Telnet là gì? Tìm hiểu chi tiết về Telnet
Máy tính của tôi dùng Windows 7 sẽ có sẵn Telnet hay cần phải cài đặt?
Ngoài SSH thì còn giao thức nào để thay thế cho Telnet nữa không?
Tại sao người ta dùng SSH để thay thế cho Telnet?
Vì sao Telnet lại không có độ bảo mật cao?
Nhược điểm của Telnet và sự ra đời của giao thức SSH
Lịch sử phát triển của Internet đã chứng kiến sự ra đời của rất nhiều giao thức. Nhưng bạn có biết đâu là giao thức đầu tiên được sử dụng không? Đó chính là Telnet. Vậy Telnet là gì? Hãy cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé?
Mục Lục
Telnet là gì?
Khái niệm và tên gọi Telnet
Telnet được viết tắt bởi các cụm từ “teletype network“, “terminal network” hay “telecommunications network“. Dù có nhiều tên gọi gốc nhưng suy cho cùng đều có “tele” và “network” – chỉ sự liên quan mật thiết với viễn thông.
Nhìn chung, những nhiệm vụ của giao thức Telnet khá đơn giản bao gồm cung cấp kết nối từ xa, chịu trách nhiệm gửi các lệnh hoặc dữ liệu từ hệ thống mạng để điều chỉnh, thay đổi các thiết bị theo nhu cầu sử dụng.
Trước đây, Telnet thường được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm hoặc những ai muốn dùng các ứng dụng, dữ liệu cụ thể đặt tại một máy chủ từ xa.
Trong mạng Internet, Telnet còn được dùng để quản lý những thiết bị khác nhau như máy chủ, PC, IoT, router, camera, switch, Linux, Windows, tường lửa,…
Telnet là gì?
Lịch sử ra đời của Telnet
Telnet lần đầu tiên được giới thiệu và sử dụng vào năm 1969. Sự xuất hiện của Telnet đánh dấu một bước ngoặt to lớn của công nghệ lúc bấy giờ. Telnet đã giúp các thiết bị máy tính thời kỳ đó có thể được quản lý và sử dụng từ xa thông qua mạng máy tính.
Những công dụng và lợi ích của Telnet
- Telnet được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau trên server như chỉnh sửa file, chạy các chương trình, kiểm tra email.
- Có thể tự cung cấp cho nhiều hệ điều hành khác nhau
- Thông qua việc dùng Telnet để truy cập vào dữ liệu công cộng. Người dùng có thể chơi game, xem tin tức hoặc dự báo thời tiết ở các khu vực
Telnet hoạt động như thế nào?
Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của Telnet
Là giao thức đầu nên cấu trúc vẫn còn khá đơn giản với mô hình Client-Server. Trong đó sẽ bao gồm khách hàng (Client) và máy chủ (Server). Phía Server sẽ cung cấp các dịch vụ Telnet để kết nối ứng dụng Telnet của máy Client.
Máy Client phải xác định rõ cổng Telnet vì phía máy chủ Telnet sẽ lắng nghe cổng TCP 23 để xác định Telnet nhưng vì một vài nguyên nhân, cổng này có thể bị thay đổi.
Người dùng kết nối từ xa với một máy bằng Telnet (việc này được gọi là Telneting). Có thể sử dụng các dòng lệnh trực tiếp bằng máy tính từ xa sau khi đăng nhập. Địa chỉ IP sẽ luôn khớp với máy tính đó bất kể vị trí địa lý của người dùng.
Nguyên lý hoạt động của Telnet
Một số lệnh cơ bản của Telnet
Dưới đây là một số lệnh cơ bản khi sử dụng Telnet
- cd: Dùng để đổi từ thư mục này sang thư mục khác
- Pwd: Cho biết vị trí hiện tại của hệ thống, ví dụ như bạn đang ở thư mục nào
- Is-a: Lệnh liệt kê tất cả các file, ngay cả các file bị ẩn
- Is-I: Lệnh liệt kê các file chi tiết
- Is-Ia: Lệnh liệt kê các file thông dụng
- các – Lệnh dùng để xem và đọc một file bất kỳ
- mkdir – Tạo một file mới
- rmdir: Lệnh xóa một folder bất kỳ.
- cp: Lệnh sao chép một file hoặc folder.
- mv: Lệnh thay đổi tên của file hay folder, hoặc di chuyển chúng sang vị trí mới.
- rm: Lệnh dùng để xóa một file hoặc folder bất kỳ.
- grep: Lệnh dùng để tìm kiếm một từ hoặc một dòng trong tập tin.
- tar: Lệnh dùng để nén hoặc giải nén các file từ một gói tập tin.
- zip: Nén file hay folder.
- unzip: Giải nén các tập tin nén (file có đuôi zip).
Nhược điểm của Telnet và sự ra đời của giao thức SSH
Cấu trúc của Telnet vẫn còn nhiều thiếu sót nên không thể đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghệ trong thời buổi hiện đại
- Vấn đề bảo mật trở thành một hạn chế lớn của Telnet. Bản chất của giao thức này vốn không an toàn và cũng không được mã hóa, điều này khiến Telnet trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công đến từ hacker. Thông qua cách giám sát kết nối người dùng, kẻ xấu có thể đánh cắp tên người dùng và mật khẩu hoặc các thông tin cá nhân. Từ đó sẽ truy cập dễ dàng vào thiết bị của người dùng.
- Với những người vừa bắt đầu, Telnet không dễ sử dụng dù nó có cấu trúc đơn giản
- Giao thức của Telnet không có đồ họa. Chỉ có giao diện rất thô sơ và màn hình hiển thị của Telnet còn khá chậm chạp
Sự hạn chế của Telnet là lý do giao thức SSH đã được ra đời. Ngày nay, SSH là giao thức chủ yếu các quản trị viên mạng. SSH được sử dụng để quản lý các máy tính Linux và Unix từ xa và cải thiện tình hình của Telnet đó là việc xác thực và bảo mật các dữ liệu mã hóa mạnh hơn. Điều này sẽ giúp máy tính trên một mạng có độ tin cậy cao hơn.
Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Telnet trong windows 10
Cài đặt Telnet
Đối với máy tính sử dụng windows 10 sẽ không hỗ trợ sẵn Telnet. Nhưng nếu bạn vẫn muốn sử dụng giao thức này thì hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở Control Panel bằng cách nhấn tổ hợp phím Start+R, rồi nhập control và nhấn Enter.
Bước 2: Sau khi cửa sổ Control Panel xuất hiện, chọn mục Programs như hình.
Bước 3: Trong cửa sổ kế tiếp, bạn chọn Turn Windows features on or off.
Bước 4: Tại cửa sổ Windows Features, chọn Telnet Client, sau đó nhấp chọn OK.
Cuối cùng hãy đợi quá trình cài đặt hoàn tất.
Sử dụng Telnet
Sau khi đã cài đặt Telnet Client, người dùng có thể khởi động nó từ CMD (nhấn tổ hợp phím Start+R rồi nhập CMD để mở) sau đó gõ lệnh Telnet như hình.
Ngoài ra còn có thể khởi động Telnet bằng chức năng tìm kiếm của Windows
Cách kết nối đến máy chủ Telnet
Để kết nối đến máy chủ Telnet, bạn phải chạy lệnh: o servername [port]
Đối với số cổng của lệnh không bắt buộc. Nếu bạn không nhập, cổng mặc định 23 sẽ được sử dụng.
Cuối cùng là dùng các lệnh Telnet đã được nêu bên trên để sử dụng.
Dù Telnet đã ra đời nhiều năm nhưng đến nay vẫn được sử dụng bởi nhiều người. Qua bài viết hy vọng các bạn có thể hiểu rõ về quá trình hình thành cũng như cách cài đặt giao thức Telnet.
FAQs về Telnet
Vì sao Telnet lại không có độ bảo mật cao?
Khi mạng mới phát triển, vấn bảo mật chưa được ưu tiên hàng đầu và gần như có thể nói không được quan tâm do chưa xuất hiện nhiều rủi ro lớn. Tuy nhiên khi lượng người dùng tăng lên, mạng máy tính trở nên phổ biến thì tính bảo mật của Telnet cũng bắt đầu xuất hiện nhiều lỗ hổng như dữ liệu không được mã hóa mà chỉ truyền dạng văn bản thuần túy,..
Tại sao người ta dùng SSH để thay thế cho Telnet?
- Telnet là giao thức TCP / IP tiêu chuẩn cho dịch vụ đầu cuối ảo, trong khi SSH hoặc Secure Shell là chương trình đăng nhập vào một máy tính khác qua mạng để thực hiện các lệnh trong một máy từ xa.
- Trong khi Telnet dễ bị tấn công bảo mật thì SSH sẽ giúp người dùng khắc phục nhiều vấn đề bảo mật của Telnet.
- Telnet sử dụng cổng 23 được thiết kế đặc biệt cho các mạng cục bộ, trong khi SSH chạy trên cổng 22 theo mặc định.
- Dữ liệu mà Telnet truyền là dạng văn bản thuần túy trong khi dữ liệu SSH được gửi ở định dạng được mã hóa qua một kênh an toàn.
- Mặc khác, Telnet thích hợp cho các mạng riêng còn SSH phù hợp với các mạng công cộng.
Ngoài SSH thì còn giao thức nào để thay thế cho Telnet nữa không?
Ngoài SSH chúng ta vẫn còn một số giải pháp khác thay thế cho Telnet như:
RDP: Dù cần nhiều băng thông mạng hơn nhưng đổi lại, RDP cung cấp cho người dùng một trải nghiệm desktop hoàn chỉnh và toàn diện.
VNC: một lựa chọn thay thế mã nguồn mở tương tự như RDP. Giao thức này cung cấp desktop từ xa, tuy nhiên nếu xét về tốc độ thì VNC chậm hơn nhiều so với RDP.
SNMP: được thiết kế để quản lý từ xa đối với các lệnh không tương tác. Tuy nhiên, SNMP chủ yếu được dùng để giám sát các hệ thống từ xa và không hoàn toàn thay thế được Telnet.
Máy tính của tôi dùng Windows 7 sẽ có sẵn Telnet hay cần phải cài đặt?
Khác với Windows XP và Vista, Windows 7 sẽ không được cài đặt sẵn Telnet. Bạn cần kích hoạt chương trình trước khi bắt đầu sử dụng. Các bước kích hoạt sẽ tương tự như đối với Windows 10.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: [email protected]
- Website: www.tino.org
QUẢNG CÁO