Tất tần tật về phần mềm quản lý hệ thống là gì mà bạn cần biết
Phần mềm quản lý hệ thống là gì? bạn đã hiểu về phần mềm quản lý hệ thống thông tin công ty chưa? Đâu là những phần mềm quản lý hệ thống tốt nhất cho Doanh nghiệp?
Quản lý hệ thống chưa phải là khái niệm quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Thông thường, các công ty công nghệ chú trọng đầu tư hơn cho những phần mềm quản lý hệ thống. Sử dụng phần mềm giúp vận hành doanh nghiệp thông minh và tiết kiệm hơn. Hãy tìm hiểu và cân nhắc sử dụng theo nhu cầu công ty của bạn
Phần mềm quản lý hệ thống là gì?
Đây là khái niệm nhằm chỉ những ứng dụng cho phép doanh nghiệp áp dụng công nghệ để quản lý các mạng lưới một cách hiệu quả. Mạng lưới ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều loại khác nhau như: hệ thống thông tin, hệ thống phân phối, hệ thống điện/ mạng nội bộ, hệ thống cơ sở dữ liệu,….
Mỗi mạng lưới đều gồm nhiều thành phần khác nhau, bởi vậy việc có một ứng dụng giúp mọi thứ đi vào logic, tự động hoá quy trình quản lý vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian, nhân lực mà còn tăng hiệu quả công việc.
Một số hệ thống phổ biến như:
- Hệ thống phân phối: Những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thường có mạng lưới kênh bán hàng lớn. Mỗi quy trình với từng đối tượng trong kênh này gồm nhiều bước dễ gây nhầm lẫn, mất thời gian nếu không được tự động hoá. Bởi vậy nhiều công ty sử dụng phần mềm quản lý hệ thống phân phối để quản lý toàn bộ quá trình.
- Hệ thống thông tin: Hay còn được gọi là hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Với từng doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu sẽ có những đặc điểm riêng. Thông thường, các doanh nghiệp cần phần mềm để lưu trữ và tối ưu các thông tin này cho hoạt động kinh doanh.
- Hệ thống nội bộ: Những hệ thống liên quan đến vận hành nội bộ thường được liệt kê vào đây như wifi nội bộ, điện,… Phần mềm giúp quản lý hiệu quả các chỉ số liên quan đến vận hành, từ đó hỗ trợ quá trình làm việc của nhân viên.
Phần mềm hệ thống thông tin quản lý là gì?
Phần mềm hệ thống thông tin quản lý giúp các doanh nghiệp nắm bắt và theo dõi hiệu quả hơn luồng thông tin nội bộ và bên ngoài. Sử dụng phần mềm này có thể hỗ trợ việc điều hành một tổ chức, chẳng hạn như giao tiếp, lưu giữ hồ sơ, ra quyết định, phân tích dữ liệu,… Các công ty sử dụng thông tin này để cải thiện hoạt động kinh doanh, đưa ra các quyết định chiến lược và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Các phần mềm quản lý hệ thống của công ty tốt nhất
Microsoft Access – Quản lý cơ sở dữ liệu
Microsoft Access là một phần mềm giúp quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS – Database Management System) hoạt động trên Microsoft Windows. Người dùng đánh giá cao phần mềm hệ thống thông tin quản lý này bởi sự ổn định và quen thuộc.
Một số tính năng cơ bản của phần mềm:
- Tập tin tải lên trên máy chủ được tạo ra bằng cách ứng dụng truy cập MS
- Là hệ thống cơ sở dữ liệu giá rẻ sử dụng trên Internet
- Chủ yếu cho các trang web thương mại điện tử
ACheckin – Quản lý hệ thống nội bộ
ACheckin cung cấp các tính năng chấm công thông minh, quản lý nhân sự, dự án và cung cấp công cụ truyền thông nội bộ. Bên cạnh đó, ứng dụng quản lý hệ thống này còn hỗ trợ quản lý tài sản chung như phòng họp, phòng chức năng và hệ thống nội bộ như wifi.
Một số tính năng nổi bật:
- Quản lý hệ thống phòng chức năng tại công ty: đặt phòng, xem lịch trống,…
- Quản lý hệ thống nội bộ như wifi để tích hợp chấm công
- Quản lý cửa nội bộ, thiết bị thông minh
Fast – Quản lý hệ thống phân phối
Fast là phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống phân phối (DMS – Distribution Management System). Doanh nghiệp có thể sử dụng DMS như một giải pháp độc lập xử lý mọi hoạt động về hệ thống thông tin quản lý phân phối.
Một số tính năng nổi bật của DMS:
- Sử dụng công nghệ cloud-based hoặc web-based.
- Hỗ trợ trao đổi, chia sẻ thông tin, lịch làm việc, lập lịch, chia sẻ kế hoạch, tnh hình thực hiện kế hoạch.
- Tạo và gửi đơn đặt hàng bằng điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối 3G, Wifi hoặc qua tin nhắn SMS.
- Tự động gợi ý đơn hàng cho khách hàng, tự tính khuyến mại của đơn hàng.
- Kiểm tra tồn kho tại cửa hàng, tại công ty, lấy dữ liệu công nợ hiện tại.
Tuỳ theo từng nhu cầu và tính chất công việc, bạn sẽ tìm kiếm và chọn những phần mềm quản lý hệ thống phù hợp.