Thai 22 tuần nặng bao nhiêu? phát triển hơn trước rất nhiều
Thai 22 tuần nặng bao nhiêu? phát triển hơn trước rất nhiều
Khi thai bước sang tam cá nguyệt thứ 2, bé yêu đã phát triển hơn trước rất nhiều, các cơ quan cơ thể trẻ đã hình thành phát triển đầy đủ. Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là quan tâm của nhiều mẹ bầu.
Thai 22 tuần nặng bao nhiêu, bé phát triển thế nào?
– Tuần 22, bé nặng khoảng từ 360 – 500 gram, kích thước chiều dài tính từ đầu đến gót chân khoảng 27-30cm, tương đương với một trái đu đủ nhỏ. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
– Lúc này làn da của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ dày, tác dụng của lớp lông tơ sẽ giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể cho trẻ. Da của bé có nhiều nếp nhăn chưa căng phồng do bé chưa lên cân nhiều.
– Mi mắt và lông mày của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đôi mắt bé đã có hình dáng nhưng con ngươi thiếu sắc tố.
– Các đốt sống liên kết nhau để tạo thành cột sống bảo vệ tủy sống.
– Lá lách và các mạch máu tại phổi cũng đang phát triển để bé dễ thở hơn.
– Từ tuần 22, các cử động của thai nhi cũng đã trở nên rõ ràng do các dây thần kinh liên kết với nhau thành một khối hoàn chỉnh. Lúc này bé có thể uốn mình, quẫy đạp, mẹ cũng cảm nhận rõ những chuyển động của con yêu, dưới lớp da bụng của mình.
– Các giác quan cảm nhận sự di chuyển của bé đã phát triển đầy đủ, bé cảm nhận được những chuyển động của mẹ, nhạy cảm với âm thanh bên ngoài, giọng nói của mẹ, tiếng âm nhạc, tivi… Đây chính là thời điểm tuyệt vời để mẹ có thể trò chuyện với con yêu, đọc truyện cho con nghe, cho bé nghe nhạc…
Cơ thể mẹ có thay đổi gì trong tuần mang thai này?
Trong 9 tháng thai kỳ thì thời điểm này, có thể nói là giai đoạn thoải mái, dễ chịu nhất. Mẹ bầu đã qua giai đoạn nghén, thích nghi hơn với việc mang thai, cũng chưa bị quá khệ nệ như thời điểm tam cá nguyệt cuối.
Mẹ sẽ thấy, cùng tuần thai nhưng có mẹ bụng nhỏ, có mẹ bụng to, đây là chuyện bình thường, mẹ không có gì phải lo lắng. Tốc độ phát triển của từng bé khác nhau, chỉ cần mẹ cần đảm bảo thai nhi vẫn đang khỏe mạnh, phát triển ổn định.
Hiện tượng phù nề có thể đã xuất hiện. Nguyên nhân là do sự chèn ép của thai nhi xuống khu vực thân dưới khiến lưu thông máu chậm hơn, cùng những thay đổi hóa chất trong máu gây ra hiện tượng trữ nước trong cơ thể. Mẹ hãy chú ý ở tư thế của mình. Lúc nằm, nên nằm nghiêng về bên trái, khi ngồi thì kê cao chân, duỗi chân thẳng tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài ở một tư thế. Nếu tình trạng phù nề xảy ra nghiêm trọng, nên đi khám vì đây có thể là dấu hiệu hiện tượng tiền sản giật nguy hiểm cho mẹ bầu.
Mẹ cần làm gì trong tuần mang thai 22?
– Tiêm phòng uốn ván: Đây cũng là thời điểm mẹ cần tiêm mũi uốn ván đầu tiên trong thai kỳ (nếu mẹ chưa tiêm), mẹ bầu cần tiêm 2 mũi uốn ván, mũi 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng.
– Đây là một trong những mốc siêu âm quan trọng của mẹ bầu. Thời điểm này bác sĩ có thể phát hiện được những bất thường, dị tật bẩm sinh ở thai dễ hơn so với các tuần thai sau. Và khi phát hiện những bất thường, bác sĩ cần tiến hành các xét nghiệm quyết định nên bỏ thai hay không.
– Duy trì chế độ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý với thực đơn phong phú, bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C tăng đề kháng cơ thể.