Tên miền là gì? Tổng quan thông tin về tên miền và những điều bạn nên biết!
Kể từ khi có khái niệm về website thì định nghĩa domain hay tên miền cũng được ra đời kèm theo đó. Vậy tên miền là gì? Chúng ta có thể hình dung nếu xem website là 1 ngôi nhà thì tên miền chính là địa chỉ nhà. Vậy nên, domain là thứ không thể thiếu trong bất kỳ website nào. Sau đây, Carly xin được giới thiệu cho quý vị về phần quan trọng nhất của mọi website – Domain.
Mục Lục
Tên miền là gì?
Để trả lời cho câu hỏi “tên miền là gì”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mạng lưới Internet. Trong thế giới siêu rộng lớn của internet, làm sao để mọi người biết đến bạn, ghi nhớ và có thể trao đổi với bạn? Nếu như đối với ngoài thực tế, bạn luôn cần đầy đủ các thông tin như tên, địa chỉ… thì bất kỳ website nào cũng sẽ cần điều tương tự.
Và website của bạn cũng cần một địa chỉ như vậy, đó là domain, là tên miền. Tên miền sẽ giống như địa chỉ nhà bạn vậy, nó là duy nhất, không trùng lặp.
Tên miền là một địa chỉ vật lý hay tên gọi của một website khi nó hoạt động trên mạng internet. Ví dụ: Google.com, Facebook.com, Vnexpress.net đều là các tên miền
Chúng ta đều biết, internet là mạng lưới máy tính toàn cầu, do hàng triệu máy tính kết nối với nhau. Khác với các tổ chức khác được phân theo nhiều cấp, mạng internet chỉ có một cấp.
Các máy tính dù lớn, nhỏ, mạnh hay yếu khi kết nối vào internet đều bình đẳng với nhau. Do được thiết lập cách tổ chức như vậy nên trên internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ khác với cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.
Về mặt kỹ thuật, địa chỉ internet (IP) đang được sử dụng hiện tại (IPv4) có 32 bit, nó được chia thành 4 Octet (mỗi Octet gồm 8 bit, tương đương 1 byte). Cách đếm đều từ trái qua phải, từ bit 1 cho đến bit 32. Các Octet này cách nhau bởi dấu chấm (.) và được biểu hiện ở dạng thập phân có đầy đủ 12 chữ số.
Ví dụ một địa chỉ là 103.101.162.183
Do người dùng không thể nhớ được địa chỉ dạng số dài như vậy nên để thay thế cho địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên khác. Tên này dễ nhớ hơn, dễ hiểu hơn, và thường có ý nghĩa nào đó. Và domain được sinh ra để làm điều này.
Cấu trúc của tên miền
Tên miền bao gồm các thành phần cấu tạo xếp liền nhau và cách nhau bởi dấu chấm “.”. Ví dụ, carly.com.vn là tên miền máy chủ Web của công ty tôi, gồm:
- Thành phần thứ nhất “carly” là tên của máy chủ
- Thành phần thứ hai “com” thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level)
- Thành phần cuối cùng “vn” là tên miền mức cao nhất (Top Level Domain Name).
Tên miền mức cao nhất (Top-Level Domain)
Tên miền mức cao nhất (Top-Level Domain “TLD”) là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name.
TLD gồm 2 loại:
- ccTLD – country-code Top-Level Domain: là loại tên miền cấp cao nhất phân theo quốc gia. Loại này là các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166. Như ccTLD ở Việt Nam là “vn”, Anh quốc là “uk” v.v…
- gTLDs – generic Top-Level Domain: là loại tên miền cấp cao chung, thường theo các lĩnh vực (kinh doanh, giáo dục…), chứ không theo tên quốc giá như loại trên (ccTLD). Ví dụ điển hình là .com, .org, .edu, .gov
Tên miền mức hai (Second Level)
Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên.
Ví dụ tại Việt Nam, cơ quan quản lý là Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC) định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn…
Các loại domain phổ biến hiện nay
Các thông tin về domain, không chỉ mỗi câu hỏi “tên miền là gì”, các bạn cũng nên biết rằng, tên miền cũng được chia ra nhiều loại. Khi mua tên miền bạn cần tìm hiểu một số loại thông tin tên miền thông dụng. Tùy vào từng mục đích mà bạn lựa chọn tên miền sao cho phù hợp. Dưới đây là các tên miền quốc tế phổ biến nhất hiện nay cũng như ý nghĩa của từng loại tên miền để bạn nắm rõ:
1. Tên miền .com
Đây là loại tên miền phổ biến nhất hiện nay, chiếm tới gần 50%. Bạn thường thấy ở các trang web lớn như google.com, facebook.com. Commercial nghĩa là thương mại, phù hợp với mọi đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
2. Tên miền .net
Phổ biến tiếp theo sau tên miền .com là tên miền .net. Đây là viết tắt của từ network. Tên miền này dùng cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ về website và internet. Bên cạnh đó cũng có nhiều trang web khác cũng sử dụng tên miền .net cho trang của mình.
3. Tên miền .gov
Chính là từ viết tắt của government – chính phủ. Website chính thức của chính phủ hoặc tổ chức liên quan đến chính phủ mới sở hữu tên miền này. Tùy thuộc vào khu vực và quốc gia sẽ có thêm tên miền viết tắt của nước đó như .gov.vn.
4. Tên miền .org
Đây là tên gọi viết tắt của từ organization hay còn gọi là tổ chức. Những tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ,… đều sử dụng tên miền này.
5. Tên miền .edu
Còn đây là viết tắt của từ education nghĩa là giáo dục. Những trang web liên quan đến giáo dục đều sở hữu tên miền .edu.
6. Tên miền .info
Info là tên viết tắt của từ information – thông tin. Những trang web sở hữu tên miền .info đa phần là kho dữ liệu khổng lồ. Do đó các website này thường lưu trữ các thông tin và tài nguyên nhất định.
7. Các tên miền khác
Và còn rất nhiều tên miền quốc tế khác để bạn lựa chọn cho phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn. Gần đây do xu hướng phát triển của ngành blockchain và tiền kỹ thuật số, nên tên miền .io cũng dần trở lên phổ biến.
>> Tìm hiểu thêm về Các loại tên miền
Subdomain là gì?
Subdomain (tên miền phụ) là phần bổ sung cho tên miền chính. Nó thường được cài đặt miễn phí và có thể hoạt động như một tên miền thông thường. Sub Domain cho phép người dùng tạo nhiều website khác nhau bằng việc thêm các tên miền phụ thuộc tên miền chính. Điều này giúp các doanh nghiệp giảm khá nhiều chi phí cho việc đăng ký tên miền và lập website mới. >> Tìm hiểu thêm về subdomain tại đây.
Khác biệt giữa Domain và Subdomain
Domain là tên miền chính phải đăng ký hay còn gọi là Addon Domain. Nó hỗ trợ người dùng tạo và chạy nhiều website trên cùng một hosting. Nói một cách đơn giản thì Domain là tên website được lập ra nhằm phân biệt với website khác.
Subdomain là tên miền phụ của tên miền chính. Nó có thể sử dụng như một tên miền với đặc điểm nhận dạng là có tiền tố đứng liền trước tên miền chính.
Ví dụ: Tên miền chính của Carly là carly.com.vn thì tên miền phụ – Subdomain có thể là sub.carly.com.vn hay apps.carly.com.vn vân vân.
DNS là gì?
DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền cho Internet, được ra đời vào năm 1984. Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng sang một địa chỉ IP (toàn các chữ số) ứng với tên miền đó và ngược lại.
DNS gần giống như một danh bạ trong máy điện thoại, thay vì cần nhớ số điện thoại với nhiều con số, bạn chỉ cần nhớ tên chủ nhân của số điện thoại đó. Ở đây, số điện thoại sẽ tương ứng với địa chỉ IP của website, còn tên chủ nhân chính là tên miền của website đó.
Domain và những ảnh hưởng tới việc kinh doanh của bạn
Càng ngày càng nhiều các công ty được thành lập và không thể tránh khỏi sự trùng lặp giữa lĩnh vực hoạt động cũng như tên của các công ty. Nếu bạn không nhanh chân, các đối thủ của bạn sẽ đăng ký mất tên miền của bạn và bạn sẽ không thể làm gì hơn là chọn cho mình một tên miền khác không đúng với ý mình. Hãy kiểm tra tên miền của bạn và đăng ký ngay lập tức vì:
- Tên miền có khả năng góp phần bảo vệ thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp bạn
- Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm tên, địa chỉ web trong các công cụ tìm kiếm
- Thuận lợi hơn trong các hoạt động quảng cáo, chiến dịch marketing online
- Có khả năng cung cấp địa chỉ email người dùng, giúp bạn có kho dữ liệu khách hàng tuyệt vời.
- Góp phần quảng bá thương hiệu rộng rãi và giúp khách hàng khắc sâu hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.
- Động lực phát triển của hình thức kinh doanh online, nơi thúc đẩy trực tiếp số lượng đơn đặt hàng online.
Quy tắc đặt tên miền hợp lệ
Tên miền được đặt theo nguyên tắc sau để đảm bảo tính hợp lệ.
- Tên miền phải được đặt trong phạm vi 63 ký tự bao gồm cả phần mở rộng
- Tên miền chỉ gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-)
- Không sử dụng ký tự đặc biệt khi đặt tên miền
- Không thể bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-)
Hiện tại có hơn 350 triệu tên miền đã đăng ký và hàng ngàn lượt đăng ký thêm mỗi ngày. Điều này có nghĩa là tất cả những tên tốt đã hoặc sẽ được đăng ký sớm khiến người dùng mới khó có thể chọn được tên miền ưng ý cho website của họ.
Lưu ý, bạn nên chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền hết thời hạn sử dụng. Thực tế, người dùng phải tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí. Ví dụ nổi tiếng là gã khổng lồ Google cũng đã từng bị mua mất tên miền vào năm 2015. Google đã tiết lộ số tiền hãng trả cho Sanmay Ved (người đã vô tình mua được tên miền Google.com với mức giá hời) là 6.006,13 USD. Con số này được tăng lên gấp đôi 12.012,26 khi Google biết số tiền này được Sanmay Ved từ thiện cho một tổ chức từ thiện Ấn Độ có tên là “The Art Living Indian”.
Một số lưu ý khi đặt tên miền
Ngoài việc đáp ứng những tiêu chí như trên để đảm bảo tính hợp lệ, thì việc đặt tên miền cũng cần theo những nguyên tắc bổ sung để tăng tính hiệu quả trong việc hỗ trợ làm marketing online.
Dưới đây là một số mẹo nhanh để giúp bạn chọn một tên miền cho trang web của bạn.
- Với website thông thường, nên chọn tên miền có phần mở rộng .com vì đây là loại tên miền phổ biến nhất, dễ nhớ và dễ quảng bá.
- Hãy chắc chắn rằng phần tên ngắn và dễ nhớ.
- Tên miền nên dễ phát âm và đánh vần.
- Không sử dụng số hoặc dấu gạch nối tránh nhầm lẫn, khó viết sai.
- Tên miền nên liên quan đến tên chủ thể và lĩnh vực hoạt động.
Cách kiểm tra tên miền đã đăng ký chưa
Thực tế, kiểm tra tên miền đã được đăng ký chưa là một việc rất quan trọng. Nó đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp rắc rối khi đăng ký tên miền đã có chủ sở hữu. Việc kiểm tra tên miền kỹ lưỡng còn đảm bảo chọn được một tên miền đẹp, phù hợp với mục đích của chủ sở hữu, phù hợp với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu và đảm bảo các tiêu chí hiệu quả kinh doanh trên nền web sở hữu tên miền đó.
Khi bạn thích một tên miền nào đó, bạn không thể đi mua hay đăng ký tên miền đó ngay bởi có thể tên miền đẹp đó đã có người sở hữu rồi. Để biết điều này, bạn cần phải kiểm tra tên miền đã được đăng ký hay chưa.
Có 2 nơi tin cậy để check:
- Check tên miền Việt Nam tại website của Trung tâm internet – Bộ thông tin truyền thông (VNNIC)
- Check tên miền quốc tế tại Tổ chức quản lý tên mền quốc tế (ICANN)
Các bước kiểm tra tên miền trên VNNIC
- Bước 1: Truy cập vào đường link của: Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC
- Bước 2: Tại giao diện trang chủ, điền tên miền muốn kiểm tra vào mục tra cứu bên ngoài giao diện rồi nhấn Enter.
- Bước 3: Sau khi chuyển qua giao diện mới, bạn chỉ cần xác nhận mã Captcha rồi nhấn tìm kiếm.
- Bước 4: Ngay sau đó, VNNIC sẽ đưa ra thông tin cụ thể về tên miền đã có doanh nghiệp, cá nhân đăng ký sử dụng hay chưa.
Nếu tên miền chưa được cấp phát, bạn có thể tiến hành đăng ký tên miền đó.
Bên cạnh những tên miền quốc tế như “.com” hoặc “.net”, người dùng còn có thể sử dụng một số những địa chỉ tra cứu thông tin tin cậy như Whois.net hoặc Whois.com.
>> Tìm hiểu thêm về cách tra cứu tên miền
Cách đăng ký tên miền cho một website
Sau khi đã kiểm tra xem tên miền đã được đăng ký chưa thì bây giờ, chắc chắn bạn rất muốn đăng ký tên miền cho website của mình rồi. Thế nhưng, liệu bạn là biết đăng ký tên miền đúng cách, có lợi nhất và quảng bá công ty của mình rộng rãi nhất chưa?
Tôi sẽ thảo luận nội dung đó trong phần tiếp theo đây.
Xác định giá trị của tên miền là yếu tố sống còn
Xác định giá trị của tên miền thể hiện ở chỗ bạn sẽ nhớ ngay ra tên miền đó khi ai đó muốn tìm kiếm một website. Ví dụ, nếu bạn muốn truy cập vào trang web của một Công ty ABC bạn có các cách phổ biến như gõ địa chỉ www.ABC.com hoặc www.ABC.com.vn. Do tên miền .com và .com.vn rất quen thuộc với chúng ta
Tuy nhiên, ngoài 2 tên miền phổ biến trên, còn có rất nhiều tên miền khác. Khi sử dụng chúng, có thể bạn sẽ gặp phải những vấn đề mà tôi kể dưới đây:
- Nếu bạn sử dụng tên miền khác, một lượng khách hàng tiềm năng có thể bị mất đi vì họ sẽ có khuynh hướng rất tự nhiên và theo thói quen là truy cập vào trang web theo 2 tên miền phổ biến là .com và .com.vn.
- Nếu công ty bạn chưa sử dụng tên miền này thì rất có thể nó sẽ bị mua bởi một kẻ có ý đồ xấu, muốn lập ra một trang web, sau đó tung tin làm công ty bạn bị thiệt hại về mặt uy tín. Cuối cùng, bạn phải bó tiền ra mua lại tên miền với giá cao.
- Bạn chưa sử dụng tên miền đó nên đối thủ cạnh tranh đã tranh thủ thời cơ mua nó và tạo ra trang web để đưa tin không đúng làm công ty bạn gặp khó khăn.
- Một cách để xây dựng uy tín công ty là lập trang web có tên miền theo tên công ty của bạn. Nếu bạn không làm được điều này, uy tín của công ty sẽ bị giảm sút.
Việc sử dụng đúng tên miền cũng là một cách đăng ký tên miền website hiệu quả, nó sẽ làm tăng số lượng khách hàng tiềm năng và tăng uy tín cho công ty của bạn, hạn chế những rủi ro không đáng có.
Lựa chọn đuôi tên miền hợp lý cũng là một cách đăng ký tên miền hiệu quả
Đăng ký tên miền thì nên chọn đuôi là “.com”, “.net” hay “.org”?
Carly xin được trả lời như sau: nếu bạn sử dụng tên miền đó vào mục đích kinh doanh thì TLD của bạn phải là “.com”, không nên có ngoại lệ. Tất cả mọi người đều nhớ đến “.com” trước tất cả các loại “DOT” khác.
Nếu bạn đang sử dụng một tên miền “.net” và cố gắng quảng cáo thương hiệu của mình, chẳng hạn nếu bạn sử dụng tên miền ABC.net và cố gắng làm cho mọi người nhớ đến tên công ty của mình qua cụm từ “ABC”.
Chúng tôi xin cam đoan rằng, sẽ có rất nhiều người sẽ nhập tên miền là ABC.com hay ABC.com.vn thay vì ABC.net. Và bạn có thể đang làm giàu cho đối thủ của mình chứ không phải cho công ty bạn. Còn một điều nữa, nếu người truy cập quên không gõ vào trình duyệt của họ phần đuôi (TLD) thì bất cứ mọi trình duyệt nào hiện nay điều mặc định thêm vào phần đuôi “.com”.
Hơn 80% khả năng là bạn sẽ không đăng ký được tên miền theo tên công ty của mình. Lý do là hiện nay có rất nhiều công ty có tên trùng nhau. Thậm chí, nhiều đối thủ sừng sỏ còn đang tìm cách mua tên miền có tên công ty của bạn. Để làm gì? Tất nhiên là để hạn chế đối thủ cạnh tranh trên internet của họ rồi. Tuy nhiên, nếu không còn tên thương hiệu của mình cũng không sao. Bạn có thể suy nghĩ đến phương án chọn sản phẩm của mình và thêm bớt một vài từ ghép. Đương nhiên, cách nhanh nhất để đăng ký tên miền đó là liên hệ với chúng tôi – Carly để được sự tư vấn tốt nhất.
Điều cuối cùng không thể thiếu, bạn sẽ cần một địa chỉ mua tên miền uy tín, chất lượng nhất. Carly đã có một bài viết riêng về chọn mua tên miền ở đâu tốt nhất. Còn nếu muốn thực sự tiết kiệm chi phí, bạn có thể quan tâm đến việc chọn mua tên miền miễn phí.
Trên đây là tất tần tật các thông tin có liên quan đến domain. Nếu bạn còn thắc mắc “tên miền là gì” thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ tư vấn của Carly luôn sẵn lòng giải đáp cụ thể các vấn đề thắc mắc của quý vị.