoàn kết nội bộ;
c) Luôn có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong công việc, cuộc sống; Không suồng sã, nói tục trong sinh hoạt, giao tiếp;
d) Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.4. Ứng xử với học sinh:
a) Tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng cương quyết, triệt để khi xử lý các vi phạm của học sinh;
b) Đảm bảo giữ mối liên hệ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách, tổ trưởng chuyên môn, nhà trường, phụ huynh học sinh và các tổ chức trong trường;
c) Thực hiện nghiêm túc thông tư 41/2010/TT-BGD&ĐT về Điều lệ trường tiểu học;
d) Không doạ nạt, trù dập học sinh dưới mọi hình thức.
Điều 10: Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực trong GD.
1. Những việc cán bộ giáo viên nên làm:
a) Tuân thủ các nguyên tắc, qui định của nhà trường, các qui định trong việc ra đề, chấm chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.
b) Cung cấp thông tin, báo cáo trung thực về công tác tiêu cực trong giáo dục nếu phát hiện có các hành vi vi phạm;
c) Tạo điều kiện để học sinh, phụ huynh, Ban thanh tra nhân dân, công dân tham gia phòng, chống tiêu cực trong giáo dục theo quy định của pháp luật;
2. Những việc cán bộ giáo viên không được làm:
a) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ học sinh, thông tin kết quả học tập và rèn luyện của học sinh sai sự thật ;
b) Lợi dụng chức trách, quyền hạn của mình làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của học sinh, uy tín của nhà trường;
c) Cản trở, can thiệp trái quy định vào quá trình thanh tra, kiểm tra của các cấp có thẩm quyền.
Điều 11. Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể; trong giao tiếp qua điện thoại, dùng điện thoại:
1.Ứng xử trong hội họp, sinh hoạt tập thể:
a) Phải nắm được nội dung, chủ đề cuộc họp, Hội thảo, Hội nghị; chủ động chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu. Có mặt trước giờ quy định ít nhất 05 phút để ổn định chỗ ngồi và tuân thủ quy định của Ban tổ chức điều hành cuộc họp, Hội nghị, Hội thảo.
Văn phòng (hoặc Thư ký) có trách nhiệm chuẩn bị CSVC trước cuộc họp ít nhất 15 phút: Âm thanh loa đài, màn chiếu, nước cho Chủ toạ, … và thu dọn CSVC, tắt hết các thiết bị dùng điện, ngắt nguồn điện sau khi kết thúc cuộc họp. Nhắc nhở CB,GV,NV sắp xếp lại bàn, ghế cho gọn gàng, ngay ngắn, thu dọn vệ sinh sạch sẽ chỗ ngồi trước khi rời khỏi chỗ họp.
b) Trong khi họp:
– Tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung, không làm ảnh hưởng đến người khác;
– Giữ trật tự, tập trung theo dõi, nghe, ghi chép các nội dung cần thiết; không nói chuyện và làm việc riêng; không bỏ về trước khi kết thúc cuộc họp, không ra vào, đi lại tuỳ tiện trong phòng họp. Phát biểu ý kiến theo điều hành của Chủ toạ hoặc Ban tổ chức; không làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng trong cuộc họp, không trao đổi, thảo luận riêng…;
– Kết thúc cuộc họp: Để khách mời, lãnh đạo cấp trên ra trước, không chen lấn, dọn dẹp lại chỗ ngồi cho gọn gàng, sạch sẽ trước khi rời khỏi chỗ họp (ghế, ngăn bàn, bàn)…
c)Giờ nghỉ giải lao (giờ ra chơi, nghỉ tiết):
*Giáo viên, nhân viên nghỉ tại phòng Hội đồng sư phạm. Phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại các phòng sinh hoạt chung.
*Việc xin ra ngoài trường:
-Đối với giáo viên: Tuân thủ sự qui định của nhà trường: Không tự ý đi ra ngoài trường. Có việc thật cần thiết phải ra ngoài thì phải báo cáo xin phép Ban giám hiệu nhà trường đồng ý mới được phép ra ngoài (khi có GV dạy thay, trông thay, không ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường và ảnh hưởng tới học sinh). Khi ra ngoài phải tự chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra bên ngoài nhà trường đối với bản thân. Phải báo cáo rõ giờ đi và giờ về.
-Đối với Ban giám hiệu: Chỉ đồng ý cho giáo viên đi ra ngoài trong giờ làm việc với điều kiện: Có lý do chính đáng, thật cần thiết, khẩn thiết. Phải phân công và có giáo viên dạy thay, trông thay. Ghi sổ trực để theo dõi.
2. Ứng xử trong giao tiếp qua điện thoại, Internet:
2.1. Sử dụng tiết kiệm, chỉ sử dụng điện thoại vào đúng mục đích công việc chung của cơ quan, đơn vị. Không sử dụng vào việc riêng.
2.2. Khi gọi: Phải chuẩn bị trước nội dung cần trao đổi (ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể)
– Khi đầu dây bên kia có người nhắc máy thì có lời chào hỏi, xưng tên, chức danh, bộ phận làm việc của mình và đề nghị được gặp người cần gặp;
– Trao đổi nội dung đầy đủ, rõ ràng, cụ thể. Âm lượng vừa đủ nghe, nói năng từ tốn, rõ ràng, xưng hô phải phù hợp với đối tượng nghe, không nói quá to, thiếu
tế nhị gây khó chịu cho người nghe;
– Có lời cảm ơn, lời chào trước khi kết thúc cuộc gọi.
2.3. Khi nghe: Sau khi nói “A lô, tôi xin nghe”, cần có lời chào hỏi, xưng tên, chức danh, bộ phận làm việc của mình.
– Nếu người gọi cần gặp đích danh mình thì trao đổi, trà lời rõ ràng, cụ thể từng nội dung theo yêu cầu của người gọi. Âm lượng, nói năng, xưng hô như khi gọi đi;
– Nếu người gọi cần gặp người khác hoặc nội dung không thuộc trách nhiệm của mình thì chuyển điện thoại hoặc hướng dẫn người gọi liên hệ đến đúng người, địa chỉ cần gặp;
– Có lời cám ơn, lời chào trước khi kết thúc cuộc điện thoại.
2.4. Trong hội họp phải tắt điện thoại hoặc để máy ở chế độ rung, không để gây ảnh hưởng tới mọi người.
2.5. Sử dụng Intenet: Thực hiện nghiêm túc quy định về sử dụng Internet của nhà trường.
3. Sử dụng điện thoại khi lên lớp:
Khi lên lớp phải tắt điện thoại hoặc để máy ở chế độ rung. Chỉ nghe, gọi điện thoại khi thật cần thiết khẩn cấp. Nếu sử dụng phải ra ngoài lớp học mới được sử dụng, tránh làm ảnh hưởng tới học sinh.
Điều 12. Ứng xử trong gia đình
1) Có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, Chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước;
2) Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái quy định.
3) Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa lãng phí để vụ lợi;
4)Thực hiện tốt đời sống văn hoá mới nơi cư trú. Xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc, hoà thuận;
5)Sống có trách nhiệm với gia đình.
Điều13. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú
1) Gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương. Chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể và nhân dân nơi cư trú;
2) Tích cực tham gia tuyền truyền, phổ biến các mục đích của các cuộc vận động và phong trào thi đua được phát động trong nhà trường;
3) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể và nhân dân nơi cư trú;
4) Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật;
5) Kính trọng, lễ phép với người già, người lớn tuổi. Cư xử đúng mức với mọi người. Tương trợ giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn, sống có tình nghĩa với hàng xóm, láng giềng;
Điều 14. Ứng xử nơi công cộng, đông người
1) Chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng;
2) Không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tham gia, tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật;
3) Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật;
4) Thực hiện nếp sống văn hoá, quy tắc, quy định hơi công cộng. Giúp đỡ, nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống tàu, xe, khi qua đường;
5) Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng.
6) Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục. Luôn giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục.
Điều 15. Ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài
1) Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, của Ngành về quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
2) Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác, lợi ích quốc gia.
Điều 16: Thực hiện nội quy học sinh đã ban hành
1. Đối với học sinh
* Ứng xử giữa học sinh với học sinh
– Luôn tôn trọng, hòa nhã với bạn bè;- Giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn, hoạn nạn;- Giúp bạn học tập tiến bộ, tích cực;- Biết thông cảm, chia sẻ những buồn vui với bạn, cùng chung chí hướng, lí tưởng;- Khiêm tốn khi đánh giá về mình;
– Thật thà, trung thực khi đối xử với bạn.
* Ứng xử giữa học sinh với thầy cô giáo
– Lễ phép, tôn trọng và vâng lời thầy cô giáo;
– Thân thiện nhưng giữ khoảng cách thầy trò.
* Ứng xử giữa học sinh với người lớn tuổi
– Lễ phép, kính trọng người lớn tuổi; Chào hỏi lễ phép các thầy cô giáo trong trường và khi có khách đến trường.- Biết kính trên nhường dưới;
– Giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn.
2. Giữa giáo viên và học sinh
– Tôn trọng ý kiến cá nhân, ứng xử công bằng;
– Biết lắng nghe và cùng chia sẽ những khó khăn trong cuộc sống;
– Ứng xử thân thiện, hòa nhã, không phân biệt đối xử;
– Giúp đỡ quan tâm các em có hoàn cảnh đặc biệt;
– Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh để chia sẻ, giúp đỡ;
– Tùy vào từng đối tượng học sinh cụ thể mà có cách ứng xử riêng;
– Có tinh thần trách nhiệm cao trong cách cư xử đối với học sinh;
– Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo;
– Luôn đặt tình thương và trách nhiệm lên trên hết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Tổ chức thực hiện 1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, viên chức thuộc quyền và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quy tắc này; 2. Phối hợp với Công đoàn, Chi đoàn, Đội Thiếu niên trong việc tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, đánh giá xếp loại công chức, viên chức.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Quy định này được thông qua và thống nhất trong toàn thể Hội đồng sư phạm nhà trường và áp dụng thực hiện kể từ ngày ký Quyết định ban hành.
Trong trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh qui định thì sẽ được rà soát bổ sung hàng năm vào dịp Hội nghị cán bộ, viên chức cho phù hợp, mọi sự thay đổi được Ban lãnh đạo của trường thông qua và Hiệu trưởng quyết định thực hiện./.
Nơi nhận:
-Phòng GD&ĐT để b/c
-Toàn thể HĐSP để t/hiện
HIỆU TRƯỞNG
Đỗ Thị Vẻ