Thai 37 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển thai nhi tuần 37
“Thai 37 tuần nặng bao nhiêu?”, hiểu rõ được các chỉ số cân nặng của thai nhi sẽ giúp mẹ có kế hoạch chăm sóc, cũng như chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh đẻ sắp tới. Cùng lắng nghe những lời khuyên bổ ích của chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Thai 37 tuần là mấy tháng?
Mang thai là một hành trình diệu kỳ. Từ một bào thai, ở tuần lễ này, em bé đã nhìn giống một em bé sơ sinh. Mặc dù vậy, bé vẫn chưa sẵn sàng bước ra thế giới mới. Vậy mang thai 37 tuần là mấy tháng? Thai nhi 37 tuần tuổi tương đương với tháng thứ 9 của thai kỳ. Trong hơn 2 tuần tới, não và phổi của bé sẽ phát triển đầy đủ. Mẹ phải cực kỳ lưu ý trong mọi hoạt độ, đi khám thai định kỳ để có sự chuẩn bị tốt nhất đón bé yêu chào đời.
Thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Gần đến ngày dự sinh, mẹ lo lắng không biết thai nhi có đạt mức cân nặng chuẩn để sẵn sàng chào đời? Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), thai 37 tuần tuổi có cân nặng trung bình khoảng 2.85kg và dài 48.5cm, kích thước cỡ quả đu đủ lớn.
Để biết chi tiết hơn về cân nặng thai nhi 37 tuần tuổi theo từng ngày, mẹ có thể theo dõi bảng dưới đây. Bên cạnh “thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?”, mẹ cũng cần biết thêm các chỉ số khác về thai nhi:
-
Chu vi đầu (HC): 316 – 355mm, trung bình 335mm
-
Chu vi bụng (AB): 292 – 374mm, trung bình 331mm
-
Chiều dài xương đùi (FL): 66 – 80mm, trung bình 71mm
-
Đường kính lưỡng đỉnh (BFF): 85 – 97mm, trung bình 91mm
Ở giai đoạn này, bé gần như hoàn thiện về mọi mặt và có thể thích ứng với cuộc sống bên ngoài. Về phía mẹ bầu, cần chú ý đến những thay đổi của cơ thể, các dấu hiệu chuyển dạ, cũng như chế độ dinh dưỡng ở tuần 37 để có sự chuẩn bị tốt cho cuộc “vượt cạn” sắp tới.
Sự phát triển của thai nhi tuần 37
Bên cạnh “thai 37 tuần nặng bao nhiêu?”, hẳn mẹ cũng rất tò mò về sự phát triển của bé trong giai đoạn này đúng không? Hãy cùng xem, bé có điều gì thay đổi ở tuần thai này nhé!
Phổi và não
Qua những “thước phim” siêu âm, mẹ có thể thấy, bé yêu đã thật sự trưởng thành giống như một đứa trẻ sơ sinh. Song thực tế, cơ thể bé vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để thích nghi với thế giới bên ngoài. Phổi và não của bé vẫn cần thêm thời gian để phát triển. Dự tính sẽ hoàn chỉnh trong khoảng 2 tuần tới. Vì vậy, mặc dù đã gần sát ngày sinh, nhưng thai 37 tuần tuổi vẫn coi là thiếu tháng.
Bé đạp ít hơn
Thai nhi 37 tuần nặng bao nhiêu kg? Thông thường, bé yêu có thể nặng khoảng 2.85kg. Với mức cân nặng này, chiếc bụng của mẹ sẽ không có nhiều khoảng trống cho bé hoạt động. Chính vì vậy, vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ sẽ thấy bé “trầm lặng” hơn hẳn, ít đạp, nhưng vẫn ngọ nguậy mỗi khi thay đổi tư thế. Nếu thấy bé đột nhiên im ắng đến lạ thường, mẹ cần lập tức đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nhé!
Cử động tay khéo léo
Ở tuần 37 của thai kỳ, các ngón tay của bé ngày càng linh hoạt hơn. Bé biết cách phối hợp các ngón tay một cách nhịp nhàng, có thể nắm các bộ phận nhỏ trên cơ thể như ngón chân, dây rốn, mũi.
Bé đã biết mút tay
Nếu quan sát kỹ qua video siêu âm, mẹ sẽ thấy bé mút tay rất nhiều trong tuần lễ này. Đây là cách bé chuẩn bị cho việc bú sữa sau khi chào đời.
Đầu bé đã lớn dần
Nói về sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37, không thể không nhắc tới chu vi đầu của bé. Đầu của em bé vẫn đang phát triển. Khi chào đời, đầu của bé sẽ có chu vi tương đương với ngực.
Tập luyện giây phút chào đời
Thai 37 tuần tuổi đang tích cực tập luyện cho lần “ra mắt” của mình. Bé dành hầu hết thời gian cho các bài tập đường hô hấp như hít vào và thở ra trong nước ối, xoay người từ bên này sang bên kia, chớp mắt,…
Mai tóc của bé
Thú vị không kém “thai 37 tuần nặng bao nhiêu”, giai đoạn này tóc của bé đã mọc rồi mẹ ơi! Tóc của bé có thể mọc rất ít hoặc nhiều. Màu tóc đôi khi là không cùng màu với bố mẹ. Một số bé sau đó bị rụng tóc toàn bộ và mọc lại một màu tóc mới.
Thai 37 tuần đã quay đầu chưa?
Thai nhi quay đầu là dấu mốc đáng nhớ ở giai đoạn 37 tuần tuổi. Người của bé bắt đầu xoay ngược lại, đầu di chuyển vào vùng xương chậu. Nếu thai 37 tuần chưa quay đầu, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn giải pháp sinh nở phù hợp nhé!
Hình ảnh thai nhi 37 tuần trong bụng mẹ
Em bé đang ngày một hoàn chỉnh trong bụng mẹ. Những hình ảnh siêu âm thai nhi tuần 37 sẽ cho mẹ thấy rõ nét hình hài bé yêu.
Sự thay đổi của mẹ ở tuần thai thứ 37
Ngoài việc tìm hiểu “thai 37 tuần nặng bao nhiêu?”, mẹ cũng cần quan tâm đến sự thay đổi của bản thân trong giai đoạn này. Cụ thể như sau:
Đốm máu
Trong giai đoạn này, cổ tử cung của mẹ bầu rất dễ bị kích thích. Điều này dẫn đến hiện tượng ra máu, đặc biệt là sau khi quan hệ. Mặc dù không quá đáng lo, nhưng nếu bạn thấy nhiều máu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra nhé!
Vết rạn da
Sự thay đổi dễ dàng nhận thấy nhất trên cơ thể mẹ ở tuần thứ 37 đó là những vết rạn da. Chúng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm: cánh tay, đùi, hông, bụng. Nguyên nhân rạn da là do mẹ bầu bị tăng cân đột ngột khiến da bị căng quá mức. Ngoài ra, di truyền cũng là một yếu tố gây rạn da ở mẹ bầu. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ được khuyên nên uống thật nhiều nước, đồng thời sử dụng các sản phẩm dưỡng da an toàn để chăm sóc cho làn da của mình.
Đầy hơi
Vấn đề tiêu hóa của mẹ bầu cũng quan trọng không kém “thai 37 tuần nặng bao nhiêu?”. Bởi hệ tiêu hóa có hoạt động tốt, mẹ mới có thể dung nạp đầy đủ dinh dưỡng, giúp bé tăng cân và phát triển toàn diện.
Progesterone – một loại nội tiết tố quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Khi mang thai, hormone này sẽ tăng liên tục để thích ứng với sự phát triển thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu sẽ dễ bị đầy hơi, khó chịu. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách chia nhỏ lượng ăn trong ngày thành nhiều bữa để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
Sưng ở một số vị trí trên cơ thể
Ở tuần thai thứ 7, nhiều mẹ có dấu hiệu phù chân. Càng tới gần ngày sinh, tử cung bạn sẽ ngày càng lớn, gây chèn ép tĩnh mạch chủ. Những tĩnh mạch này có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim. Khi sức ép càng lớn, máu sẽ tụ nhiều ở chân, gây nên hiện tượng phù. Mặc dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu mẹ bị sưng quá mức thì có thể liên quan đến hội chứng tiền sản giật. Các dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết là:
-
Phù chân, mặt, lòng bàn tay,… quá mức
-
Đau đầu liên tục
-
Mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng
-
Buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội
Độ giãn nở của tử cung
Để chuẩn bị đến ngày “lâm bồn”, bác sĩ sẽ kiểm tra độ giãn nở của tử cung. Bên cạnh đó, vị trí từ em bé tới xương chậu cũng được xem xét.
Khó ngủ
Khó ngủ là tình trạng chung của mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ. Bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, tập thêm các bài vận động nhẹ nhàng để giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
Buồn nôn hoặc tiêu chảy
“Thai 37 tuần nặng bao nhiêu?”, sự phát triển của thai nhi có thể gây chèn ép lên cơ quan tiêu hóa. Điều này khiến mẹ bầu phải đối mặt với các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, tiêu chảy,…
Cac cơn co thắt Braxton Hicks
Bước vào tuần thai thứ 37, mẹ bầu phải thường xuyên đối mặt với những cơn chuyển dạ giả. Trên thực tế, các cơn co thắt Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu dọa sinh non. Nếu mẹ thấy thai 37 tuần gò cứng bụng nhiều, hãy theo dõi xem thời gian cơn đau kéo dài bao lâu và tần suất như thế nào. Việc kiểm tra này sẽ giúp mẹ biết được khi nào là cơn chuyển dạ giả, khi nào là chuyển dạ thực sự.
Trường hợp chuyển dạ giả:
-
Đau phần bụng dưới
-
Cơn đau không theo quy luật
-
Cường độ đau giảm dần, không tăng lên
-
Cơn đau sẽ thuyên giảm khi được nghỉ ngơi
Trường hợp chuyển dạ thực sự:
-
Đau khắp bụng
-
Cơn đau theo quy luật
-
Cường độ đau tăng dần và không giảm
-
Cơn đau không thuyên giảm khi được nghỉ ngơi
Lời khuyên từ bác sĩ giúp thai 37 tuần phát triển tốt
Hẳn mẹ đã biết “thai 37 tuần nặng bao nhiêu?”. Tuy nhiên, để bé đạt được mức tăng trưởng này, mẹ cần lưu ý những điều sau:
Thai 37 tuần ăn gì?
Tháng thứ 9 trong thai kỳ là dấu mốc cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, vừa giúp bé phát triển, vừa cải thiện thể trạng cho bản thân, sẵn sàng cho quá trình sinh đẻ. Một số những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong giai đoạn này là:
-
Thực phẩm giàu sắt: Cải bó xôi, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, hạt bí ngô, nho khô, thịt đỏ, thịt gà, cá hồi,…
-
Thực phẩm giàu chất xơ: Bánh mì nguyên cám, các loại hạt tốt, rau quả tươi, đậu các loại, hoa atiso, trái cây, gạo lứt, ngô,….
-
Thực phẩm giàu axit folic: Mẹ bầu mang thai 37 tuần nên hấp thụ khoảng 600 – 800 mg axit folic mỗi ngày từ các thực phẩm như quả bơ, dưa vàng, măng tây, lòng đỏ trứng gà, bông cải xanh, hạt hướng dương, trái cây họ cam nhanh, các loại rau có màu xanh đậm,…
-
Thực phẩm giàu canxi: Sản phẩm từ sữa, rau xanh lá, các loại hạt, hạnh nhân, yến mạch, chuối, thịt nạc, trứng, cá,…
-
Thực phẩm giàu DHA: Đây là loại axit béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Vì vậy, mẹ bầu mang thai tháng thứ 9 nên tiêu thụ khoảng 200mg DHA/ngày từ nhiều nguồn thực phẩm như tôm, bí ngô, đậu hũ, ngũ cốc, sữa tươi, các loại hạt, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng, cá biển,…
-
Thực phẩm giàu vitamin C: Bông cải xanh, cà chua, dâu tây, súp lơ, cam, bưởi,…
-
Thực phẩm giàu Protein: Bơ, sữa, ngô, táo, tôm, bí đỏ, chuối, cá hồi, hạt, thịt, đậu, lòng trắng trứng
-
Thực phẩm giàu vitamin A: Cải bó xôi, khoai lang, ớt chuông, dưa hấu, cà chua, thịt bò, cà rốt, bí đỏ,…
Bổ sung nước
Cơ thể mẹ lúc này đã khá nặng nề, vì vậy việc bổ sung thêm chất lỏng vào người thực sự rất cần thiết. Các bác sĩ khuyên mẹ nên uống đủ mỗi ngày 8 ly nước sẽ giúp giảm thiểu được tình trạng phù nề.
Chế độ vận động
Gần đến ngày sinh, mẹ cần phải tập luyện trước để cuộc “vượt cạn” diễn ra suôn sẻ thông qua các bài yoga đơn giản như sau:
-
Hít vào thật sâu 4 giật, thở ra thật chậm 4 giây: Giúp ích cho lúc rặn sinh
-
Tư thế con bướm: Giúp giảm mỏi ở vùng chân và đùi trong
-
Tư thế cái ghế: Giúp tăng cường cơ bắp đùi và xương chậu
-
Tư thế nằm vặn mình: Rất có ích cho bà bầu bị táo bón, giảm đau ở lưng
Massage tầng sinh môn
Tầng sinh môn là vùng da giữa âm đạp và trực tràng. Việc massage khu vực này sẽ giúp kéo giãn vùng đáy chậu, giảm thiểu tình trạng rạch trong quá trình sinh bé. Để thực hiện, mẹ cần đảm bảo bàn tay đã được rửa sạch và cắt móng gọn gàng. Sau đó, bôi trơn dầu ô liu vào ngón tay, đặt sâu vào âm đạo khoảng 5 – 6cm. Massage từ từ về phía hậu môn, đồng thời mở ngón tay tạo hình chữ V. Mẹ nên massage tầng sinh môn hàng ngày đến khi sinh con.
Thai 37 tuần cần khám những gì?
Khi mang thai tuần thứ 37, mẹ đừng quên một số xét nghiệm quan trọng sau:
-
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B: Nếu kết quả cho thấy dương tính với vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ dùng kháng sinh để phòng tránh được các bệnh lý liên quan đến nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi,…
-
Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục như: HIV, giang mai, lậu,…
-
Xét nghiệm kháng thể Rh: Giúp xác định mẹ mang kháng thể Rh nào, từ đó ngăn ngừa tình trạng máu bé vẫn vào máu mẹ
-
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: Kiểm tra chỉ số đường huyết có trong mức cho phép hay không
-
Xét nghiệm dung tích hồng cầu: Nhằm xác định mẹ bầu có bị thiếu máu hay trong máu thiếu hemoglobin hay tiểu cầu không
Mẹ bầu cần trao đổi gì với bác sĩ?
Khi tới tuần 37 của thai kỳ, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về vấn đề chuyển dạ và sinh con. Tâm lý ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh đẻ. Đôi khi căng thẳng quá mức sẽ làm kích hoạt các phản ứng của cơ thể, gây trở ngại cho quá trình sinh đẻ. Vì vậy, mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về các biện pháp thư giãn, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Trên đây là giải đáp “thai 37 tuần nặng bao nhiêu?” và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này! Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ trang bị thêm cho mẹ kiến thức bổ ích, giúp quá trình sinh đẻ diễn ra thuận lợi.