Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ bầu cần bổ sung gì?
Mục Lục
Thai nhi 27 tuần nặng bao nhiêu?
Vào tuần thai thứ 27, bé đã nặng chừng 0,86kg và dài hơn 36,57cm từ đỉnh đầu đến gót chân. Bé có thể nhấp nháy đôi mắt và giờ đây mắt bé đã có lông mi.
Sự hình thành và phát triển của thai nhi trong tuần 27
- Hầu hết các cơ quan của bé đều trưởng thành và có khả năng hoạt động độc lập, mặc dù phổi và não vẫn cần hoàn thiện hơn nữa.
- Sau hơn 4 tháng dính vào nhau, mí mắt của thai nhi 27 tuần đã bắt đầu mở ra. Bé mở và nhắm mắt theo một khoảng thời gian đều đặn nhất định, cố gắng rất nhiều để chớp mắt cùng với những chiếc lông mi đáng yêu vừa mới nhú lên. Giấc ngủ của bé cũng tuân theo một quy luật nhất định.
- Bộ não của thai nhi 27 tuần đang dần hoàn thiện với tốc độ nhanh bởi sự phát triển mạnh hơn của mô não. Ngoài ra, trung khu về thị giác của bé cũng đã hoàn thiện kể từ bây giờ.
- Đôi khi bé bị nấc cụt nhưng điều này không có gì để lo lắng.
- Những lớp chất béo hình thành bên dưới lớp da của em bé. Điều này sẽ giúp bé giữ ấm và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể sau khi sinh.
- Những hành động như co duỗi cơ thể, xoay cuộn tròn, đá, mút ngón tay cái, uống nước ối và đi tiểu vẫn tiếp tục được bé thực hiện.
- Nếu Mẹ cảm thấy chẳng có động tĩnh gì của bé thì hãy báo ngay cho các bác sĩ.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 27 tuần tuổi
Mẹ có thể mắc hội chứng chân không yên (RLS) khi thai 27 tuần tuổi
Mẹ đang sắp về đích! Ba tháng cuối cùng của quá trình mang thai sẽ bắt đầu từ tuần này. Hầu hết các bà mẹ mang thai sẽ còn tăng thêm khoảng 5kg trong thời gian tới.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 27 khác với các tuần trước đó, vì thế mẹ nên đi khám thai mỗi hai tuần một lần. Sau đó, khi thai nhi được 36 tuần, mẹ sẽ cần đi khám hàng tuần.
Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và các nguy cơ của bản thân, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên xét nghiệm máu lại để kiểm tra HIV và giang mai, đồng thời mẹ cũng được xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu để chắc chắn tình trạng sức khỏe tốt nhất trước khi sinh. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cao và chưa thực hiện các xét nghiệm tiếp theo, mẹ sẽ sớm phải xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ.
Nếu trong lần khám tiền sản đầu tiên, xét nghiệm máu cho thấy mẹ có Rh âm tính, bạn sẽ được tiêm globulin miễn dịch Rh để ngăn cơ thể phát triển các kháng thể có thể tấn công máu của bé. Nếu bé có Rh dương tính, mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch Rh sau khi sinh.
Ở giai đoạn từ tuần thai thứ 27, nhiều bà mẹ có cảm giác tê râm ran, co kéo hoặc khó chịu ở cẳng chân trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi.
Nếu cảm giác này giảm bớt khi cử động, có thể mẹ đang mắc hội chứng chân không yên (RLS). Không ai biết rõ nguyên nhân gây ra RLS, nhưng nó tương đối phổ biến ở các bà mẹ sắp sinh. Thử duỗi hoặc xoa bóp đôi chân, hạn chế sử dụng đồ ăn và thức uống chứa chất kích thích vì caffeine có thể làm cho triệu chứng này nặng hơn. Mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn liệu có nên dùng viên sắt để cải thiện triệu chứng RLS với tình trạng thể chất của bạn không nhé.
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi tuần 27 phát triển tốt
Kê gối khi ngủ
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, một chiếc gối kê dưới bụng khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu ngủ thẳng giấc. Bên cạnh đó, tập thể dục giúp mẹ ngủ ngon! Bạn có thể dành nửa giờ đi bộ mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng thời tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi có được chút thời gian cho bản thân.
Đối phó với bệnh trĩ
Các cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc giảm đau:
- Không đứng quá lâu.
- Ăn các chất xơ lành mạnh như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
Bà bầu nên uống 2l nước mỗi ngày
- Uống nhiều nước để đường tiêu hóa luôn vận động và phần mềm. Bạn uống từ 2 lít nước/ngày.
- Không căng thẳng khi đi vệ sinh. Cũng tránh đọc báo, lướt Facebook khi vệ sinh vì sẽ làm bạn phân tâm.
- Tập thể dục thường xuyên và đều đặn.
- Hãy vùng kín trong chậu nước ấm để giảm đau.
- Nhờ bác sĩ kê toa cho loại thuốc làm mềm phân không ảnh hưởng đến thai nhi, kem giảm ngứa và đau.
Lời khuyên dành cho bố
- Cố gắng hỗ trợ Mẹ bầu bất cứ khi nào cô ấy ngồi xuống hay đứng lên. Điều này sẽ rất có ý nghĩa đối với cô ấy. Đừng bao giờ lấy tư thế hay cuộc vật lộn giữa đứng và ngồi của Mẹ ra làm trò cười, bố sẽ chẳng được tha thứ một cách dễ dàng
- Nếu nhà bạn không có nhiều phòng tắm thì hãy giữ cho phòng vệ sinh luôn ở trạng thái sẵn sàng để Mẹ bầu có thể nhanh chóng sử dụng bất cứ khi nào có nhu cầu.
- Việc chú ý chăm chút cho căn phòng của con bạn cũng như là đồ dùng cho bé trong thời gian tới có thể sẽ khiến cho cho vợ bạn hạnh phúc.
Sau khi theo dõi các chỉ số thai nhi 27 tuần tuổi trên đây, chắc hẳn các mẹ bầu đã biết được ở thời điểm này bé nặng bao nhiêu kg và phát triển như thế nào rồi đúng không, đồng thời có cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng hợp lý mỗi ngày. Mong rằng những chia sẻ của bài viết sẽ mang đến cho các mẹ phần nào những kiến thức thai kỳ hữu ích và hãy luôn đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.