Tây Ninh Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính
Bạn đang ở Tây Ninh nhưng chưa biết rằng tỉnh thành mình đang sinh sống có vị trí địa lí như thế nào? Hoặc bạn là người tỉnh khác và muốn tìm hiểu về vùng đất Tây Ninh này? Và cho dù các bạn là ai nếu muốn biết rõ về những đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh Tây Ninh thì hãy cùng khám phá ngay bài viết Tây Ninh Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính và xem thử những kiến thức bổ ích từ bài viết này nhé.
Tây Ninh ở đâu?
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Tổ quốc, Tây Ninh là cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia. Vùng đất Tây Ninh lúc bấy giờ là thuộc vùng Thuỷ Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Day ( Chuồng Voi ) bởi lẽ nơi đây có rừng rậm và nhiều loại động vật dữ cư trú như cọp, voi, beo, rắn… Ngày nay, vùng đất này đã được khai hoang và trở nên phát triển nhờ người Việt phát hiện.
Mã vùng và cách sử dụng mã vùng của tỉnh Tây Ninh
Mã vùng tỉnh Tây Ninh
Để phù hợp với thời đại công nghệ, theo quyết định 2036/QĐ-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, tỉnh Tây Ninh chính thức đổi mã vùng từ 066 sang 0276 từ 7/2017.
Cách sử dụng mã vùng
Sau đây là một số hướng dẫn cách quay số dựa vào mã vùng Tỉnh Tây Ninh kể từ 7/2017
Bạn đang ở nước ngoài : bạn sẽ cần dùng cú pháp dưới đây
00 + 84 + [Mã vùng tỉnh thành] + [Số điện thoại]
[+] + 84 + [Mã vùng tỉnh thành] + [Số điện thoại]
Bạn ở Việt Nam dùng di động : bạn sẽ cần dùng cú pháp dưới đây
0 + [Mã vùng tỉnh thành] + [Số điện thoại]
Bạn ở Việt Nam ngoài tỉnh : bạn sẽ cần dùng cú pháp dưới đây
0 + [Mã vùng tỉnh thành] + [Số điện thoại]
Bạn ở Việt Nam cùng tỉnh : bạn sẽ cần dùng cú pháp dướ đây
[Số điện thoại]
Địa giới tỉnh Tây Ninh
Tỉnh có thành phố Tây Ninh cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về hướng Tây Bắc.
Tây Ninh là vị trí nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, nên ở đây vừa có đặc điểm của một cao nguyên, vừa có sắc thái của vùng đồng bằng, tỉnh Tây Ninh có toạ độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43″ đến 106022’48’’ kinh độ Đông, có vị trí như sau :
-
Phía đông Tây Ninh tiếp giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
-
Phía đông nam Tây Ninh tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh
-
Phía nam Tây Ninh tiếp giáp tỉnh Long An
-
Phía tây và bắc Tây Ninh tiếp giáp các tỉnh Tbong Khmum và Svay Rieng, Campuchia.
Tỉnh Tây Ninh sở hữu đường biên giới dài 240 km cùng 3 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch khác.
Tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên 139,92 km² ,theo điều tra dân số năm 2019 là 257.076 người, mật độ dân số đạt 1.837 người/km². Với tổng dân số đó, toàn tỉnh Tây Ninh là nơi hội tụ sinh sống của 29 anh em dân tộc trong đó đa phần là người Kinh, Khmer, Chăm và một số khác như Mường, Tày, Thái,…
Hành chính tỉnh Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc cấp huyện trong đó có 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện với 94 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã.
Thành phố Tây Ninh được thành lập vào năm 2013 được xếp hạng đô thị loại 3 với 10 đơn vị hành chính gồm 7 phường, 3 xã.
Hai thị xã tại tỉnh Tây Ninh ( Hoà Thành, Tráng Bàng ) với danh hiệu đô thị loại 4 thành lập 2020 có tổng cộng 18 đơn vị hành chính gồm 10 phường và 8 xã.
6 huyện tại tỉnh ( Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu ) gồm tổng cộng 6 thị trấn và 50 xã.
Kinh tế tỉnh Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu quan trọng về quốc tế giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan… Ngoài ra tỉnh Tây Ninh cũng là cầu nối giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long.
Nông nghiệp
Lĩnh vực Nông nghiệp được phát triển và tạo thành thế mạnh cho tỉnh Tây Ninh khi kết quả đạt được xem là khả quan và mang lại nhiều dự án theo đúng tiến độ.
Công nghiệp
Về ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Tây Ninh ngày càng được phát triển và tạo nên nhiều cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên. Nổi bật là các nhà máy mía đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, nhờ đó, người dân Tây Ninh từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh.
Ngành du lịch
Tiềm năng du lịch cũng được tỉnh phát triển khi ở đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử với nhiều đặc trưng độc đáo thu hút khách du lịch. Nổi tiếng nhất ở tỉnh Tây Ninh là lễ hội núi Bà Đen với 2 lần tổ chức mỗi năm: hội xuân Núi Bà và hội Vía Bà. Hơn nữa, Tây Ninh là nơi nối giữa 2 vùng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Phnom Pênh.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những đặc điểm quan trọng về vị trí địa lý và hành chính tỉnh Tây Ninh. Nếu bạn đang có ý định chuyển về đây sinh sống và làm việc thì bài viết về Tây Ninh Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính giúp bạn có thể có nhiều thông tin mới.