Thai 24 tuần phát triển thế nào? Sự thay đổi trong cơ thể mẹ – MarryBaby
Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai 24 tuần tuần khác như:
- Đường kính lưỡi đỉnh (BPD):
53 – 65mm, trung bình là 59mm.
- Chiều dài xương đùi của thai (FL):
40 – 46mm, trung bình là 42mm.
- Chu vi bụng của bé (AC)
: 171 – 231mm, trung bình là 201mm.
- Chu vi đầu của thai nhi (HC):
184 – 210mm, trung bình là 224mm.
- Cân nặng thai nhi ước tính (EFW):
556g – 784g, trung bình là 670g.
Chiều dài xương mũi thai nhi 24 tuần cũng là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ. Theo Nghiên cứu Độ dài xương mũi của thai nhi ở tuổi 19-26 tuần tại Việt Nam của Trung tâm Medic Thành phố Hồ Chí Minh, chiều dài xương mũi thai nhi 24 tuần sẽ nằm trong khoảng từ 5,93 – 7,57 mm.
Vậy là mẹ đã biết thai 24 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; chiều dài xương mũi thai 24 tuần là bao nhiêu rồi. Mẹ đọc tiếp để biết về thai 24 tuần phát triển như thế nào nhé!
>> Mẹ có thể quan tâm Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần
Mục Lục
2. Thai nhi 24 tuần phát triển như thế nào?
Mẹ đang tự hỏi thai nhi 24 tuần phát triển như thế nào? Sau đây là câu trả lời cho mẹ:
- Khuôn mặt của bé đang được hình thành:
Khuôn mặt của bé tuy còn nhỏ xíu nhưng gần như đã hình thành đầy đủ, hoàn chỉnh cả lông mi, lông mày và tóc.
- Thai 24 tuần sẽ có mái tóc màu gì?
Hiện tóc của bé có màu trắng vì chưa có sắc tố.
- Da của con bắt đầu mờ dần do quá trình tích mỡ dưới da đã bắt đầu.
- Thính giác của thai 24 tuần:
Những ngày này, bé có thể nghe được gì? Thai nhi có thể nghe thấy tất cả các loại âm thanh: không khí thở ra từ phổi, những tiếng ọc ọc của dạ dày và ruột, giọng nói của ba mẹ; tiếng còi inh ỏi, tiếng chó sủa hay tiếng xe cứu hỏa… Bé sẽ nhận ra giọng nói của bố mẹ khi chào đời.
Thai nhi 24 tuần tuổi biết làm gì?
- Chuyển động:
Nhiều mẹ thắc mắc thai 24 tuần máy như thế nào? Thai nhi 24 tuần tuổi đang phát triển và khỏe mạnh hơn bao giờ hết. Giờ đây mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của con nhiều hơn; tần suất của các cú hích và đá ngày càng gia tăng.
- Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6:
Trong giai đoạn này, bé vẫn còn di chuyển trong tử cung một cách thoải mái; nên tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 6 cũng thay đổi thường xuyên.
- Tai của thai 24 tuần đã phát triển đầy đủ và nghe được âm thanh:
Cơ quan này kiểm soát cảm giác thăng bằng và giúp em bé của mẹ cảm nhận được mình đang nằm nghiêng phải lên hay xuống trong bụng mẹ.
- Thai 24 tuần, phổi đã được hình thành, nhưng chưa sẵn sàng để hoạt động:
Và mặc dù phổi của con được hình thành đầy đủ vào tuần này; nhưng phổi sẽ sẵn sàng hoạt động bình thường ở thế giới bên ngoài chỉ sau khi bắt đầu sản xuất chất hoạt động bề mặt gọi là chất surfactant. Chất này giúp giữ cho các túi khí của phổi căng phồng và em bé sẽ bắt đầu sản sinh ra chất này khi được khoảng 25 tuần. Nếu sinh ra trong thời gian này, bé cần được chăm sóc đặc biệt tại khoa hồi sức và khả năng sống sót không cao.
Vậy mẹ đã biết thai 24 tuần tuổi biết làm gì; và thai 24 tuần máy như thế nào rồi đó!
>> Mẹ có thể quan tâm: Mang bầu song thai (tuần 13-24) và những điều cần lưu ý
3. Thai 24 tuần là mấy tháng?
Nếu thai được 24 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Chỉ còn 3 tháng nữa thôi là mẹ có thể gặp bé rồi. Vậy mẹ đã có thông tin thai 24 tuần là mấy tháng rồi đúng không? Mẹ đọc tiếp phần sau nói đến sự thay đổi trong cơ thể của mình khi thai 24 tuần tuổi nha.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 24 tuần
1. Tóc của mẹ dày và bóng hơn khi mẹ mang thai 24 tuần
Bé không phải người duy nhất trong nhà đang mọc thêm tóc mỗi ngày vì tóc của mẹ cũng dày và bóng hơn bao giờ hết. Không phải do tóc mọc thêm mà bởi sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến tóc ít rụng hơn bình thường. Mẹ mang thai 24 tuần hãy tận hưởng mái tóc dày óng ả này đi nhé vì lượng tóc thêm này sẽ rụng bớt sau khi sinh con.
2. Mẹ sẽ thấy khó di chuyển, vận động hơn
Mẹ mang thai 24 tuần cũng thấy mình không thể di chuyển dễ dàng như trước đây. Tuy vậy, việc duy trì tập thể dục sẽ không ảnh hưởng gì trừ khi bác sĩ khuyến cáo, nhưng cần tuân theo một vài quy tắc an toàn: Đừng tập khi đang cảm thấy mệt mỏi quá mức và dừng lại nếu cảm thấy đau, chóng mặt, khó thở.
Không nằm ngửa khi thai 24 tuần, tránh những môn thể thao có va chạm cũng như bất kỳ bài tập nào khiến mẹ dễ mất thăng bằng. Nên uống nhiều nước, dành thời gian cho cả hai giai đoạn khởi động và thả lỏng.
Khi kiểm tra đường huyết ở tuần thứ 24-28, bác sĩ có thể sẽ lấy thêm một ống máu để xét nghiệm xem mẹ có bị thiếu máu không. Nếu xét nghiệm máu cho thấy mẹ bị chứng thiếu sắt, một trong những dạng phổ biến nhất của thiếu máu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị uống bổ sung sắt.
3. Hội chứng ống cổ tay
Cảm giác ngứa ran và tê khó chịu mẹ mang thai 24 tuần nhận thấy ở cổ tay và ngón tay thường liên quan đến công việc đòi hỏi chuyển động lặp đi lặp lại; chẳng hạn như đánh máy. Song nếu bị hội chứng ống cổ tay khi mang thai, có thể vì một lý do khác.
Tình trạng sưng phù rất phổ biến trong thời kỳ mang thai. Chất lỏng sẽ tích tụ ở chi dưới của mẹ rồi “phân phối” cho phần còn lại của cơ thể; bao gồm cả bàn tay. Khi mẹ nằm, mẹ sẽ gây áp lực lên dây thần kinh chạy qua cổ tay. Vì thế, mẹ sẽ thấy tê, ngứa ran hoặc đau âm ỉ ở ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay.
Mẹ có thể giảm bớt cảm giác này bằng cách: không gối đầu trên tay khi ngủ, kê gối cho tay khi ngủ; lắc tay vận động cho bớt mỏi. Nếu việc chơi đàn piano hoặc đánh máy làm hội chứng ống cổ tay nặng hơn, mẹ cần hạn chế. Tuy nhiên, hội chứng này có thể biến mất sau khi mẹ sinh con.
>> Mẹ có thể quan tâm: Tam cá nguyệt thứ 2 và những điều mẹ cần biết
4. Táo bón
Thai 24 tuần tuổi càng lớn càng chèn ép các cơ quan lân cận như đại trực tràng nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần uống 2 lít nước/ngày; ăn thực phẩm nhuận tràng như đu đủ, rau lang, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay…
Mẹ đã bắt đầu tìm tên cho con chưa? Chọn tên là quyết định quan trọng, nhưng cũng là một công việc vui vẻ nữa. Mẹ có thể tham khảo tiểu sử gia đình, các địa danh ưa thích, hoặc các nhân vật tiểu thuyết, trong bộ phim yêu thích. Mẹ cũng có thể tham khảo gợi ý đặt tên cho con của MarryBaby để có ý tưởng cho những cái tên hay và ý nghĩa.