“TẤT TẦN TẬT” CẤU TRÚC VIẾT LẠI CÂU CỰC KỲ HỮU ÍCH TRONG TIẾNG ANH

Viết lại câu không còn xa lạ với những người học tiếng Anh nữa. Nó xuất hiện trong các bài kiểm tra đánh giá năng lực và các cuộc giao tiếp hàng ngày. Vì vậy bạn cần nắm thật vững chủ điểm ngữ pháp này để có thể linh hoạt hơn trong giao tiếp và làm bài tập. Trong bài viết dưới đây, Langmaster sẽ tổng hợp lại cho bạn các cấu trúc viết lại câu thường dùng trong tiếng Anh.

Mục Lục

1. Cấu trúc viết lại câu được dùng khi nào?

Cấu trúc viết lại câu được sử dụng đa dạng trong nhiều trường hợp dưới đây:

  • Khi muốn dùng sang dạng khác của những từ ngữ có trong câu.

  • Cần sử dụng cấu trúc hoặc công thức mới trong tiếng Anh.

  • Bạn muốn chuyển câu từ dạng chủ động sang câu bị động.

  • Bạn muốn chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp.

  • Sử dụng trong trường hợp đảo ngữ.

2. Tổng hợp các cấu trúc câu viết lại câu sao cho nghĩa không đổi thông dụng

2.1. Cấu trúc viết lại câu “would rather”, “like…better than…”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa thích làm gì hơn làm gì.

Cấu trúc: 

doing sth to doing sth
⇔ would rather do sth than do sth, like sth/doing sth better than sth/doing sth

Ví dụ: I prefer cooking at home to eating out. = I would rather cook at home than eat out. = I like cooking at home better than eating out.
(Dịch: Tôi thích nấu ăn ở nhà hơn là ăn ở bên ngoài.) 

2.2. Cấu trúc viết lại câu “have a look at”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa nhìn vào.

To look at
⇔ to have a look at

Ví dụ: She looks at the beautiful house. = She has a look at the beautiful house.
(Dịch: Cô ấy nhìn vào ngôi nhà tuyệt đẹp.)

null

2.3. Cấu trúc viết lại câu “give thought to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa nghĩ về.

to think about
⇔ to give thought to

Ví dụ: I think he is emotionless. He never thinks about anyone else but himself. =  I think he is emotionless. He never gives a thought to anyone else but himself.
(Dịch: Tôi nghĩ anh ta vô cảm. Anh ta chẳng bao giờ nghĩ tới ai ngoài bản thân anh ta.)

2.4. Cấu trúc viết lại câu “be supposed to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa có nghĩa vụ làm gì.

It’s one’s duty to do sth
⇔ S + be + supposed to do sth

Ví dụ: It’s the student’s duty to finish all the homework before going to school. = Students are supposed to finish all the homework before going to school.
(Dịch: Học sinh có nghĩa vụ phải hoàn thành bài tập về nhà trước khi tới trường.) 

Xem thêm:

=> CẤU TRÚC BOTH AND TRONG TIẾNG ANH ĐẦY ĐỦ NHẤT

=> TẤT TẦN TẬT VỀ CẤU TRÚC REFUSE VÀ CÁCH PHÂN BIỆT VỚI DENY

2.5. Cấu trúc viết lại câu “have a determination to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa quyết tâm làm gì.

To be determined to
⇔ to have a determination to

Ví dụ: He is determined to break up with his girlfriend. = He has the determination to break up with his girlfriend.
(Dịch: Anh ấy quyết tâm chia tay với bạn gái.) 

2.6. Cấu trúc viết lại câu “have knowledge of”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa biết gì.

To know (about)
⇔ to have knowledge of

Ví dụ: It is necessary to know English.  = It is necessary to have knowledge of English.
(Dịch: Biết tiếng Anh thì quan trọng.)

null

2.7. Cấu trúc viết lại câu “no point in V-ing”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa không đáng, vô ích làm gì.

To be not worth doing sth
⇔ There is no point in doing sth

Ví dụ: 

It is not worth persuading him to give up. = There is no point in persuading him to give up.
(Dịch: Thuyết phục anh ấy từ bỏ thì là vô ích.)

2.8. Cấu trúc viết lại câu “have a tendency to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa có khuynh hướng, xu hướng.

to tend to
⇔ to have a tendency to

Ví dụ: People tend to eat more when the weather gets colder. = People have a tendency to eat more when the weather gets colder.
(Dịch: Mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn khi thời tiết trở nên lạnh hơn.) 

2.9. Cấu trúc viết lại câu “have intention of”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa có dự định làm gì.

To intend to + inf
⇔ to have an intention of + V-ing

Ví dụ: We intend to have a trip to Dalat this summer. = We have an intention of having a trip to Dalat this summer.
(Dịch: Chúng tôi dự định có một chuyến đi tới Đà Lạt vào mùa hè này.)

null

2.10. Cấu trúc viết lại câu “have a desire to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa có khao khát, mong muốn làm gì.

To desire to
⇔ have a desire to

Ví dụ: He desires to become a well-known singer someday. = He has a desire to become a well-known singer someday.
(Dịch: Anh ấy khao khát trở thành một ca sĩ nổi tiếng vào một ngày nào đó.)

2.11. Cấu trúc viết lại câu “manage to V”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa làm việc gì thành công.

To succeed in doing sth
⇔ manage to do sth

Ví dụ: That man succeeded in losing 15 weights. = That man managed to lose 15 weights.
(Dịch: Người đàn ông đó giảm thành công 15 cân.) 

2.12. Cấu trúc viết lại câu “have/express a wish”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa ao ước làm gì.

To wish
⇔ to have a wish / to express a wish

Ví dụ: He wishes he had enough money to buy a Porsche. = He had a wish to have enough money to buy a Porsche. = He expressed a wish to have enough money to buy a Porsche.
(Dịch: Anh ấy ước anh ấy có đủ tiền để mua một chiếc Porsche.)

2.13. Cấu trúc viết lại câu “pay sb a visit”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa tới thăm ai đó.

To visit Sb
⇔ to pay a visit to Sb / to pay Sb a visit

Ví dụ: I promise to visit you soon when you move to Hanoi. = I promise to pay a visit to you soon when you move to Hanoi. = I promise to pay you a visit soon when you move to Hanoi.
(Dịch: Tôi hứa sẽ tới thăm bạn sớm thôi khi bạn chuyển tới Hà Nội.) 

null

2.14. Cấu trúc viết lại câu “have a discussion about”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa thảo luận về cái gì đó.

To discuss Sth
⇔ to have a discussion about 

Ví dụ: Our boss will soon hold a meeting to discuss the future of the company. = Our boss will soon hold a meeting to have a discussion about the future of the company.
(Dịch: Sếp của chúng ta sẽ sớm tổ chức một cuộc họp để bàn luận về tương lai của công ty.)

2.15. Cấu trúc viết lại câu “be able to”, “be possible to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa có thể làm gì.

Can/Could
⇔ (to) be able to = It + be + possible for sb/sth + to V…

Ví dụ: My brother could read since he was four. = My brother has been able to read since he was four. = It was possible for my brother to read since he was four.
(Dịch: Anh trai tôi đã có thể đọc từ khi anh ấy bốn tuổi.)

2.16. Cấu trúc viết lại câu “make a decision to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa quyết định làm gì.

To decide to
⇔ to make a decision to

Ví dụ: We decided to go on a picnic this Saturday. = We made a decision to go on a picnic this Saturday.
(Dịch: Chúng tôi đã quyết định đi dã ngoại vào thứ Bảy này.)

Xem thêm: 

=> SIÊU HOT! TỔNG HỢP NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ BẢN TỪ A – Z

=> CÁC ĐỘNG TỪ, CỤM ĐỘNG TỪ THƯỜNG GẶP TRONG TIẾNG ANH

2.17. Cấu trúc viết lại câu “have a talk with”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa nói chuyện với ai đó.

To talk to
⇔ to have a talk with 

Ví dụ: I’m going to talk to my boss about his fraud. = I’m going to have a talk with my boss about his fraud.
(Dịch: Tôi chuẩn bị nói chuyện với Sếp của tôi về sự gian trá của anh ta.)

null

2.18. Cấu trúc viết lại câu “to be aware of”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa hiểu, nhận thức được cái gì.

Understand
⇔ to be aware of

Ví dụ: Children should understand the importance of the environment early. = Children should be aware of the importance of the environment early.
(Dịch: Trẻ em nên nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sớm.)

2.19. Cấu trúc viết lại câu “give an explanation of”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa giải thích cái gì.

To explain Sth
⇔ to give an explanation of

Ví dụ: Please allow me to explain everything. = Please allow me to give an explanation of everything.
(Dịch: Xin hãy cho phép tôi được giải thích mọi chuyện.) 

2.20. Cấu trúc viết lại câu “give sb a call”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa gọi điện cho ai đó.

To call Sb
⇔ to give Sb a call

Ví dụ: Lan called you at 5 p.m. but you were out. =  Lan gave you a call at 5 p.m. but you were out.
(Dịch: Lan đã gọi bạn lúc 5 giờ chiều nhưng bạn đã ra ngoài.)

2.21. Cấu trúc viết lại câu thích cái gì đó

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa thích cái gì đó.

Like
⇔ (to) be interested in = (to) have an interest in
⇔ Love = Enjoy = (to) be keen on = (to) be fond of = (to) be hooked on

Ví dụ: I like playing football. = I am interested in playing football. = I have an interest in playing football. = I love playing football. = I enjoy playing football. = I am keen on playing football. = I am fond of playing football. = I am hooked on playing football.
(Dịch: Tôi thích đá bóng.) 

2.22. Cấu trúc viết lại câu ghét cái gì đó

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa không thích cái gì đó.

Dislike
⇔ Not like = Hate = Detest = Not mind  = Ignore

Ví dụ: I dislike playing basketball. = I don’t like playing basketball. = I detest playing basketball. = I don’t mind playing basketball. = I ignore playing basketball.
(Dịch: Tôi không thích chơi bóng rổ.)

null

2.23. Cấu trúc viết lại câu bởi vì

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa bởi vì.

Because + clause
⇔ since/for + clause
⇔ because of/due to/owing to + N

Ví dụ: I don’t like wearing orange clothes because it makes my skin look darker. = I don’t like wearing orange clothes since it makes my skin look darker. = I don’t like wearing orange clothes because it makes my skin look darker. = I don’t like wearing orange clothes because of/due to/owing to the fact that it makes my skin look darker.
(Dịch: Tôi không thích mặc quần áo màu cam bởi vì nó khiến da tôi trông tối đi.)

2.24. Cấu trúc viết lại câu “have a drink”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa uống cái gì đó.

To drink
⇔ to have a drink of

Ví dụ: I’m thirsty. May I drink water? = I’m thirsty. May I have a drink of water?
(Dịch: Tôi khát quá. Tôi có thể uống nước được không?) 

2.25. Cấu trúc viết lại câu dường như

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa dường như, có vẻ như là.

It seems that
⇔ it appears that = it is likely that = it looks as if/ as though

Ví dụ: It seems that this tree is going to die. = It is likely that this tree is going to die. = It looks as if/as though this tree is going to die.
(Dịch: Có vẻ như cái cây này sắp chết.)

2.26. Cấu trúc viết lại câu have a photograph of

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là chụp hình cái gì đó.

To photograph
⇔ to have a photograph of

Ví dụ: My father photographs the beautiful river. = My father has a photograph of the beautiful river.
(Dịch: Bố tôi chụp ảnh một con sông tuyệt đẹp.) 

null

2.27. Cấu trúc viết lại câu “give a cry”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là khóc.

To cry
⇔ to give a cry

Ví dụ: The little girl fell over and began to cry. = The little girl fell over and began to give a cry.
(Dịch: Cô gái nhỏ ngã và bắt đầu khóc.)

2.28. Cấu trúc viết lại câu “give a laugh at”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là cười nhạo.

To laugh at
⇔ to give a laugh at

Ví dụ: It is a great art to laugh at your own misfortune. = It is a great art to give a laugh at your own misfortune.
(Dịch: Tự cười nhạo về chính sự kém may mắn của bản thân là một nghệ thuật lớn.) 

2.29. Cấu trúc viết lại câu “give sb a welcome”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là chào đón ai đó.

To welcome Sb
⇔ to give Sb a welcome 

Ví dụ: My mother welcomed the students into our home. = My mother gives her students a welcome into our home.
(Dịch: Mẹ tôi chào đón các học sinh của bà ấy vào nhà.)

Xem thêm:

=> CẤU TRÚC SO FAR: CÁCH DÙNG VÀ BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN

=> TẤT TẦN TẬT VỀ CẤU TRÚC CAUSE TRONG TIẾNG ANH

2.30. Cấu trúc viết lại câu “give sb a kiss”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là hôn ai đó.

To kiss Sb
⇔ to give Sb a kiss

Ví dụ: She kissed me goodbye. = She gave me a kiss goodbye.
(Dịch: Cô ấy hôn tôi tạm biệt.)

2.31. Cấu trúc viết lại câu “give sb a ring”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là gọi điện thoại cho ai đó.

To ring Sb up
⇔ to give Sb a ring

Ví dụ: I’ll ring you up later. = I’ll give you a ring later.
(Dịch: Tôi sẽ gọi lại bạn sau.)

2.32. Cấu trúc viết lại câu “give a warning”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là báo động, cảnh báo nguy hiểm.

To warn
⇔ to give (sb) a warning

Ví dụ: I warned you that the stove was still hot. = I gave you a warning that the stove was still hot.
(Dịch: Tôi đã cảnh cáo bạn là lò nướng vẫn còn đang nóng rồi.)

2.33. Cấu trúc viết lại câu mặc dù

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là mặc dù, bất chấp.

Although/Even though + clause
⇔ Despite/In spite of + N/the fact that + clause

Ví dụ: Although/Even though she is young, she has become a CEO of a successful start-up company. = Despite/In spite of her young age, she has become a CEO of a successful start-up company. = Despite/In spite of the fact that she is young, she has become a CEO of a successful start-up company.
(Dịch: Mặc dù cô ấy trẻ tuổi, cô ấy đã trở thành CEO của một công ty khởi nghiệp thành công.)

2.34. Cấu trúc viết lại câu “make an effort/attempt to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là cố gắng làm gì đó.

To try to (+inf)
⇔ to make an effort to/ to make an attempt to

Ví dụ: I will try to finish the assignment by midnight. = I will make an effort to finish the assignment by midnight. = I will make an attempt to finish the assignment by midnight.
(Dịch: Tôi sẽ cố gắng hoàn thành bài tập này trước nửa đêm.)

null

2.35. Cấu trúc viết lại câu “have a meeting with sb”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là gặp ai đó.

To meet Sb
⇔ to have a meeting with Sb

Ví dụ: I have never met this girl before. = I have never had a meeting with this girl before.
(Dịch: Tôi chưa từng gặp cô gái này trước đây.)

2.36. Cấu trúc viết lại câu “be used/accustomed to”

Cấu trúc viết lại câu mang nghĩa là quen với việc làm gì (trong quá khứ).

S + often + V
S + be used to +Ving /N = S + be accustomed to + Ving

In the past, Lan often cried when she dealt with difficulties = In the past, Nana is used to crying when she dealt with difficulties = In the past, Lan is accustomed to crying when she dealt with difficulties.
(Dịch: Trong quá khứ, Lan thường khóc mỗi khi cô ấy đối mặt với các khó khăn.)

ĐĂNG KÝ NGAY:

3. Cấu trúc viết lại câu điều kiện

3.1. Viết lại câu điều kiện bằng cách đảo ngữ

a. Câu điều kiện loại 1

Khi sử dụng ở dạng đảo ngữ, câu điều kiện loại 1 sẽ mang nghĩa trang trọng, lịch sự hơn, đặc biệt là khi nhờ vả hay yêu cầu ai đó. 

  • If + S1 + V (thì hiện tại đơn), S2 + will/can/should … + V (nguyên thể).
    ⇔ Should + S1 + (not)+ V (hiện tại), S2 + will/can/should … + V (nguyên thể).
  • If + S1 + am/ is/ are (not) + adj/N phrase, S2 + will/can/should … + V (nguyên thể).
    ⇔ Should + S1 + (not) + be + adj/N phrase, S2 + will/can/should … + V (nguyên thể).

Ví dụ: 

  • If you decide to sell the house, I will help you find a better one.

    Should you decide to sell the house, I will help you find a better one.

    (Dịch: Nếu bạn bán căn nhà, tôi sẽ giúp bạn tìm căn tốt hơn.)

  • If you are busy today, we will cancel the football match.

    Should you be busy today, we will cancel the football match.

    (Dịch: Nếu bạn bận hôm nay, chúng ta sẽ huỷ trận bóng.)

=>CHỈ 5 PHÚT DÙNG ĐƯỢC HẾT MỌI CẤU TRÚC IF, CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG ANH

null

b. Câu điều kiện loại 2

Khi sử dụng ở dạng đảo ngữ, câu điều kiện loại 2 sẽ để chỉ thái độ tiếc nuối, phù hợp với các trường hợp người nói cần đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, không mang tính áp đặt hay ép buộc.

  • If + S1 + V (quá khứ đơn), S2 + would/could/might/ … + V (nguyên thể)
    ⇔ Were + S1 + (not) +  to V (nguyên thể), S2 + would/could/might/ … + V (nguyên thể)
  • If + S1 + were (not), S2 + would/could/might/ … + V (nguyên thể)
    ⇔ Were + S1 + (not) + O, S2 + would/could/might/ … + V (nguyên thể)

Ví dụ: 

  • If I had time, I would stay here longer.

    ⇔ Were I to have time, I would stay here longer.

    (Dịch: Nếu tôi có thời gian, tôi sẽ ở lại đây lâu hơn.) 

  • If I were you, I would stop talking to her.

    ⇔ Were I you, I would stop talking to her.

    (Dịch: Nếu tôi là bạn, tôi sẽ dừng nói chuyện với cô ta.)

null

c. Câu điều kiện loại 3

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3 sẽ dùng để nhấn mạnh vào mệnh đề chính. 

  • If + S1 + had + Vpp, S2 + would/could/might/ … + have + Vpp.

    Had + S1 + (not) + Vpp, S2 + would/might/could … + have + Vpp.

  • If + S1 + had (not) been + adj/N phrase, S2 + would/could/might/ … + V (nguyên thể)

    Had + S1 + (not) + been + adj/N phrase, S2 + would/could/might/ … + have + Vpp.

Ví dụ: 

  • If I had studied harder, I could have passed the exam.

    ⇔ Had I studied harder, I could have passed the exam.

    (Dịch: Nếu tôi học hành chăm chỉ hơn, tôi đã có thể vượt qua bài kiểm tra.) 

  • If she had been taller, she would have entered a beauty pageant.

    ⇔ Had she been taller, she would have entered a beauty pageant.

    (Dịch: Nếu cô ấy cao hơn, cô ấy đã có thể tham gia một cuộc thi sắc đẹp.)

null

d. Câu điều kiện loại 0

Đảo ngữ câu điều kiện loại 0 được dùng để thể hiện ý nghĩa nhấn mạnh sự tiếc nuối về một hành động trong quá khứ nhưng kết quả còn ảnh hưởng đến hiện tại

If + S1 + had + Vpp, S2 + would/might/could… + V (nguyên thể)
Had + S1 + (not) + Vpp, S2 + would/might/could + V (nguyên thể)

Ví dụ: 

If Jane had prepared more carefully before the trip, she wouldn’t be late for the flight now.
⇔ Had Jane prepared more carefully before the trip, she wouldn’t be late for the flight now.
(Dịch: Nếu Jane chuẩn bị kỹ càng hơn trước chuyến đi, cô ấy đã không trễ chuyến bay vào lúc này.)

null

3.2. Viết lại câu điều kiện với Unless

Unless có thể được sử dụng để thay thế If… not trong tất cả mọi loại câu điều kiện để thể hiện nghĩa nếu… không.
Unless ⇔ If… not

Ví dụ: 

If you do not stop making noise, I will tell our teacher!
⇔ Unless you stop making noise, I will tell our teacher!
(Dịch: Nếu cậu không dừng làm ồn, tớ sẽ mách cô giáo đó!)

3.3. Viết lại câu điều kiện mang nghĩa “Nếu không có” hoặc “Nếu không bởi vì”

a. Sử dụng “Without”

Ta có thể sử dụng “Without + N” để thể hiện ý nghĩa giả định kết quả sẽ thay đổi ra sao nếu mệnh đề điều kiện xảy ra. 

Ví dụ: 

If the old man weren’t prosperous, that woman wouldn’t marry him.
⇔ Without the old man’s prosperity, that woman wouldn’t marry him.
(Dịch: Nếu người đàn ông già đó không giàu có, người phụ nữ đó sẽ không cưới anh ta.)

b. Sử dụng “But for”

Ta có thể sử dụng “But for + N” để thể hiện thái độ biết ơn, cảm kích hoặc nhấn mạnh sự quan trọng của sự việc được nhắc tới trong mệnh đề điều kiện. (Lưu ý: chỉ sử dụng trong câu điều kiện loại 2 và 3)

Ví dụ:

If it weren’t for her help, I couldn’t finish the project.
⇔ But for her help, I couldn’t finish the project.
(Dịch: Nếu không có sự giúp đỡ của cô ấy, tôi đã không thể hoàn thành dự án.)

4. Cách viết lại câu bị động, chủ động của một số thì thông dụng 

Cấu trúc chung: 

Bị động: S + be + Vpp.
Chủ động: S + V + O. 

null

4.1. Các thì hiện tại

a. Hiện tại đơn

Bị động: S + Be + V3 (by O)
Chủ động: S + V + O 

Ví dụ: The little tree is planted by my mom.
⇔ My mom plants the little tree.
(Dịch: Mẹ tôi trồng cái cây nhỏ.)

b. Hiện tại tiếp diễn

Bị động: S + am/is/are + being + V3 (by O)
Chủ động: S + am/is/are + Ving + O  

Ví dụ: English exercises are being done by students.
⇔ Students are doing English exercises.
(Dịch: Học sinh đang làm bài tập tiếng Anh.)

c. Hiện tại hoàn thành

Bị động: S + have/has + been + V3 (by O)
Chủ động: S + have/has + V3 + O  

Ví dụ: My wallet has been stolen.
⇔ Someone has stolen my wallet.
(Dịch: Ai đó đã lấy cắp ví của tôi.)

4.2. Các thì quá khứ

a. Quá khứ đơn

Bị động: S + was/were + V3 (by O)
Chủ động: S + Ved + O

Ví dụ: A letter was written by my brother last night.
⇔ My brother wrote a letter last night..
(Dịch: Em trai tôi viết một bức thư vào tối qua.)

b. Quá khứ tiếp diễn

Bị động: S + was/were + being + V3 (by O)
Chủ động: S + was/were + Ving + O

Ví dụ: The computer was being used by Kim at 10 p.m. yesterday.
⇔ Kim was using the computer at 10 p.m. yesterday.
(Dịch: Kim đang sử dụng máy tính vào lúc 10 giờ tối hôm qua.)

c. Quá khứ hoàn thành

Bị động: S + had + been + V3 (by O)
Chủ động: S + had + V3 + O

Ví dụ: The tree had been chopped down. 
⇔ People had chopped down the tree.
(Dịch: Mọi người đã đốn cái cây.)

4.3. Các thì tương lai

a. Tương lai đơn

Bị động: S + will + be + V (by O)
Chủ động: S + will + V + O

Ví dụ: A new backpack will be bought.
⇔ I will buy a new backpack.
(Dịch: Tôi sẽ mua một chiếc ba lô mới.)

b. Tương lai hoàn thành

Bị động: S + will have + been + V3 (by O)
Chủ động: S + will have + V3 + O

Ví dụ: The report will have been finished by this time tomorrow.
⇔ She will have finished the report by this time tomorrow.
(Dịch: Cô ấy sẽ đã hoàn thành báo cáo vào giờ này ngày mai.) 

XEM THÊM: 

⇒ CÂU BỊ ĐỘNG (PASSIVE VOICE): ĐỊNH NGHĨA, CẤU TRÚC, BÀI TẬP ĐẦY ĐỦ NHẤT 

5. Cách viết lại câu trực tiếp, gián tiếp 

Khi viết lại câu trực tiếp thành câu gián tiếp, chúng ta cần chuyển nội dung tường thuật về phía sau câu nói và hạ động từ của nó xuống một bậc quá khứ và chuyển đổi đại từ sao cho phù hợp. 

5.1. Viết lại câu trực tiếp gián tiếp dạng câu trần thuật (câu kể) 

Cấu trúc: S + say(s)/said/tell(s)/told… + (to sb) + (that) + S + V + … 

Lưu ý: 

  • says/say to + O → tells/tell + O

  • said to + O → told+O

Ví dụ: Minh said to me “I have never been to Hanoi.” ⇔ Minh said to me that he had never been to Hanoi.
(Dịch: Minh nói với tôi rằng anh ấy chưa bao giờ tới Hà Nội.)

5.2. Viết lại câu trực tiếp gián tiếp dạng câu mệnh lệnh/yêu cầu

Cấu trúc: S + told/required/ordered… + O + not to V (nguyên thể).

Ví dụ: 

“Submit the homework by 5 p.m.”, our teacher said to us. ⇔ Our teacher told us to submit the homework by 5 p.m.
(Dịch: Giáo viên nói với chúng tôi rằng hãy nộp bài về nhà trước 5 giờ chiều.”

“Do not make noise when I’m working!”, my father said to my brother. ⇔ My father ordered my brother not to make noise when he was working.
(Dịch: Bố tôi yêu cầu em trai tôi không làm ồn khi ông ấy đang làm việc.) 

5.2. Viết lại câu trực tiếp gián tiếp dạng câu hỏi 

a. Câu hỏi Yes/No

Cấu trúc: S + asked (+O)/wondered/inquired/wanted to know/… + if/whether + S + V

Ví dụ: Lan asked “Do you like coffee?” ⇔ Lan asked if/whether I liked coffee.
(Dịch: Lan hỏi liệu tôi có thích cà phê không.”

b. Câu hỏi WH

Cấu trúc: S + asked (+O)/wanted to know/required/wondered/… + Wh-words + S + V.

Ví dụ: “When will you go to school?”, my mom asked me ⇔ My mom asked me when I would go to school.
(Dịch: Mẹ hỏi tôi khi nào tôi đến trường.)

5.3 Viết lại câu trực tiếp gián tiếp dạng câu cảm thán 

Cấu trúc: S + said/told/exclaimed + that + S + V + O.

Ví dụ: “What a beautiful dress you have!”, Chau said. ⇔ Chau said what a beautiful dress I had.
(Dịch: Châu bảo rằng tôi có chiếc váy thật đẹp.)

XEM THÊM: 

⇒ TỪ A-Z CẤU TRÚC CÂU GIÁN TIẾP, TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG ANH CẦN NHỚ

null

6. Cách viết lại câu trong tiếng Anh

Để viết lại cấu trúc câu trong tiếng Anh không gặp khó khăn, bạn cần nắm được ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và càng nhiều cấu trúc ngữ pháp càng tốt. Sau đó là luyện tập hàng ngày. Dưới đây là 4 bước để bạn viết lại câu nhanh và chuẩn nhất.

Bước 1: Đọc kỹ và hiểu tận tình ý nghĩa của câu cho trước. Bạn cần quan tâm đến chủ ngữ, động từ trung tâm và những từ khóa chính. Sau đó phân tích và xác định cấu trúc của câu gốc.

Bước 2: Sử dụng những từ cho trước để xác định kiểu câu mình sẽ viết lại mà vẫn giữ nguyên được nội dung.

Bước 3: Viết lại thành câu mới hoàn chỉnh có đầy đủ chủ ngữ và động từ trung tâm mới. Cần quan tâm đến vị trí cũng như sự thay đổi của các cụm từ mang ý nghĩa tương đương.

Bước 4: Đọc và soát lỗi chính tả.

7. Bài tập viết lại câu có đáp án 

7.1. Bài tập

Bài 1: Luyện tập cấu trúc viết lại câu

1. My father used to play volleyball when he was young.

=> My father doesn’t…………………………………….

2. “Let’s go running”.

=> She suggests…………………………………… …

3. Lan gave me a dress on my birthday.

=> I was……………………………………….. ……………

4. “Would you like lemonade?”

=> She………………………………………… ……………

5. I last saw Hoang Anh when I was in Ho Chi Minh City.

=> I haven’t seen……………………………………….

6. I got lost because I didn’t have a map.

=> If I had………………………………………..….

7. It is a four-hour drive from Quang Ninh to Ha Noi.

=> It takes……………………………………… ……

Bài 2: Viết lại câu không thay đổi nghĩa 

1. Quan has learned English for 15 years 

2. Thanh speaks so softly that we can’t hear anything 

3. Because he is absent from school 

4. It was an interesting film 

5. I don’t think he loves me 

6. I work hard because I want to exceed KPIs.

7. I am too fat to wear that dress.

8. This song is so bad that I can’t listen anymore.

7.2. Đáp án

Bài tập 1

1. My father doesn’t play volleyball anymore.

2. She suggests going running.

3. I was given a dress on my birthday.

4. He invited me for lemonade.

5. I haven’t seen Hoang Anh since I was in Ho Chi Minh City.

6. If I had had a map, I wouldn’t have gotten lost.

7. It takes four hours to drive from Quang Ninh to Ha Noi.

Bài tập 2

1. It takes him 15 years to learn English.

2. Thanh does not speak softly.

3. Because of his absence from school.

4. What an interesting film!

5. At no time do I think he loves me.

6. I work hard to exceed KPIs.

7. I’m not thin enough to wear that dress.

8. This song is too bad for me to listen to anymore.

Bài viết trên đây, Langmaster đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn những cấu trúc viết lại câu tiếng Anh thông dụng nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc học tiếng Anh. Đừng quên cập nhật những kiến thức liên quan hàng ngày trên website của Langmaster nhé!