Tất tần tật những điều phải biết về bào tử nấm linh chi

10/30/2020 4:14:00 PM

Với nhiều lời tung hô, đồn đoán về công dụng thần kì của nó “gấp 70 – 75% so với tai nấm linh chi” thì dược liệu này đã gây ra một làn sóng tác động mạnh tới tâm lý người tiêu dùng. Có người tin tưởng, có người hoài nghi, có người vẫn chưa bao giờ nghe qua về chúng. Vậy hôm nay, Siêu thị Y tế sẽ cung cấp thông tin xác thực nhất tới bạn đọc về vấn đề này!

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một mặt hàng rất được người tiêu dùng quan tâm đó chính là

bao-tu-nam-linh-chi.PNG

Nấm linh chi đang trong giai đoạn phát tán bào tử – Ảnh: internet

Bào tử nấm linh chi thực ra là gì?

Như đã phân tích qua ở bài viết chi tiết về nấm linh chi, do thuộc họ nhà nấm nên hình thức sinh sản của nấm linh chi là phát tán bào tử ra môi trường bên ngoài. Đây có thể hiểu nôm na là “hạt giống” của loài thực vật này. 

Khi đạt tới thời điểm sinh sản nhất định, trên phần mũ của nấm linh chi sẽ xuất hiện những hạt bào tử với màu nâu đỏ. Các hạt này sẽ nhờ tác động của ngoại lực (như gió, nước, động vật hoặc do chính con người…) mà di chuyển khắp nơi. Nếu đến môi trường thích hợp thì chúng sẽ nảy mầm và phát triển thành nấm linh chi.

nam-linh-chi-va-bao-tu-nam-linh-chi.PNG

Nấm linh chi và bào tử bên trên (A), bào tử nấm linh chi dưới kính hiển vi (B) – Ảnh: internet

Về cảm quan, bào tử nấm linh chi rất mịn vì chúng rất nhỏ (5,5 – 10,2 μm). Kích thước của mỗi bào tử sẽ tùy thuộc vào khu vực chúng sinh trưởng mà chênh lệch chút ít, nhưng về cơ bản thì dược tính và cấu tạo đều như nhau. Điều đặc biệt là nó có đầy đủ dược tính của cây mẹ: polysaccharide, triterpen, acid amin, acid béo, vitamin… nhưng với hàm lượng nhiều hơn.

Về cấu tạo, chúng được bao bọc bởi hai lớp vỏ rất cứng (0,7 – 1,2 μm) nên khi đưa vào sử dụng cần có phương pháp thích hợp để hợp chất hấp thụ được vào cơ thể.

Phân loại bào tử nấm linh chi

Như vừa phân tích ở trên, do có cấu tạo vỏ kép nên trên thị trường hiện nay chúng ta sẽ bắt gặp hai dạng chính đó là bào tử nấm linh chi chưa phá vách và bào tử nấm linh chi đã phá vách.

1. Bào tử nấm linh chi chưa phá vách

Khi sử dụng bào tử loại này có một chút khó khăn trong quá trình hấp thụ nên người ta thường phải đun sôi chúng tầm 15 phút để làm lớp vỏ kép này trở nên mềm hơn. Sau đó uống vào và lợi dụng axit dạ dày để làm tan lớp vỏ, từ đó dược tính sẽ được hấp thụ vào máu một cách dễ dàng hơn.

Nhược điểm của bào tử dạng này là mất công ở giai đoạn làm mềm vỏ và hoạt chất không được hấp thụ triệt để. Cơ thể sẽ đào thải những bào tử chưa được hấp thụ hết hoạt chất ra ngoài gây lãng phí không đáng có.

nam-linh-chi-duoi-kinh-hien-vi.PNG

Bào tử nấm linh chi nhìn bằng mắt thường và dưới kính hiển vi – Ảnh: internet

2. Bào tử nấm linh chi đã phá vách

Bào tử nấm linh chi đã phá vách có cách sử dụng dễ dàng hơn vì bằng các kĩ thuật hiện đại người ta đã làm mất lớp vỏ dày cứngmà vẫn giữ nguyên hoạt chất cho chúng. Khi sử dụng vào cơ thể, hoạt chất của nó sẽ được hấp thụ hoàn toàn và không gây lãng phí.

Tiên tiến nhất ngày nay, người ta thường dùng phương pháp phân giải enzyme bằng nhiệt siêu thấp để loại bỏ lớp vỏ kép. Đặc điểm của cách này so với những phương pháp trước đây là kết quả thu được rất cao (đạt 98%) và không hề bị ảnh hưởng gì tới dược tính của bào tử.

Tuy nhiên, sau khi phá vách thì chỉ thu lại khoảng khoảng 70% trọng lượng so với ban đầu do có nhiều hạt bị lép và hạt bào tử sau khi phá vách rất dễ bị oxy hóa nếu không được bảo quản đúng. 

 bot-nam-linh-chi.PNG

Bào tử nấm linh chi trên tai nấm – Ảnh: internet

So sánh bào tử nấm linh chi với bột nấm linh chi và tai nấm linh chi

1. Về thành phần hoạt tính

Người ta tiến hành nghiên cứu dựa trên các loại nấm linh chi thông dụng và thu kết quả trên hai hoạt chất quan trọng nhất của nấm linh chi như sau: hoạt chất Triterpenes ghi nhận ở tai nấm linh chi ở mức từ 2443.1 ± 45.6mcg/g đến 4441.2 ± 328.4mcg/g, ở bào tử nấm linh chi thì con số này nằm khoảng 5549.2 ± 317.3mcg/g. Hoạt chất Polysaccharide ở mức gần như tương đương nhau trong bào tử lẫn tai nấm.

Từ đó có thể thấy, dược chất trong bào tử chỉ hơn khoảng 24% so với tai nấm linh chi, nếu được phá vách đúng chuẩn và sử dụng hợp lí con số này có thể tăng lên đôi chút.

Bột nấm linh chi là sản phẩm được nghiền nhỏ từ nấm linh chi nên những thông số trên cũng được áp dụng tương tự.

bot-nam-linh-chi-thuc-te.PNG

Bột nấm linh chi – Ảnh: internet

2. Về hình thức

Về hình thức bên ngoài thì bào tử và bột nấm linh chi gần giống với nhau, nếu không rành có thể gây nhầm lẫn cho người mua. Tuy nhiên, bột linh chi không mịn bằng bào tử linh chi do kích thước lớn hơn.

Bột nấm linh chi sẽ dính vào tay ít hơn khi bạn chạm vào do đó là linh chi nghiền nhuyễn. Nó cũng nhạt màu hơn bào tử linh chi do lẫn xác linh chi trong đó.

3. Về tính tiện dụng

So với tai nấm linh chi thì bào tử nấm linh chi, bột nấm linh chi dễ đưa vào sử dụng hơn mà không phải qua khâu thái lát hay xay nhuyễn. Chúng cũng dễ đóng gói hay phân túi nhỏ mà không chiếm quá nhiều diện tích.

Tác dụngcủa bào tử nấm linh chi

Vì có đầy đủ những thành phần dược tính của nấm linh chi nên bào tử của chúng cũng mang trong mình những giá trị dược liệu tương tự. Dù là y học cổ truyền hay y học hiện đại thì người ta cũng công nhận những giá trị không gì sánh bằng của chúng.

  • Theo Đông y, bào tử nấm linh chi có thể giúp bổ can chi, an thần, tăng trí nhớ, bồi bổ

    can khí, an thần, dưỡng não,

    thể lực và được sử dụng như một loại dược liệu giúp trị các bệnh đau đầu, mất ngủ, suy nhược cơ thể,…

  • Theo Tây y, chúng giúp ích cho các hoạt động của nhiều mọi hệ thống sinh học trên cơ thể như hệ miễn dịch, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ hô hấp nhằm bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu, chống mệt mỏi, chống ung thư, chống oxy hóa…

bao-tu-nam-linh-to-cho-suc-khoe.PNG

Bào tử nấm linh chi góp phần bảo vệ sức khoẻ con người – Ảnh: internet

Cách sử dụng bào tử nấm linh chi

Tương tự như nấm linh chi, bào tử nấm linh chi cũng được sử dụng với những cách chế biến quen thuộc. Người ta có thể pha chúng với nước sôi để uống hằng ngày như trà, hoà vào với rượu và sử dụng mà không cần qua công đoạn ngâm. Với những ai yêu thích làm đẹp, có thể áp dụng cách đắp mặt nạ sau khi kết hợp cùng sữa chua hoặc mật ong. Và cuối cùng, các bà nội trợ có thể thêm bào tử nấm linh chi vào cùng các nguyên liệu khác để chế biến nên những món ăn bổ dưỡng để bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh.

 tra-bao-tu-nam-linh-chi.PNG

Trà bào tử nấm linh chi – Ảnh: internet

 

Xem thêm:Nấm linh chi: Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Giá bào tử nấm linh chi

Đây chắc hẳn là phần người tiêu dùng rất quan tâm, Siêu thị Y tế cũng sẽ cung cấp thông tin để bạn đọc được rõ. Do quá trình thu hoạch bào tử của nấm cần có nhiều kĩ thuật và số lượng thu về rất ít nên giá của chúng thông thường sẽ hơn 5 – 8 lần so với tai nấm.

Bên cạnh đó, như phân tích ở trên thì giá bào tử được phá vách cũng ở mức rất cao so với loại chưa phá vách (thông thường là gấp đôi) nhưng để nhận biết loại đã được bóc tách là cực kỳ khó.

Người mua không thể nào phân biệt được đâu là loại bào tử chưa phá vách, đâu là loại đã phá vách. Đối với những người chưa rành về linh chi có thể bị nhầm lẫn với bột linh chi. Chính vì vậy, tìm một nơi uy tín để mua sản phẩm này là điều tối quan trọng.

 bao-tu-nam-linh-chi-khi-cham-tay-vao.PNG

Bào tử nấm linh chi khi chạm tay vào – Ảnh: internet

Qua thông tin trên, hy vọng bạn đọc có thể phần nào hình dung rõ về bào tử nấm linh chi. Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng và mang lại hiệu quả an toàn nhất, Siêu thị Y tế luôn mong muốn người tiêu dùng tìm được sản phẩm an toàn và tin cậy.

Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về nấm linh chi và các sản phẩm từ nấm linh chi, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0398883456 để được giải đáp. Với những trải nghiệm trong nghề nhờ thời gian dài cung cấp các sản phẩm từ linh chi cho thị trường, chúng tôi tin rằng Siêu thị Y tế sẽ cho bạn những thông tin đắt giá nhất cho quá trình chọn sản phẩm.

Xem thêm: 

Những thông tin cần phải biết về nấm linh chi

Cách chế biến nấm linh chi Hàn Quốc ngon miệng và tốt cho sức khỏe