TCVN | CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Định hướng sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
Người viết: Trương Vân – Ngày viết: Thứ Bảy, Tháng Một 8, 2022 | 22:56 – Lượt xem: 1198
Trong thời gian triển khai thực hiện thực hiện 02 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa phát sinh một số vấn đề cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, chúng ta đã tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính vì vậy cần phải thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết quốc tế, đặc biệt là các FTA (EVFTA, CPTPP, RCEP…), tạo khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng, đánh giá sản phẩm hàng hòa của Việt Nam.
Sự cần thiết sửa đổi Luật TC&QCKT và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
Chia sẻ về định hướng sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng hoạt động, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn hợp quy cho biết, dựa trên căn cứ pháp lý của Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó, Phụ lục của Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP đã chỉ rõ trách nhiệm của Bộ KH&CN nghệ cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Nghị quyết số 38-2017/NQ-CP ngày 25/4/2017 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian 14, 15 năm triển khai thực hiện thực hiện 02 Luật phát sinh một số vấn đề cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, chúng ta đã tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính vì vậy cần phải thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết quốc tế, đặc biệt là các FTA (EVFTA, CPTPP, RCEP…), tạo khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng, đánh giá sản phẩm hàng hòa của Việt Nam.
Những định hướng sửa đổi hai Luật
Hiện nay trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa có quy định đến hoạt động đánh giá sự phù hợp, công nhận, thừa nhận lẫn nhau và việc phân công trách nhiệm giữa các bộ quản lý chuyên ngành.
Đối với quy định về đánh giá sự phù hợp, hiện nay định nghĩa trong Luật TC&QCKT vẫn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, bên cạnh đó, theo tiêu chuẩn ISO 17029 hoạt động đánh giá sự phù hợp còn mở rộng thêm sang hoạt động kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng, chính vì điều này chúng ta cần phải nghiên cứu để định nghĩa đánh giá sự phù hợp phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về hoạt động công nhận, trong Luật TC&QCKT chỉ giới hạn công nhận chỉ mang cho thử nghiệm, chứng nhận, giám định và hiệu chuẩn. Tuy nhiên hoạt động công nhận cần xem xét được mở rộng đối hoạt động công nhận cho các chương trình công nhận mới, ví dụ như chương trình công nhận thử nghiệm thành thạo, chương trình công nhận đối với tổ chức chất chuẩn…hiện nay trong Luật TC&QCKT chưa quy định nhưng được triển khai.
Liên quan đến Luật TC&QCKT cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn. Mặc dù trong Nghị quyết 78 đã mở rộng đối tượng được xây dựng tiêu chuẩn đến các doanh nghiệp, hiệp hội nhưng tuy nhiên ở trong Luật chưa có nội dung này, chính vì vậy cần Luật hóa nội dung này.
Thứ hai là đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật (thống nhất giữa Luật TC&QCKT và Luật An toàn thực phẩm, Luật Dự trữ, Luật Quy hoạch). Luật An toàn thực phẩm quy định là công bố sản phẩm, nhưng Luật TC&QCKT công bố hợp quy, chính vì vậy cần rà soát thống nhất giữa các luật.
Thứ ba, về quy trình xây dựng, thẩm định, công bố, áp dụng TCVN, QCKT. Hiện nay, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương, sự phối hợp giữa các bộ quản lý chuyên ngành với địa phương chưa được quy định rõ trách nhiệm về nội dung này, chính vì vậy cần chỉnh sửa phù hợp để làm rõ trách nhiệm. Bên cạnh đó, quy chuẩn địa phương theo Luật TC&QCKT các bộ ngành chỉ được có ý kiến, góp ý, thống nhất quy chuẩn kỹ thuật, tuy nhiên thực tế cho thấy quy chuẩn kỹ thuật địa phương bao hàm phạm vi rất rộng và phức tạp, các bộ ngành quản lý đề nghị phải được thẩm định chứ không chỉ có ý kiến.
Thứ tư, về bản quyền tiêu chuẩn quốc tế, quyền xuất bản phát hành tiêu chuẩn.
Thứ năm, về tổ chức, hoạt động của ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, hiện nay theo thông lệ quốc tế việc tham gia ban kỹ thuật phải mở rộng hơn không chỉ giới hạn các doanh nghiệp trong nước, các cơ quan quản lý nhà nước tham gia ban kỹ thuật mà cần sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn quốc tế hoặc công ty liên doanh…
Thứ sáu, về đánh giá sự phù hợp quy định trong Luật TC&QCKT có 8 phương thức đánh giá sự phù hợp, tuy nhiên hiện nay, cần rà soát chỉnh sửa để phù hợp với thực tế. Công bố hợp chuẩn, hợp quy cũng vậy, cũng cần nghiên cứu để xem xét. Về dấu hợp quy, nói đến công nghệ 4.0, chuyển đổi số, áp dụng rất nhiều công nghệ… và để thích ứng với điều này Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế đã ban hành tiêu chuẩn ISO 17030, trong đó quy định về dấu chứng nhận của Tổ chức chứng nhận đã quy định về công nghệ Blockchain, QR code,…Với quy định như vậy, trong Luật TC&QCKT cũng cần thích ứng không chỉ đơn thuần in, dán hay gắn dấu hợp quy.
Cũng theo bà Hương, Luật Chất lượng SPHH, trong thời gian vừa qua từ năm 2016 khi Nghị quyết 19 của Chính phủ ban hành và hiện nay là Nghị quyết 02, Chính phủ đã chỉ đạo rất nhiều liên quan đến giảm danh mục kiểm tra chuyên ngành trong đó có danh mục hàng hóa nhóm 2, với quy định cũng đã chỉnh sửa để đưa vào NĐ 74 tuy nhiên ở trong Luật Chất lượng SPHH cần đưa vào từ luật, trong đó, phải xác định hàng hóa nhóm 2 căn cứ trên cơ sở mức độ rủi ro của hàng hóa để đưa ra biện pháp quản lý cho phù hợp;
Về cơ chế kiểm tra hàng nhập khẩu, trong đó làm rõ cơ chế tiền kiểm, hậu kiểm; quy trình kiểm tra hàng nhập khẩu cũng như việc thừa nhận kết quả ĐGSPH; Về phân công trách nhiệm QLCL SPHH giữa các Bộ, ngành phải được làm rõ theo hướng một sản phẩm phải do một Bộ, ngành quản lý không thể để tình trạng một sản phẩm do nhiều Bộ, ngành quản lý như thời gian vừa qua; Về quy định kiểm soát viên chất lượng, cần rà soát cách thức kiểm định kiểm soát viên, thời gian vừa qua rất nhiều địa phương đã có ý kiến liên quan đến vấn đề này; Về hoạt động đánh giá sự phù hợp (quản lý tổ chức ĐGSPH, tổ chức công nhận, tổ chức đào tạo; chỉ định tổ chức ĐGSPH) liên quan đến 2 Luật, cần rà soát để phù hợp với thông lệ quốc tế;
Về quy định mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc, hiện nay đã được quy định tại NĐ 74 và Truy xuất nguồn gốc đã được đưa vào dự thảo sửa đổi NĐ 74, hiện nay đang được rà soát phù hợp để trình Chính phủ ban hành, tuy nhiên cần đưa vào từ đầu để đầy đủ căn cứ pháp lý, để quản lý thông nhất hoạt động này; Về giải thưởng CLQG cũng cần được rà soát, chỉnh sửa và nghiên cứu sửa đổi hỗ trợ cho các doanh nghiệp đã đạt giải, khuyến khích các doanh nghiệp.
Hà My