Thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg và những điều mẹ bầu cần đặc biệt chú ý
thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg là tốt? Gần đây mình nhận được khá nhiều câu hỏi như vậy từ các mẹ bầu. Theo nghiên cứu thì thai nhi 37 tuần sẽ có cân nặng từ khoảng 3kg, các mẹ có thể tượng tượng bé như một quả dưa hấu vậy. Tuần thứ 37 đã là giai đoạn cuối của quá trình thai kỳ nên các mẹ cần đặc biệt cẩn thận trong việc đi lại cũng như dinh dưỡng. Đồng thời các mẹ cũng nên có chế độ vận động hợp lý để “vượt cạn” thuận lợi.
Bé bước sang tuần thứ 37 đã bắt đầu chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Các mẹ không nên quá quan tâm đến vấn đề thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg mà lúc này nên chuẩn bị sẵn sàng tất cả các đồ vật cần thiết cho trẻ sơ sinh để sắn sàng đón bé yêu chào đời bất cứ lúc nào. Trong khoảng thời gian cuối thai kỳ này các mẹ hãy dành thời gian đọc những cuốn sách về cách chăm sóc và giáo dục trẻ để tốt cho bé vì khi con chào đời hẳn mẹ sẽ rất vất vả đấy.
XEM THÊM: Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần chuẩn bị nếu không muốn con gặp nguy hiểm
Thai nhi 37 tuần tuổi.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37 thai kỳ
Mặc dù phải đến 3 tuần nữa mới đủ 9 tháng 10 ngày mang thai một em bé nhưng đến tuần này nếu mẹ có dấu hiệu chuyển dạ thì cũng được xem là đủ tháng rồi nhé! Bé 37 tuần tuổi nặng khoảng 2,8 – 3 kg và dài khoảng 48,6 – 50 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân.
Lúc này, bé đang dần hoàn thiện các tế bào da, tóc đã xuất hiện khá nhiều nhưng màu tóc thì không giống với bố mẹ, trông chúng như những sợi lông tơ vậy. Trông bé yêu của mẹ đã phổng phao, hồng hào và sẵn sàng cho việc chào đời rồi đấy.
Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi.
Các cơ quan trong cơ thể hầu hết đều đã hoàn thiện và có thể hoạt động độc lập. Đặc biệt là hệ thống cơ quan hô hấp của bé đã hoàn thiện và có thể bắt nhịp với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Toàn bộ cơ thể bé bây giờ được bao phủ bởi một lớp chất nhờn. Bé đã có khoảng 300 chiếc xương, trong khi người lớn chỉ có 206 chiếc. Hầu hết hệ thống xương trong cơ thể bé như xương ống tay, ống chân, xương cột sống đều đã cứng cáp, nhưng bộ xương sọ của bé thì vẫn còn chưa cứng để giúp bé dễ dàng chui ra ngoài khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ.
Sự thay đổi cơ thể mẹ khi mang thai 37 tuần
Chuyển da giả Braxton Hicks có thể trở nên thường xuyên hơn, kéo dài hơn và gây khó chịu. Bạn cũng có thể để ý thấy nhiều dịch âm đạo tiết ra. Nếu bạn nhìn thấy máu âm đạo (một lượng máu nhỏ cùng với nước dịch), có thể kì chuyển dạ sắp đến trong 1 – 2 ngày tới.
Bạn có thể cảm thấy khó ngủ hơn vào ban đêm, và nếu vậy, hãy thoải mái ngủ ngày, nếu bạn cảm thấy ban ngày dễ dàng cho bạn hơn.
Hãy chú ý đến cử động của em bé, và cũng như những tuần trước, bạn có thể thực hiện cách thử những cử động của bé như chạm nhẹ ngón tay vào bụng, và trò chuyện cùng bé, hoặc thử uống một ít nước ép hoa quả lạnh. Nếu cử động của bé hoàn toàn hạn chế, bạn có thể báo cho bác sĩ, hoặc đến bệnh viện khám.
XEM THÊM:4 điều chưa biết về thai nhi 5 tuần tuổi
Mẹ bầu 37 tuần.
Đau lưng, đau vùng chậu và áp lực lên bàng quang là dấu hiệu khiến cho bạn cảm nhận rõ ràng tác động của những tuần cuối cùng. Bạn sẽ có cảm giác giật mình và nhận ra bạn vừa bị rò rỉ nước tiểu mà không hề hay biết. Nhưng miễn là bạn không bị các triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường bài tiết, thì việc rò rỉ nước tiểu như thế này hoàn toàn bình thường. Nếu đây là em bé đầu tiên của bạn, em bé có thể tiếp xúc rất gần với vùng chậu, và cực kỳ gần với bàng quang. Vì vậy việc rò rỉ nước tiểu sẽ không phải là vấn đề nguy hiểm, chỉ là, các mẹ cần cẩn thận để người khác không phát hiện ra thôi.
Ở thời điểm này, trọng lượng của mẹ đã khá lớn. Cơ thể người mẹ có thể tăng từ 10 – 12 kg so với tuần đầu tiên của thai kỳ. Lúc này, tử cung người mẹ đã hạ thấp xuống, chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.
Ở thời kỳ thai nhi 37 tuần này, người mẹ hầu như ít gặp các triệu chứng buồn nôn, phù nề, tiêu chảy, táo bón hay ợ nóng,… Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu sưng ở chân, lòng bàn tay, mặt hay mắt bị húp hoặc tăng cân đột ngột cần phải báo ngay cho bác sỹ.
Triệu chứng mẹ bầu 37 tuần gặp phải.
Ngoài ra, nếu mẹ bị đau đầu liên tục, thay đổi thị thực như mờ mắt hoặc nhìn một thành hai, nhạy cảm với ánh sáng hay đau bụng dữ dội, buồn nôn và ói mửa thì cũng ngay lập tức báo ngay với bác sỹ, bởi đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật.
Ở tuần này của thai kỳ, các mẹ bầu có thể đọc sách về chăm sóc con, cần tranh thủ khoảng thời gian này đọc để có những hiểu biết cơ bản về cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở những tuần đầu tiên.
Mẹ nên tranh thủ thời gian tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi con chào đời.
Những điều mẹ cần làm khi mang thai 37 tuần
Khi khám thai, biết được thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg, nhỏ hơn hay lớn hơn so với kích thước trung bình, người mẹ sẽ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt để duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung dinh dưỡng hoặc hạn chế tốc độ tăng trưởng của trẻ.
Tuy nhiên, dù thiếu hay thừa cân thì người mẹ cũng cần chú ý đến việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho chể như canxi, vitamin,… Đặc biệt, trong mọi giai đoạn của thai kỳ, người mẹ cần tránh bị thiếu canxi. Ăn các thực phẩm như trứng, sữa, các loại tôm cá ăn cả vỏ, rau củ như đậu đỗ,… sẽ giúp bổ sung loại dưỡng chất này hiệu quả.
Bên cạnh đó, việc ăn các loại thức ăn tươi, được nấu chín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng vô cùng quan trọng. Mẹ nên tránh các loại thực phẩm có hại như rượu, bia, café, nước ngọt có ga,… Thay vào đó, nên uống các loại nước hoa quả để vừa tăng cường hệ miễn dịch vừa giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt.
Ăn đồ ăn chín tốt cho bà bầu.
Nhưng dù thiếu hay đủ cân hay thừa cân thì mẹ cũng cần chú trọng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Calo, canxi, vitamin là những dưỡng chất không thể thiếu. Đặc biệt là canxi, mẹ cần tránh thiếu hụt canxi trong suốt thai kỳ. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như: trứng, sữa, các loại tôm cá nhỏ ăn cả vỏ, các loại rau củ như đậu đỗ…
Tăng cường ăn rau củ và hoa quả, bổ sung lượng nước uống đầy đủ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.
Tăng cường bổ sung rau củ khi mang thai giai đoạn cuối.
Trong trường hợp bé nhẹ cân hơn chỉ số trung bình thì người mẹ nên bổ sung thêm khẩu phần ăn, giúp em bé có thể tăng cân trong 3 tuần còn lại. Nếu thừa cân nên kìm hãm ăn uống, các mẹ cần dừng ngày việc ăn vặt khi đói.
Bài viết này đã chia sẻ tới các bạn vấn đề thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg và những điều bố mẹ cần chú ý. Hi vọng những thông tin mà mình cung cấp sẽ giúp ích cho các mẹ, chúc các mẹ “vượt cạn” thành công để chào đón bé yêu chào đời.